Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cây tái sinh
3.3.1. Ảnh hưởng của địa hình
Yếu tố địa hình bao gồm: vị trí tuơng đối (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi), độ dốc, hướng phơi... Để nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí địa hình đến tái sinh tự nhiên, chúng tôi đã thực hiện 6 tuyến điều tra nhƣ sau:
- Tuyến 1: Nằm ở khu vực chân đồi phía sau thôn Pèng, thôn Cáng, xã Hợp Thành khoảng 1 km, dài 2 km dọc theo độ cao 650 m.
- Tuyến 2: Sườn đồi, dài 2km, dọc theo sườn trên độ cao 700-800 m chạy song song và cách tuyến 1 là 50m
- Tuyến 3: Đỉnh đồi, dọc theo đỉnh các sườn núi thuộc khu vực xã Hợp Thành trên độ cao 800 – 900 m.
- Tuyến 4: Nằm ở khu vực chân đồi phía sau thôn Phìn Hồ, xã Tả Phời khoảng 1 km, dài 2 km dọc theo độ cao 650 - 750 m.
- Tuyến 5: Sườn đồi, dài 2km, dọc theo sườn trên độ cao 800 - 900m chạy song song và cách tuyến 4 là 100 m
- Tuyến 6: Đỉnh đồi, dọc theo đỉnh các sườn núi thuộc khu vực xã Tả Phời trên độ cao 900 – 1.000 m.
Mỗi tuyến đã điều tra 3 OTC 1.600m2 (40x40m) và 99 ô dạng bản 4m2 (2x2m). Nhƣ vậy, tổng số chúng tôi đã điều tra đƣợc 18 OTC, 594 ô dạng bản.
Do thảm thực vật trong khu vực là rất đa dạng, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến số lượng và chất lượng cây tái sinh trên đối tƣợng là rừng thứ sinh trạng thái IIa, IIb.
3.3.1.1. Ảnh hưởng của vị trí địa hình
Tổng hợp số liệu theo 3 vị trí: chân, sườn và đỉnh đồi của 2 trạng thái IIa và IIb. Cả 3 vị trí này đều có cùng hướng phơi là Tây- Nam, đất Feralit màu vàng đỏ, tầng đất dày (trên 50cm). Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.13: Số lượng và chất lượng cây tái sinh theo vị trí địa hình
Chỉ tiêu nghiên cứu
Vị trí địa hình
Chân đồi Sườn đồi Đỉnh đồi
Số loài/ha 36 2 31 2 21 2
Mật độ (cây/ha) 4.483 4.167 3.510
Chất lƣợng (%)
Tốt
29,5 25,8 20,7
TB 52,1 54,2 52,2
Xấu 18,3 20,0 27,1
Nguồn gốc (%)
Chồi
19,6 23,2 26,4
Hạt 80,4 76,8 73,6
Tổ thành loài
Tên loài % Tên loài % Tên loài %
Ba soi 12,5 Thẩu tấu 9,9 Thẩu tấu 8,7
Bồ đề 12,2 Dẻ gai 7,6 Dẻ gai 8,2
Thẩu tấu 10,7 Ràng ràng 6,4 Kháo 7,3
Dẻ gai 9,5 Ba soi 6,3 Sồi phảng 6,5
T.ngạnh 8,5 Sồi phảng 5,9 Hu đay 5,2
Sồi phảng 5,6 Kháo 5,4 Ba soi 5,2
Loài khác 41 Loài khác 58,5 Loài khác 58,9
Các số liệu trên cho thấy:
- Số loài cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên sườn đồi và đỉnh đồi, trong đó số loài cây ở chân đồi là nhiều nhất gồm 36 loài, sau đó là sườn đồi 31 loài và thấp nhất ở đỉnh đồi 21 loài.
- Mật độ cây trung bình ở chân đồi cao nhất 4.483 cây/ha, tiếp đến là sườn đồi 4.167 cây/ha, sau đó là đỉnh đồi 3.510 cây/ha .
- Chất lƣợng cây tái sinh: Tỷ lệ cây tốt và trung bình giảm dần từ chân đồi lên sườn đồi và đỉnh đồi. Tương ứng tỷ lệ cây xấu giảm dần từ đỉnh đồi xuống chân đồi. Tuy nhiên, tỷ lệ cây tốt cao nhất cũng chỉ đạt 29,5 % (ở chân đồi) và tỷ lệ cây xấu là 27,1 % (ở đỉnh đồi).
- Về nguồn gốc: ở chân đồi, tỷ lệ cây hạt chiếm đa số 82 % trong khi cây chồi chỉ chiếm 18 %. Con số này thay đổi dần lên sườn đồi và đến đỉnh đồi thì tỷ lệ cây chồi chiếm 23 %.
- Tổ thành loài cây: Số liệu tổng hợp cho cả 3 vị trí địa hình cho thấy thành phần loài cây tái sinh giữa 3 vị trí địa hình gần giống nhau, có tổng số 36 loài đã đƣợc thống kê. Sự khác nhau ở đây là tổ hợp loài cây ƣu thế, hay nói cách khác là số lƣợng cá thể của mỗi loài trên các vị trí địa hình.
