Chương 4. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
2. Chức năng của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương thực hiện hai chức năng cơ bản: làngân hàng của quốc gia và thực hiện chức năngquản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàngnhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệvà an toàn cho cảhệ thống ngân hàng, qua đó mà thực hiện các mục tiêu kinh tếvĩ mô của nền kinh tế102. NHTW thực hiện các chức năng này thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh song tính chất kinh doanh chỉlà phương tiện nâng cao hiệu quảcủa hoạt động quản lý chứkhông phải là mục đích của NHTW. Nói cách khác, mục đích hoạt động của NHTW không phải là mưu tìm doanh lợi mà làổn định lưu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
2.1. Chức năng ngân hàng của quốc gia Được thểhiệnởcác nhiệm vụsau đây:
2.1.1. Ngân hàng phát hành tiền
Ngân hàng Trung ương được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các qui định trong luật hoặc được chính phủphê duyệt (vềmệnh giá, loại tiền, mức phát hành...) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệthống lưu thông tiền tệcủa quốc gia103. Đồng tiền do NHTW phát hành là đồng tiền lưu thông hợp pháp duy nhất, nó mang tính chất cưỡng chế lưu hành, vì vậy mọi người không có quyền từchối nó trong thanh toán. Nhiệm vụ phát hành tiền còn bao gồm trách nhiệm của NHTW trong việc xác định sốlượng tiền cần phát hành, thời điểm phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệvà phát triển kinh tế.
Dưới chế độlưu thông tiền vàng, các NHTW được yêu cầu phát hành tiền giấy trên cơ sở có vàng đảm bảo104. Tuy nhiên, yêu cầu phải có vàng đảm bảo khi phát hành tiền giấy dẫn đến sựthiếu linh hoạt trong phát hành tiền do khối lượng tiền phát hành không gắn với nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hoá mà phụthuộc vào số lượng vàng dựtrữcủa NHTW. Khi nhu cầu tiền tệcủa nền kinh tếvượt quá khảnăng đảm bảo của lượng vàng
102Tham khảo điều 5 Luật Ngân hàng nhà nước về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng Nhà nước Việt nam.
103Tiền do NHTW phát hànhở đây được hiểu là tiền giấy. Ngoài tiền giấy, NHTW còn có thể phát hành một số loại tiền kim khí với tư cách là tiền phụ, hỗ trợ cho tiền giấy thực hiện chức năng tiền tệ (chẳng hạn để dùng trong các giao dịch trị giá nhỏ, để gọi điện thoại, để mua hàng tại các máy bán hàng tự động). Tiền kim khí chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tiền phát hành. Một số quốc gia như Mỹ, tiền kim khí lại do Kho bạc phát hành. Dù là tiền giấy hay tiền kim khí thì chúngđều có một đặc điểm chung là chỉ có giá trị danh nghĩa, tức là giá trị thực của nó (hay chi phí sản xuất ra nó) nhỏ hơn giá trị tiền tệ mà nóđại diện rất nhiều.
104Dưới chế độ lưu thông tiền vàng, tiền giấy được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng qui định trong luật. Chính vì vậy, khi phát hành một lượng tiền giấy NHTW bị đòi hỏi phải dự trữ một lượng vàng tương ứng để có thể đáp ứng nhu cầuđổi từ tiền giấy ra vàng khi bị yêu cầu.
anhtuanphan@gmail.com dựtrữ, các NHTW không thể đápứng được. Do vậy yêu cầu đảm bảo bằng vàng dần dần bịnới lỏng tiến tới bãi bỏ105. Ngày nay, lượng tiền phát hành được quyết định dựa trên cơ sởnghiên cứu vềnhu cầu tiền tệcủa nền kinh tế.
