NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 12 cơ bản full (Trang 163 - 167)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí.

- Biết cách nhận biết các chất khí CO2, SO2, H2S, NH3.

2. Kĩ năng: làm thí nghiệm thực hành nhận biết một số chất khí.

3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.

II. TRỌNG TÂM:

- Nguyên tắc chung và cách để nhận biết chất khí.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Hệ thống bài tâp. Máy chiếu - HS: học bài

IV. PHƯƠNG PHÁP:

- Gv đặt vấn đề

- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv V. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:

1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện, nhắc nhở nội quy và các an toàn khi tiến hành thí nghiệm.

2. Kiểm tra bài cũ: Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một cation sau: Ba2+, Al3+, NH+4. Trình bày cách nhận biết chúng.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

- Gv phát vấn học sinh về nội dung kiến thức và điền vào bảng

I. Ki ến thức cần nhớ:

Nhận biết một số chất khí

Khí Phương pháp vật lí Phương pháp hoá học

CO2 Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư.

SO2 Nhạt mầudung dịch nước Br2 dư.

H2S Mùi trứng thối. Tạo được kết tủa đen với ion Cu2+ và Pb2+.

NH3 Mùi khai. Làm giấy quỳ tím ẩm hoá xanh.

Hoạt động 2

- GV lưu ý HS đây là bài tập chứng tỏ sự có mặt của các chất nên nếu có n chất thì ta phải chứng minh được sự có mặt của cả n chất.

Dạng bài tập nay khác so với bài tập nhận biết (nhận biết n chất thì ta chỉ cần nhận biết được n – 1 chất).

- HS giải quyết bài toán dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV: nhận xét, đánh giá.

II. Bài t ập:

Bài 1: Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2và H2. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có mặt từng khí đó.

Viết PTHH của các phản ứng.

Giải

- Cho hỗn hợp khí đi qua nước Br2 dư, thấy nước Br2 bị nhạt màu chứng tỏ có khí SO2.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (1) - Khí đi ra sau phản ứng tiếp tục dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có kết tủa trắng chứng tỏ có khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2) - Khí đi ra sau phản ứng (2) dẫn qua ống đựng CuO đun nóng thấy tạo ra Cu màu đỏ chứng tỏ có khí H2.

CuO + H2 t0 Cu + H2O

Bài 2: Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng

A. nước Br2 và tàn đóm cháy dở.

B. nước Br2 và dung dịch Ba(OH)2. C. nước vôi trong và nước Br2.

D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.

Bài 3: Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2

có thể dùng

A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước Br2.

B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.

C. dung dịch Na2CO3 và nước Br2. D. tàn đóm cháy dở và nước Br2.

4. CỦNG CỐ: trong từng bài tập VI. DẶN DÒ:

1. HS về nhà làm bt trong sgk.

2. CHUẨN BỊ CHO BÀI: LUYỆN TẬPCHUNG 3. VII. RÚT KINH NGHI ỆM

Tiết 64: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm nhận biết.

3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.

II. TRỌNG TÂM:

- Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Hệ thống bài tâp. Máy chiếu

- HS: chuẩn bị bảng tổng kết cách nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.

IV. PHƯƠNG PHÁP:

- Gv đặt vấn đề

- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv V. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:

1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện, nhắc nhở nội quy và các an toàn khi tiến hành thí nghiệm.

2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

- Gv phát vấn học sinh về nội dung kiến thức. Yêu cầu học sinh nắm vững

Hoạt động 2

- GV đưa bài cho các nhóm

- HS: Thảo luận, lên bảng, hs khác nhận xét, bổ sung

- GV: Nhận xét, đánh giá

I. Ki ến thức cần nhớ: sgk

II. Bài tập:

Bài 1: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không có nhãn: ZnSO4, Mg(NO3), Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng

A. quỳ tím B. dd NaOH C. dd Ba(OH)2 D. dd BaCl2

Bài 2: Để phân biệt các dung dịch trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hoá học, có thể dùng

A. dd NaOH B. dd NH3 C. dd Na2CO3 D. quỳ tím Bài 3: Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3

có thể chỉ cần dùng

A. dd HCl B. nước Br2 C. dd Ca(OH)2 D. dd H2SO4

Bài 4: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Hoá chất nào sau đây có thể khử được Cl2 một cách tương đối an toàn ?

A. Dung dịch NaOH loãng. B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3.

C. Dùng khí H2S. D. Dùng khí CO2.

Bài 5: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí: O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.

Giải:

O2, O3, NH3, HCl và H2S quú tÝm Èm

O2, O3, H2S

HCl NH3

Pb2+

H2S O2, O3

tàn đóm đỏ O2

4. CỦNG CỐ: trong từng bài tập VI. DẶN DÒ:

VII. RÚT KINH NGHI ỆM:

Chương 8: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 12 cơ bản full (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w