Qua kết quả phân tích số liệu bảng 3.8 cho thấy chủ yếu các loài tham gia công thức tổ thành nhƣ: Thẩu tấu luôn chiếm ƣu thế, 2 loài Dẻ và Sồi phảng có hệ số tổ thành tăng dần từ sườn đồi lên đỉnh đồi, trong khi đó loài cây Ba soi có hệ số tổ thành giảm dần từ chân đồi lên đỉnh đồi
Từ kết quả trên cho thấy chất lƣợng cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên sườn đồi và đỉnh đồi. Nguyên nhân chính là do ở nơi cao tầng đất thường mỏng hơn do bị xói mòn, còn ở nơi thấp tầng đất dày hơn, độ phì cũng cao hơn, do đó thực vật cũng phát triển xum xuê và tươi tốt hơn . Do độ phì, tầng sâu, tính chất lí, hoá học và độ ẩm của đất ở các vị trí địa hình khác nhau là khác nhau. Nên càng ở vị trí cao, các yếu tố môi trường đất càng ít thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt giống, sinh trưởng và phát triển của thực vật, ngƣợc lại ở vị trí thấp hơn thì các yếu tố đó càng thuận lợi hơn.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ dốc
Dọc trên tuyến điều tra chúng tôi tiến hành lập các ô dạng bản 25m2 (5 x 5 m) tại các vị trí có độ dốc khác nhau để thu thập số liệu cây tái sinh theo 3 cấp độ dốc: cấp I ( 200), cấp II (21 - 300) và cấp III (> 300). Mỗi một cấp độ dốc tiến hành lập 12 ODB cho mỗi trạng thái rừng (IIa, IIb), tổng số ODB cho 3 cấp độ dốc là 72 ô . Kết quả trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.14: Số lượng và chất lượng cây tái sinh theo cấp độ dốc Chỉ tiêu nghiên
Cứu
Cấp độ dốc
I II III
Số loài/ha 36 2 28 2 20 2
Mật độ (cây/ha) 4.684 4.400 2.367
Chất lƣợng
(%)
Tốt 47 37 22
TB 40 45 47
Xấu 13 18 31
Nguồn gốc (%)
Chồi 18 22 35
Hạt 82 78 65
Tổ thành loài
Tên loài % Tên loài % Tên loài % Ba soi 17,08 Thẩu tấu 18,56 Ba soi 21,15 Bồ đề 12,81 Ba soi 17,04 Thẩu tấu 16,11 Hu đay 12,10 Ràng ràng 13,64 Bồ đề 14,86 Thẩu tấu 12,10 Dẻ gai 10,22 Dẻ gai 9,82 Ràng ràng 11,03 Bồ đề 9,47 Sồi phảng 4,88
Dẻ gai 5,69 Kháo 8,34 Kháo 4,19
Loài khác 29,18 Loài khác 22,73 Loài khác 28,98 Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Số lƣợng loài cây tái sinh/ha giảm rõ rệt từ cấp độ dốc I đến cấp độ dốc III , cấp độ dốc I là 36 loài trong khi đó cấp độ dốc III chỉ còn 20 loài.
- Mật độ cây: Độ dốc có ảnh hưởng sâu sắc đến mật độ cây tái sinh. Ở cấp độ dốc I mật độ cây là 4.684 cây/ha, cấp độ dốc II giảm xuống còn
4.400cây/ha, bằng 94% so với cấp độ dốc I, đến cấp độ dốc III chỉ còn 2.367 cây/ha, bằng 51% so với cấp độ dốc I.
- Chất lƣợng cây tái sinh giữa 3 cấp độ dốc giảm dần từ cấp độ dốc I đến cấp độ dốc III. Tỷ lệ cây tốt ở cấp độ dốc I đạt 47%, trong khi tỷ lệ cây tốt ở cấp độ dốc II, III lần lượt là 37% và 22%. Tương ứng với chiều hướng giảm dần tỷ lệ cây tốt và trung bình là chiều hướng tăng lên về tỷ lệ cây xấu khi độ dốc tăng.
- Về nguồn gốc: tỷ lệ cây hạt đạt cao nhất là 82 % ở cấp độ dốc I. Con số này giảm dần, đến cấp độ dốc II còn 78 % và cấp độ dốc III là 65 %.
Qua đây cho thấy có sự khác biệt khá rõ ràng về tỷ lệ cây chồi/cây hạt giữa cấp độ dốc III với cấp độ dốc I và II.
- Tổ thành loài: Các loài tham gia công thức tổ thành đều giống nhau ở cả 3 cấp độ dốc, tuy nhiên có sự khác nhau ở hệ số tổ thành của các loài trên từng cấp độ dốc. Trong đó:
+ Ở cấp dộ dốc I có 6 loài cây (Ba soi, Bồ đề, Hu đay, Thẩu tấu, Ràng ràng, Dẻ) tham gia công thức tổ thành đạt hệ số tổ thành trên 5% .