2.1.2. Ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng trung ương không tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực tiếp với các chủ thểtrong nền kinh tếmà chỉthực hiện các nghiệp vụngân hàng với các ngân hàng trung gian. Bao gồm:
3Mởtài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian NHTW nhận tiền gửi từcác ngân hàng trung gian dưới hai dạng sau:
Tiền gửi dựtrữbắt buộc: Là khoản tiền dựtrữmà các ngân hàng trung gian bắt buộc phải gửi tại NHTW đểnhằm đảm bảo khảnăng chi trảcủa các ngân hàng này trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Tiền dựtrữbắt buộc được tính toán trên cơ sởsốdư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ106tại ngân hàng trung gian nhân với tỷ lệ dự trữbắt buộc được NHTW quy định trong từng thời kỳ.
Khoản tiền gửi này không được NHTW trảlãi107. (Chi tiết tham khảo trong Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 51/1999/QĐ-NHNN1 ngày 10 tháng 02 năm 1999 vềviệc ban hành "Quy chếdựtrữbắt buộc đối với các tổchức tín dụng"). Chức năng ban đầu của khoản dựtrữbắt buộc này là nhằm hạn chếkhả năng xảy ra rủi ro mất khảnăng thanh toán của hệthống ngân hàng. Nhưng theo thời gian ý nghĩa của chức năng này giảm dần. Cùng với sựphát triển của thị trường tài chính và xu hướng chứng khoán hoá trong hoạt động ngân hàng, khả năng thanh khoản của các tài sản có do ngân hàng nắm giữvà do đó khảnăng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiền mặt của các ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã làm yên lòng những người gửi tiền và nhờ vậy làm giảm bớt khảnăng xảy ra nhu cầu rút tiền bất thường. Vì những lý do đó, tỷlệdựtrữbắt buộc ngày càng giảmởhầu hết các quốc gia, tới mức nó không còn ý nghĩa đảm bảo an toàn nữa. Hiện nay, dựtrữbắt buộc được nói đến với tư cách là một công cụ của NHTW trong điều hành chính sách tiền tệnhiều hơn.
Trên thực tế, các ngân hàng có thể duy trì mức dự trữ lớn hơn yêu cầu của NHTW, do điều kiện kinh doanh cụ thểcủa ngân hàng, do không cho vay hết hoặc không tìm kiếm được cơ hội đầu tư an toàn. Phần dựtrữnày gọi là dựtrữ
105Ban đầu, các NHTW bị yêu cầu phải dự trữ 100% dự trữ vàng bảo đảm cho số tiền giấy phát hành. Về sau, do nhu cầu phát hành tiền tăng, hơn nữa không phải tất cả tiền giấy đều bị yêu cầu đổi ra vàng đồng thời nên tỷlệ vàng dự trữ để đảm bảo được giảm xuống. Cuối cùng thì yêu cầu dự trữ bị xoá bỏ và NHTW chỉ bị khống chế về số lượng tiền giấy được phép phát hành.
106Thường là 1 tháng.
107NHTW chỉ trả lãi cho phần tiền gửi vượt quá so với qui định.
vượt mức và có thểgửi tại NHTW hoặc để ởkét sắt của ngân hàng trung gian. Sự tăng lên hay giảm xuống của lượng dựtrữvượt mức này phản ánh tình trạng thừa hay thiếu vốn khả dụng của hệthống ngân hàng và là chỉtiêu định hướng điều hành chính sách tiền tệcủa NHTW.
Tiền gửi thanh toán: Ngoài khoản dựtrữbắt buộc, các ngân hàng trung gian còn phải duy trì thường xuyên một lượng tiền gửi trên tài khoản tại NHTW cho các nhu cầu chi trảtrong thanh toán với các ngân hàng khác trong cùng hệthống hoặc đápứng các nhu cầu giao dịch với NHTW, chẳng hạn các khoản chi trảliên quan đến các khoản vay từNHTW.
3Cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
NHTWcấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới hình thức chiết khấu lại(tái chiết khấu) các chứng từcó giá ngắn hạn do các ngân hàng trung gian nắm giữ. Thông qua hành vi mua lại này, NHTW đã làm tăng lượng vốn khảdụng cho hoạt động của ngân hàng trung gian, tạo điều kiện cho các ngân hàng này mởrộng các hoạt động tín dụng. Việc cấp tín dụng của NHTW cho các ngân hàng trung gian không chỉgiới hạnở nghiệp vụtái chiết khấu các chứng từcó giá mà còn bao gồm cảcác khoản cho vayứng trước có đảm bảo bằng các chứng khoán đủtiêu chuẩn, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại NHTW.
