PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRANG TRẠI VINH SƠN- VIỆT LONG – SÓC SƠN – HÀ NỘILONG – SÓC SƠN – HÀ NỘI
4.1.1 Giới thiệu về trại Vinh Sơn Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội
Trại lợn Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội nằm trên địa bàn xã Việt Long huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Xung quanh trại là đồng ruộng cách khu dân cư 2km, tổng diện tích trại là 5ha. Trong đó 2ha dùng thả cá, 1,5ha được sử dụng để chăn nuôi, còn lại là diện tích trống và nhà ở cho công nhân ở trại.
Trong khu chăn nuôi có 2 dãy chuồng lợn nái đẻ và lợn nái mang thai, một kho cám, hai dãy chuồng lợn nuôi lợn thịt, một gian để thuốc và hóa chất, dụng cụ cho chăn nuôi.
Tại mỗi ô chuồng đều có hệ thống máng uống tự động, máng ăn tự động, chuồng nái và hậu bị được tách riêng với chuồng lợn nuôi lấy thịt.
Hệ thống nước được lọc và dẫn theo đương ống đến từng ô chuồng, có van đóng mở tự động khi lợn uống. Hệ thống máng ăn bằng inox, và nhôm thiết kế tùy kiểu chuồng nuôi, vệ sinh dễ dàng.
4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn của trại
Trại Vinh Sơn Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội là trại được thành lập từ năm 2005, cơ sở vật chất của trại ngày càng được nâng cấp, các dãy chuồng, ô chuồng đều được thiết kế hiện đại.
Trại có hai khu để bảo quản và dự trữ thức ăn. Thức ăn cho lợn là cách loại cám dạng viên. Lứa tuổi khác nhau, các loại lợn khác nhau thì dùng các loại cám khác nhau.
Chúng tôi tiến hành cơ cấu đàn lợn trong 3 năm (2008 – 2010).
Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ cấu của trại lợn Vinh Sơn trong 3 năm 2008 – 2010.
Năm
Loại lợn 2008 2009 2010
Lợn đực giống (con) 2 2 2
Lợn nái sinh sản (con) 62 60 52
Lợn hậu bị (con) 12 10 8
Lợn thịt và lợn con (con) 648 586 538
Tổng 724 658 600
(nguồn thống kê của trại ) Qua bảng 4.1 cho ta thấy số đầu lợn của trại từ năm 2008– 2010 có xu hướng giảm.do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình hình dịch bệnh.
Năm 2008 là 724 con, năm 2009 là 658 con. Đến năm 2010 thì có xu hướng giảm, số con đó là 600 con.
Lợn con theo mẹ nuôi đến 21 ngày tuổi chuyển sang nuôi ở chuồng lợn con cai sữa. lợn này khoảng 30 – 39 ngày tuổi đạt trung bình 20kg/con được chuyển xuống chuồng nuôi lợn choai, lợn thịt. Với lợn choai đạt từ 23 – 32kg/con. Lợn thịt nuôi khoảng 80kg/con là xuất.
Lợn hậu bị mua về được nuôi ở chuồng cách ly, khoảng 30 ngày chuyển sang chuồng nuôi hậu bị, khi đạt 90kg/ con chuyển sang chuồng nuôi chờ phối giống. Lợn nái sinh sản sau khi tách con được chuyển xuống chuồng lợn nuôi chờ phối, thường nuôi 10 – 14 ngày cho lợn phối giống, lợn nái trước khi đẻ 1 tuần thì chuyển lên chuồng nuôi lợn đẻ. Trong các dãy chuồng nuôi lợn nái có ô chuồng nuôi lợn đực.
4.1.3 Công tác phòng bệnh.
Trại chăn nuôi Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội thực hiện quy trình vệ sinh thú y nghiêm ngặt, với mục đích “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nên công tác phòng bệnh được tập trung chủ yếu vào khâu vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vacxin.
+ Vệ sinh phòng bệnh :
Nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn gia súc. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh chuồng trại…thì cải thiện bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được trại quan tâm.
Việc vệ sinh trước khi vào chuồng nuôi được quan tâm và thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế mức thấp nhất mầm bệnh đưa vào khu vực chuồng nuôi, mọi người trước khi vào chuồng nuôi phải thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng và đi qua vôi bột rắc ở trước của cổng trại.
Về mùa hè việc thu dọn phân được thực hiện 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều, về mùa đông dọn phân 1 lần/ ngày. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa.