+ Ở cấp độ dốc II có 6 loài cây (Thẩu tấu, Ba soi, Ràng ràng, Dẻ gai, Bồ đề, Kháo) tham gia công thức tổ thành đạt hệ số tổ thành trên 5% .
+ Ở cấp độ dốc III có 6 loài cây có 4 loài tham gia công thức tổ thành đạt hệ số >5% đó là các loài (Ba soi, Thẩu tấu , Bồ đề, Dẻ gai) còn lại 2 loài đạt hệ số tổ thành < 5% là Sồi phảng và Kháo.
- Mỗi cấp độ dốc có 6 loài với tổng hệ số tổ thành của chúng đều đạt trên 70%. So với cấp độ dốc I, tổ hợp loài cây ƣu thế ở cấp độ dốc II không có loài Hu đay, thay vì sự có mặt của Kháo; còn ở cấp độ dốc III không có Hu đay và Ràng ràng, thay thế vào đó là Sồi phảng và Kháo.
Như vậy, độ dốc có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến số lượng, chất lƣợng và tổ thành loài cây tái sinh tự nhiên. Nguyên nhân của ảnh hưởng này là do sự liên quan giữa độ dốc và quá trình xói mòn, rửa trôi. Độ
dốc càng lớn thì mức độ xói mòn, rửa trôi càng mạnh và lƣợng vật chất bề mặt bị cuốn trôi càng nhiều. Trong số vật chất bị cuốn trôi đi, không chỉ đất bị bào mòn mà có cả hạt mới đƣợc phát tán đến và cây con mới mọc lên chƣa đủ sức đứng vững trong đất, hạn chế tái sinh của cây con cũng nhƣ ảnh hưởng tới cấu trúc và diễn thế của thảm thực vật. Chính vì vậy mà trong các quần xã mới đƣợc phục hồi, ở nơi địa hình dốc có chất lƣợng cây tái sinh kém hơn so với nơi có địa hình bằng phẳng. Qua nghiên cứu trên cho thấy ở nơi đất dốc cần phải hết sức thận trọng khi khai thác gỗ, cũng nhƣ tránh các tác động cơ học gây nên xói mòn đất. Khi áp dụng các kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở nơi có độ dốc cao, nên phát triển thành rừng phòng hộ hỗn loài. Ở những nơi đủ điều kiện chỉ nên khoanh nuôi cho phục hồi tự nhiên là có hiệu quả kinh tế, môi trường, bảo vệ được tính đa dạng sinh học và chống xói mòn.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của hướng phơi
Cho đến nay chúng tôi chƣa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của hướng phơi đến thành phần và cấu trúc thảm thực vật cũng nhƣ tình hình tái sinh tự nhiên. Do đó, những dẫn liệu về sự khác nhau về điều kiện môi trường giữa các hướng phơi còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, có thể dễ dàng thấy rằng các hướng phơi khác nhau, nhất là giữa hướng Đông và hướng Tây, có cường độ bức xạ mặt trời khác nhau và ở chừng mực nào đó nhiệt độ trung bình/ngày giữa các hướng phơi cũng khác nhau. Những sự khác biệt này đều có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật, trong đó có thực vật.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của hướng phơi, chúng tôi tập hợp số liệu đã được điều tra theo hai hướng: hướng Đông và hướng Tây, dọc trên tuyến điều tra chúng tôi tiến hành lập các ô dạng bản 25m2 (5 x 5 m) để thu thập số liệu cây tái sinh theo 2 hướng Đông và hướng Tây. Mỗi hướng tiến
hành lập 6 ODB cho mỗi trạng thái rừng (IIa, IIb), tổng số ODB cho 2 hướng trên 2 trạng thái là 24 ô. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.15: Số lượng và chất lượng cây tái sinh theo hướng phơi Chỉ tiêu
nghiên cứu Hướng Đông Hướng Tây
Số loài/ha 32 2 32 2
Mật độ (cây/ha) 4.200 4.267
Chất lƣợng (%)
Tốt 30,2 29,7
TB 51,6 51,6
Xấu 18,3 18,7
Nguồn gốc (%)
Chồi 22,2 21,9
Hạt 77,8 78,1
Tổ thành loài
Tên loài % Tên loài %
Ba soi 18,17 Thẩu tấu 27,34
Bồ đề 12,64 Ba soi 15,62
Ràng ràng 11,85 Ràng ràng 14,84
Thẩu tấu 11,85 Dẻ gai 9,37
Hu đay 10,27 Kháo 6,25
Dẻ gai 9,48 Bồ đề 6,25
Loài khác 25,75 Loài khác 20,32 Như vậy sự khác biệt về tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu trên hai hướng phơi là không nhiều. Tổ hợp loài cây ưu thế trên 2 hướng đều giống nhau, sự khác nhau chủ yếu là hệ số tổ thành của từng loài, và mức chênh lệnh cũng không cao điều này cho thấy hướng phơi không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tái sinh rừng.