Đánh giá chung về hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 73 - 77)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu chung của huyện Chợ Đồn

3.2.1. Đánh giá chung về hoạt động nông nghiệp

Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm ngành trồng trọt, chăn nuôi (hai ngành này cùng với dịch vụ sản xuất nông nghiệp hợp thành nông nghiệp theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp và ngư nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn, nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng vừa là

vấn đề có tầm chiến lược đối với huyện Chợ Đồn nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề cấp bách trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện Chợ Đồn.

Với đặc điểm là huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành của huyện, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, cơ cấu kinh tế nông - lâm - nghư nghiệp của huyện tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, tận dụng những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng đã được huyện Chợ Đồn tận dụng khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Nghiên cứu bảng 3.5 cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm, năm 2009 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 208,962 tỷ đồng đến năm 2011 tăng lên 299,892 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 43,51%). Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng góp của các ngành trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi. Năm 2009, tỉ trọng ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng 69,9%; ngành chăn nuôi chiếm 29,61% và dịch vụ trong nông nghiệp chiếm 0,49%. Đến năm 2011, tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng tăng (đạt 76,1% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp) nhưng các ngành chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ trọng ngành chăn nuôi là do xu hướng cơ giới hóa trong nông nghiệp diễn ra nhanh chóng, phong trào trồng rừng trên địa bàn huyện phát triển mạnh làm giảm diện tích đồng cỏ, bên cạnh đó thời tiết rét đậm rét hại tác động rất lớn đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện. Một nguyên nhân nữa có góp phần làm giảm giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đó là tỷ lệ lao động nông thôn có xu hướng giảm, đây là hệ quả của việc thiếu việc làm trong nông thôn dẫn đến việc di chuyển lực lượng lao động ra thành thị, mất cân đối lao động giữa các ngành trên địa bàn huyện Chợ Đồn.

Bảng 3.5. Thống kê giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành kinh tế huyện Chợ Đồn

TT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (tr.đ)

cấu %

Giá trị (tr.đ)

Cơ cấu

%

Giá trị (tr.đ)

cấu %

I

Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế (theo giá thực tế)

208.962,75 100 248.130,15 100 299.892,75 100

1.1 Trồng trọt 146.079,90 69,9 177.249,15 71,44 228.201,75 76,1 1.2 Chăn nuôi 61.865,70 29,61 70.179,60 28,28 70.967,10 23,66

1.3 Dịch vụ 1.017,15 0,49 701,4 0,28 723,9 0,24

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Đồn - 2011)

Mặc dù cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành có xu hướng giảm nhưng giá trị đóng góp của ngành chăn nuôi có xu hướng tăng qua các năm, thể hiện bằng giá trị đóng góp cho ngành nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 61.865,7 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên 70.967,10 triệu đồng (tương đương mức tăng 14,7%).

Do ảnh hưởng của sự biến động thị trường cũng như ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng giảm cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Năm 2009, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 0,49% nhưng đến năm 2011 chiếm 0,24% (tương ứng với mức giảm khoảng 2 lần so với năm 2009). Đây là tín hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Để nâng cao giá trị cũng như tỷ trọng ngành dịch vụ cần có chính sách từ phía Nhà nước cũng như địa phương nhằm đẩy mạnh hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp như hỗ trợ về giá, chính sách miễn giảm thuế trong kinh doanh...

Để có thể thấy rõ được mức độ phát triển của nông nghiệp chúng ta xem xét chỉ số phát triển của từng ngành trong nông nghiệp thông qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Chỉ số phát triển ngành nông nghiệp huyện Chợ Đồn ĐVT: %

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Chỉ số phát triển ngành nông nghiệp 106,73 102,68 102,28

2 Trồng trọt 107,51 104,03 109,54

3 Chăn nuôi 104,68 98,86 82,94

4 Dịch vụ 103,99 102,79 37,5

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Đồn - 2011)

Đối với ngành trồng trọt chỉ số phát triển có mức độ biến động không cao, năm 2009 chỉ số phát triển đạt 107,51%; năm 2010 chỉ số này giảm 3,48% so với năm 2009; năm 2011 chỉ số phát triển tăng cao hơn năm 2009 - 2010 đạt giá trị 109,54%.

Đối với ngành chăn nuôi, chỉ số phát triển có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009, chỉ số phát triển đạt 104,68%; năm 2010, chỉ số này giảm xuống 98,86% (tương ứng với mức giảm 5,82%) và năm 2011 chỉ số này đạt 82,94%. Nguyên nhân là do năm 2011 xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi, rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi.

Ngành dịch vụ trong nông nghiệp, chỉ số phát triển sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là năm 2011 chỉ số phát triển đạt 37,5%, giảm khoảng 2,7 lần so với năm 2009.

Đánh giá chung đối với chỉ số phát triển nông nghiệp cho thấy, năm 2009 chỉ số phát triển đạt 106,73%; năm 2010 đạt 102,68 và năm 2011 đạt 102,28%. Chỉ số phát triển cho thấy mặc dù ngành dịch vụ trong nông nghiệp và chăn nuôi có xu hướng biến động giảm nhưng chỉ số phát triển chung của

trị sản xuất ngành trồng trọt trong nông nghiệp. Để có thể duy trì mức độ ổn định của các ngành cần có sự đầu tư về vật chất, cơ sở hạ tầng, thực hiện công tác kiểm soát dịch bệnh, xây dựng chiến lược phát triển vật nuôi phù hợp với đặc điểm tự nhiên của huyện, khuyến khích xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp, tận dụng lợi thế về địa hình, điều kiện tự nhiên để phát triển toàn diện và bền vững trong nông nghiệp nông thôn góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)