Lợn con cai sữa chỉ được tắm rửa vào những hôm trời nóng nực (34 – 380C). Ở các chuồng nuôi được định kỳ tiêu độc bằng ziodine vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần kết hợp với phát quang bụi rậm xung quang chuồng trại và tiêu diệt chuột.
Với lợn nái sau khi tách con được được đưa vào chuồng nuôi chờ phối. Các ô chuồng chờ đẻ được cọ rửa bằng nước sạch, khi khô phun bằng zodine tiêu độc và để trống chuồng sau 1 tuần thì đưa lợn nái chờ đẻ khác lên.
Lợn sau cai sữa khi nuôi đến 20kg/ con thì chuyển xuống chuồng nuôi lợn choai, lợn thịt và tiêu độc các ô chuồng đó để chờ chuyển lợn mới lên. Đối với chuồng nuôi lợn choai và lợn thịt sau khi suất hết lợn được quét dọn phân và rửa nền chuồng, chân tường rồi được rắc vôi sau đó tiêu độc bằng iodine.
Việc giữ thông thoáng khu chăn nuôi là rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp còn giải phóng khí độc do phân, nước tiểu của lợn thải ra. Vào mùa hè những hôm nhiệt độ cao 34 – 380C sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như tăng trưởng và phát triển của đàn lợn. Ở trại có hệ thống chống nóng gồm: hệ thống quạt gió, vòi phun nước…
Đối với lợn con, khả năng điều tiết thân nhiệt còn kém, nhất là lợn con mới sinh, khi nhiệt độ xuống thấp việc sưởi ẩm cho lợn là cần thiết. Ở mỗi ô chuồng
cho lợn đẻ đều có trang bị hệ thống lồng úm được làm bằng gỗ, trong có treo đèn hồng ngoại công suất từ 80 – 200W đảm bảo duy chì thân nhiệt cho lợn con.
+ Phòng bệnh bằng vacxin :
Trại chăn nuôi Vinh Sơn _ Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội có quy trình phòng bệnh tương đối hiệu quả. Bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, việc phòng bệnh bằng vacxin luôn được coi trọng và đặt lên hằng đâu, nêu cao mục tiêu phòng hơn chống.
Tiêm phòng vacxin là phương pháp tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc chống lại mầm bệnh. Hiệu quả của vacxin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ dùng vacxin tiêm cho lợn ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt không mặc mầm bệnh truyền nhiễm khác, tỷ lệ phòng đạt 100%. Vacxin tiêm ở bắp.
Bảng 4.2 Quy trình phòng bênh cho đàn lợn tại trại Việt Long
Ngày tuổi Loại thuốc – vacxin Bệnh phòng Liều lượng (ml/ con )
3 Fe Thiếu Fe 3
7 Respisure Suyễn lợn 2
21 Phó thương hàn Phó thương hàn ( lần 1) 1 28 Phó thương hàn Phó thương hàn ( lần 2) 1
35 Dịch tả lợn Dịch tả lợn ( lần 1) 1
75 Dịch tả lợn Dịch tả lợn ( lần 2) 1
Bảng 4.3 Tiêm phòng cho lợn hậu bị Thời điểm trước phối
giống (tuần ) Loại thuốc – vacxin Bệnh phòng Liều lượng ( ml/ con)
6 PR vac Plus Giả dại 2
5 Dịch tả lợn Dịch tả lợn 2
Lở mồm long móng Lở mồm long
móng 2
4 Respisure Suyễn lợn 2
3 Farrowsure B Sảy thai, khô thai 5
(nguồn thống kê của trại ) Bảng 4.4 Lịch tiêm phòng cho lợn nái
Thời gian trước đẻ
( tuần ) Loại thuốc – vacxin Bệnh phòng
Liều lượng ( ml/ con )
6 Litter Guard LTC E.coli 2
5 Respisure Suyễn 2
3 Litter Guard LTC E.coli 2
2 tuần trước khi đẻ Farrowsure B Sảy thai, khô thai 3 (nguồn thống kê của trại )
Nhìn chung vacxin phòng bệnh của trại chủ yếu là vacxin ngoại (trừ vacxin dịch tả lợn, phó thương hàn dùng cho lợn con), do mức độ bảo hộ của vacxin cao, lịch tiêm phòng chặt chẽ nên các bệnh truyền nhiễm ít xảy ra.