Do việc cấp tín dụng của NHTW gắn trực tiếp với việc phát hành ra một lượng tiền giấy mới nên các điều kiện tín dụng thường là chặt chẽ, được giới hạn bởi hạn mức tái chiết khấu, thời hạn và chủng loại chứng từcó giá được chấp nhận chiết khấu.
Ngoài ra, NHTW còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho sựan toàn của hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động cấp tín dụng khiđóng vai trò “Người cho vay cuối cùng” của các ngân hàng. Trong trường hợp một ngân hàng có nguy cơ phá sản, NHTW có thểsẽcung cấp những khoản tín dụng không hạn chế nhằm giúp cho ngân hàng đó tránh khỏi sự đổvỡ. Tuy nhiên không phải mọi ngân hàng đều nhận được sựhỗtrợcủa NHTW đểthoát khỏi nguy cơ phá sản. Chỉkhi sựsụp đổcủa ngân hàng đó cóảnh hưởng lớn tới sựtồn tại và an toàn của cảhệthống ngân hàng thì NHTW mới can thiệp. Mức lãi suất cho vay của NHTW khi đó cũng thường là lãi suất phạt và ngân hàng nhận hỗtrợ phải chịu nhiều qui định ngặt nghèo của NHTW.
3Là trung tâm thanh toán bù trừcho hệthống ngân hàng trung gian
Vì các ngân hàng trung gianđều mởtài khoản và ký gửi các khoản dựtrữbắt buộc và dự trữvượt mức tại NHTW nên chúng có thểthực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTW thay vì thanh toán trực tiếp với nhau. Khi đó, NHTW đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừgiữa các ngân hàng trung gian.
Thông qua dịch vụthanh toán bù trừ, NHTW góp phần tiết kiệm được chi phí thanh toán
anhtuanphan@gmail.com cho các ngân hàng trung gian và toàn xã hội, đảm bảo vốn luân chuyển nhanh chóng trong hệthống ngân hàng và phản ánh chính xác quan hệ thanh toán giữa các chủthể kinh tếtrong xã hội. Mặt khác, thông qua hoạt động này NHTW có thểkiểm tra sựbiến động vốn khảdụng của từng ngân hàng trung gian, là cơ sở đểcó những kiến nghịkịp thời.
2.1.3. Ngân hàng của chính phủ
Là một định chếtài chính công cộng, NHTW đãđược xác định ngay từkhi ra đời là ngân hàng của chính phủ. Với chức năng này, NHTW có nghĩa vụcung cấp các dịch vụngân hàng cho chính phủ, đồng thời làm đại lý, đại diện và tư vấn chính sách cho chính phủ.
3Làm thủquỹcho kho bạc nhà nước thông qua quản lý tài khoản của kho bạc Tuỳtheo đặc điểm tổchức của từng nước, chính phủ có thểuỷquyền cho Bộtài chính hoặc Kho bạc đứng tên chủtài khoản tại NHTW. Hàng ngày, các khoản thu của nhà nước dưới dạng thuế, lợi nhuận hoặc khoản thu khác được gửi vào tài khoản này. NHTW có trách nhiệm theo dõi, chi trả, thực hiện thanh toán và cấp vốn theo yêu cầu của kho bạc và sửdụng sốdư đó khi nhàn rỗi tương tựnhư tài khoản của khách hàng tại một ngân hàng trung gian.
Các khoản tiền gửi của chính phủcó thểdưới dạng vàng, ngoại tệ, các chứng khoán của các tổ chức phát hành khác cả trong nước và nước ngoài. Nó chiếm tỷtrọng đáng kể trong tổng tài sản nợcủa NHTW và thông thường là các khoản nợkhông kỳhạn108. Vì thếkhoản ký gửi của chính phủtrởthành một nguồn vốn cho các hoạt động cho vay và đầu tư của NHTW.
