CHƯƠNG 2 KHU CÔNG NGHIỆP GANG THÉP THÁI NGUYÊN TRONG THỜI
2.2. Chủ chương, đường lối của Đảng về phát triển Công nghiệp nặng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng cần thiết phù hợp với khả năng trước mắt. Đó là năng lượng, cơ khí, nguyên vật liệu, giao thông vận tải và thông tin bưu điện- những cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH.
Trong nghành cơ khí, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng phân tán bằng cách sắp xếp, tổ chức lại sản xuất trong cả nước trên cơ sở qui hoạch, phân công, hợp tác giữa các lực lượng cơ khí để đáp ứng những nhu cầu cấp bách về sửa chữa và trang bị công cụ, một phần máy móc, thiết bị và phụ tùng thông thường cho các nghành, các địa phương. Phát triển công nghiệp nguyên liệu và vật liệu là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Dựa vào nguồn tài nguyên đa dạng, bằng những biện pháp kỹ thuật tiến bộ, những hình thức và qui mô thích hợp, ra sức phấn đấu tăng khả năng sản xuất trong nước để đáp ứng một phần nhu cầu. “Về gang thép, tận dụng các cơ sở hiện có, phát huy tốt năng lực các lò điện; phát triển các loại thép hợp kim với công suất nhỏ, các loại hợp kim bột, fe rô. Nghiên cứu công nghệ luyện kim phù hợp với điều kiện tài nguyên và khả năng kinh tế nước ta”[32]. Về kim loại mầu, khai thác tốt các mỏ thiếc hiện có, hoàn thành xây dựng đợt I Liên hiệp thiếc Quỳ Hợp, mở rộng diện khai thác thiếc sa khoáng qui mô nhỏ bằng kỹ thuật thủ công và nửa cơ giới. Xây dựng và đưa vào vận hành xí nghiệp khai thác và tuyển luyện chì, kẽm; nghiên cứu và khai thác quặng đồng và tổ chức tuyển luyện với quy mô nhỏ.
Tăng cường công tác điều tra, thăm dò địa chất và khoáng sản, làm cho công tác này đáp ứng được yêu cầu phát triển của các nghành kinh tế quốc dân. Bên cạnh việc chuẩn bị cho các nghành công nghiệp lớn về công nghiệp nặng, trong những năm trước mắt, đẩy mạnh điều tra phục vụ cho việc khai thác các loại khoáng sản với qui mô nhỏ. Đưa việc quản lý tài nguyên khoáng sản vào nề nếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý từ cuối quý II năm 1985, đã tạo nên khí thế mới cho toàn XNLH khi bước vào thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm 1986 - thời điểm bắt đầu một thời kỳ phát triển mới của đất nước trong công cuộc kiến quốc theo tinh thần đường lối đổi mới toàn diện mà Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra.
Tiếp thu sự chỉ đạo của Đảng, XNLH đề ra những mục tiêu lớn có tính định hướng như sau:
- Bằng những tiến bộ kỹ thuật kết hợp với trình độ quản lý dần được nâng cao làm cho sản xuất hiện có phát huy đến mức cố gắng nhất, hiệu quả năm sau cao hơn năm trước… Lựa chọn các mặt hàng chính, phụ và các mặt hàng khác phù hợp với thế mạnh của XNLH và có giá trị cao.
- Tiếp tục suy tính, bố trí cơ cấu sản xuất, xây dựng cơ chế quản lý ngày càng phù hợp hơn trong Xí nghiệp… Tổ chức chung toàn Xí nghiệp phải gọn nhẹ, hiệu lực, bộ máy hoạt động ngày càng khăng khít, hiệu quả, nền nếp.
- Cần chăm lo tạo được thế cân đối cho sản xuất của toàn Xí nghiệp, trong đó khu vực mỏ và thiết bị phải tốt hơn.
- Trên cơ sở sản xuất từng bước phát triển vững mạnh mà ổn định và cải thiện dần đời sống của cán bộ, công nhân bằng kết quả lao động chính đáng của bản thân đội ngũ.
- Làm tốt hơn nữa việc nâng cao cảnh giác cách mạng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Thực hiện tốt chủ trương của Đảng, các đoàn thể quần chúng của XNLH, các cơ sở sôi nổi đẩy mạnh phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn