Vị thế của đền Hùng sau khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO cơng nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng phú thọ (Trang 34 - 35)

- Biểu tượng cô gái Việt Nam Nón lá Việt Nam.

3.1.3. Vị thế của đền Hùng sau khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO cơng nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân

được UNESCO cơng nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”

Theo Luật di sản văn hóa của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 41: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y- dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”.

So với di sản văn hóa vật thể thì những di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Phú Thọ có sự phong phú và đa dạng hơn nhiều. Những năm trước đây những di sản này vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có chính sách đầu tư phát triển hợp lý. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện những nhu cầu về mặt tinh thần của con người cũng theo đó mà nâng cao hơn. Để đảm bảo được sự hài hòa trong cuộc sống, ngồi các giá trị về vật chất thì con người cũng đã quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của mình để đảm bảo cho sự phát triển bền vững về thể xác và tâm hồn.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống tinh thần của con người, Đảng ủy và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã khơng ngừng nỗ lực phấn đấu để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Năm vừa qua Đảng ủy và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã gấp rút hồn thành hồ sơ về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đệ trình UNESCO để được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 6/12/2012 Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thơng qua quyết định cơng nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Đây là một tin vui, một vinh dự đối với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Phú thọ nói riêng. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận cho thấy thế giới đánh giá rất cao đời sống tâm linh của người Việt Nam, đồng thời nó cũng chứng tỏ sự

sống của văn hóa Việt Nam gắn với dịng chảy văn hóa hội nhập với thế giới. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam ln vượt qua khó khăn, thách thức trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khác với những di sản đã được cơng nhận trước đó, tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ “Quốc tổ” vị cha chung của dân tộc Việt Nam. Đây là hiện tượng không phải dân tộc nào cũng có. Trải qua thời kỳ lịch sử hết sức lâu dài dân tộc ta đã xây dựng được một biểu tượng cố kết cộng đồng hết sức to lớn trong quá trình lịch sử. Nền tảng của việc thờ “Quốc tổ” chính là tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam có từ xa xưa, từ đó phát triển thành thờ “Quốc tổ” của toàn dân tộc.

Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn với lịng ngưỡng mộ và tơn trọng. Trước đây, họ chỉ biết đến Việt Nam qua các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của nhân dân chứ ít ai biết đến tục thờ cúng vị cha chung của toàn dân tộc.

Đối với đền Hùng sau khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được cơng nhận nơi đây nhận được nhiều sự quan tâm hơn của Đảng, nhà nước và nhân dân làm thay đổi diện mạo của tỉnh Phú Thọ nói chung và khu di tích lịch sử đền Hùng nói riêng. Ngồi ra, nó cịn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa phi vật thể của Việt Nam và nhân loại.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng phú thọ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w