Tuy nhiên NHTW không phải là nơi duy nhất thực hiện vai trò thủquỹcho chính phủ.Ở một sốnước, đặc biệt là các nước áp dụng mô hình NHTWđộc lập với chính phủthì một bộphận lớn vốn của kho bạc được gửiởcác ngân hàng tư nhân bởi sựhấp dẫn của lãi suất tiền gửi. Mặc dù vậy,ởphần lớn các nước NHTW tỏra thích hợp với vai trò này hơn cảbởi bên cạnh việc giữvà quản lý tài khoản cho chính phủ, NHTW còn thực hiện chức năng đại lý và cấp tín dụng cho chính phủkhi cần thiết. Hơn nữa để đảm bảo nguyên tắc quản lý nguồn dựtrữquốc gia, kho bạc buộc phải gửi vàng, ngoại tệvà chứng chỉcó giá bằng ngoại tệtại NHTW.
3Quản lý dựtrữquốc gia
Dựtrữquốc gia bao gồm các loại tài sản chiến lược mà bất kỳquốc gia nào cũng phải dự trữcho nhu cầu chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp: vàng, ngoại tệ, chứng từcó giá của nước ngoài. NHTW là tổchức được giao nhiệm vụquản lý khoản dựtrữnày. Dự trữquốc gia không phải là loại tài sản tĩnh. Vềnguyên tắc, NHTW chỉcần giữcho dựtrữ
108Bộ phận này biến động mạnh từ 4 - 18% trong tổng tài sản nợ của NHNN Việt nam.
không rơi xuống dưới mức tối thiểu mà luật qui định. Còn trong quá trình hoạt động của mình, NHTW hoàn toàn có thể sửdụng dựtrữquốc gia đểphục vụcho thao tác trong chính sách tiền tệ.
3Cấp tín dụng cho chính phủ
NHTW có thểcấp cho chính phủ các khoản tín dụng nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính hoặc bội chi ngân sách vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên do việc cho ngân sách vay trực tiếp sẽlàm tăng lượng tiền cungứng, có thểdẫn đến nguy cơ lạm phát nên ngày nay các NHTW rất hạn chếcác khoản tín dụng trực tiếp cho chính phủ. Phần lớn các khoản tín dụng được cấp gián tiếp thông qua việc tái chiết khấu các trái phiếu kho bạc do các ngân hàng trung gian nắm giữ109.
3Làm đại lý, đại diện và tư vấn cho chính phủ
Dịch vụ đại lý mà NHTW cung cấp thường xuyên và có hiệu quảcho chính phủlà đại lý trong việc phát hành chứng khoán chính phủkhi chính phủcó nhu cầu bù đắp thiếu hụt ngân sách. NHTW thực hiện một dịch vụ đại lý toàn phần cho các hoạt động phát hành chứng khoán chính phủ, gồm:
1. Thông báo việc phát hành chứng khoán mới vềloại chứng khoán, mệnh giá, số lượng, thời hạn, lãi suất, phương thức phát hành....
2. Nhận đơn và tổchức đầu thầu.
3. Thông báo kết quả đấu thầu.
4. Phân phối chứng khoán trúng thầu và nhận tiền cho kho bạc.
5. Tổchức thanh toán chứng khoán khi đến hạn thông qua các ngân hàng trung gian.
NHTW tổ chức đấu thầu chứng khoán chính phủ thường xuyên, có thể hàng ngày như Cục dựtrữ liên bang Mỹ, 3 ngày một lần như NHTW Pháp và Ngân hàng dự trữliên bang Đức hoặc 10 ngày một lần như của Việt nam110.
Ngoài ra, NHTW cònđại diện cho chính phủtại các tổchức tài chính tiền tệquốc tế, ký kết cácđiều ước quốc tếvềtiền tệvà hoạt động ngân hàng theo sựuỷquyền của chính phủ.Ởhầu hết các nước, chính phủgiao cho bộ Tài chính làm đại diện tại các tổchức như IMF, WB, ADB bởi các khoản vốn được cungứng từcác tổchức này là giành cho các chương trình của chính phủ, nó có liên quan chặt chẽ đến các chính sách tài chính như thuế, trợcấp, trợgiá và là nguồn thu của ngân sách. Do vậy bộTài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chủyếu trong việc theo dõi, tổng hợp và thống nhất quản lý các khoản
109Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam không qui định việc cho ngân sách nhà nước vay để bù đắp bội chi và thực tế điều này cũng đã chấm dứt từ năm 1992. Nhưng tại điều 32, mục 3 qui định NHTW có thểtạm ứng cho ngân sách chi tiêu theo quyết định của chính phủ để bù đắp thiếu hụt tạm thời, khoản vay này phải được hoàn trả trong năm tài chính.
110Ở Việt nam, hình thức đầu thầu chứng khoán chính phủ mới bắt đầu từ năm 1995, còn trước đó kho bạc phát hành trực tiếp cho dân cư.
anhtuanphan@gmail.com vay và trảnợcủa chính phủ, quản lý tài chính các nguồn viện trợvà vay quốc tế. Và vì thếnó đại diện cho chính phủtại các tổchức này. Tuy nhiên, một sốnước trong đó có Việt nam, vai trò nàyđược giao cho NHTW. Vai trò nàyđược qui định cụthểtại điều 3, khoản 10 Pháp lệnh ngân hàng nhà nước năm 1990 và được khẳng định lại tại điều 5 luật Ngân hàng nhà nước.
Với chức năng và vịtrí của mình, NHTW có khảnăng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tếxã hội, ban hành các thểchếhoạtđộng ngân hàng đồng thời tư vấn cho chính phủvềcác vấn đềtài chính tiền tệ. Điều 5 luật Ngân hàng nhà nước của Việt nam qui định rõ ngân hàng nhà nước được:
a. Tham gia xây dựng chiến lược và kếhoạch phát triển kinh tếxã hội của nhà nước.
b. Xây dựng dựán chính sách tiền tệquốc gia đểchính phủxem xét trình quốc hội quyết định và tổchức thực hiện chính sách này. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổchức tín dụng Việt nam.
c. Xây dựng các dựán luật, pháp lệnh và các dựán khác vềtiền tệvà hoạt động ngân hàng. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềtiền tệvà hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.
NHTW hoạt động với tư cách là ngân hàng của chính phủkhông chỉbởi nó có lợi thế kinh tế đểhoàn thành tốt chức năng này mà còn bởi mối liên hệgiữa các vấn đềvề tài chính công cộng với các vấn đềtiền tệ. Nhà nướcởbất cứquốc gia nào cũng là chủthể có khoản thu nhập lớn nhất và đồng thời cũng là chủthểcó nhu cầu vay lớn nhất. Các khoản chi của nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước.
NHTW thì có trách nhiệm trong việc kiểm soát khối lượng tiền cungứng và thực hiện chính sách tiền tệ. Trong nhiều trường hợp, các chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất mạnh đến khảnăng kiểm soát lượng tiền cungứng của NHTW. Vì thế, việc tập trung các hoạt động ngân hàng cho chính phủ vào NHTW sẽ tạo cơ hội tốt cho NHTW để điều chỉnh tình trạng tài chính chung và tư vấn cho chính phủkhi cần thiết.
2.2. Chức năng quản lý vĩ mô vềtiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng
Đây là chức năng quyết định bản chất ngân hàng trung ương của một ngân hàng phát hành. Việc thực hiện chức năng này không thểtách rời khỏi các nghiệp vụngân hàng của NHTW. Nói cách khác, NHTW quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệvà tín dụng thông qua khảnăng kinh doanh của mình.
2.2.1. Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệquốc gia
Chính sách tiền tệlà chính sách kinh tếvĩ mô trong đó NHTW sửdụng các công cụcủa mìnhđể điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo sự ổn định giá trịtiền tệ đồng thời thúc đẩy sựtăng trưởng kinh tếvà đảm bảo công ăn việc làm.