C. HỆ THỐNG CÂU HỎI HAY.
2- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7(11/1940), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Hội nghị
lần thứ 7(11/1940), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Hội nghị toàn quốc của Đảng (13/8/1945).
3- Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Nhật đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện(8/1945), Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945), Chỉ thị “Nhật (8/1945), Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945), Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).
4- Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Nhật đầu hàng đồng minh khơng điều kiện(8/1945); Hội nghị toàn quốc của Đảng (13/8/1945), Quân lệnh số 1 (8/1945); Hội nghị toàn quốc của Đảng (13/8/1945), Quân lệnh số 1 (13/8/1945).
Hướng dẫn làm bài
1- Khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Bắc Sơn, binh biến Đô Lương. Đây là những tiếng súng báo
hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương, để lại cho Đảng ta nhiều bài học bổ ích về khởi nghĩ vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau
2- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11/1939), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII (11/1940), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). Đây là những hội nghị mở đầu, bổ sung và hoàn chỉnh sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nó có tác dụng quyết định trong việc vận động tồn Đảng, tồn dân tích cực chuẩn bị về mọi mặt, mở đường đi tới thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945 3- Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945), Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945). Đêm 9 rạng 10/3/1945, Nhật đảo chính Pháp đã tạo ra tình hình khủng hoảng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Thương vụ Trung ương Đảng đã phân tích tình hình mới và đã ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và quyết định phát động một cao trào " kháng Nhật cứu nước" mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
4- Nhật đầu hàng Đồng minh, Hội Nghị toàn quốc của Đảng, Quân lệnh số 1 (13/8/1945). Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã làm cho thời cơ của
một cuộc tổng khởi nghĩa ở nước ta chín muồi. Trước tình hình đó, từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị tồn quốc của Đảng quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Hội nghị đã ra Quân lện số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
Câu hỏi 85. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, nhân dân ta đã sử dụng các lực lượng cách mạng nào để đập tan bộ máy thống trị của địch ? Phân tích bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng trong Cách mạng tháng Tám 1945.
Hướng dẫn làm bài
1. Các lực lượng cách mạng :
Trên cơ sở lực lượng cách mạng đã đã tạo ra và nuôi dưỡng qua các cao trào cách mạng, trong thời kì 1939 – 1945, Đảng đã đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang làm cơng cụ để đập tan chính quyền Nhật và tay sai khi thời cơ đến.
- Lực lượng chính trị quần chúng trong Cách mạng tháng Tám là lực lượng đã được xây dựng trong quá trình lâu dài. Trong cao trào 1936 – 1939, đạo quân này đã có tới hàng triệu người. Trong thời kì 1939 – 1945 lực lượng đó càng được phát triển nhanh chóng và rộng lớn trong các hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Đó là lực lượng cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- Đồng thời với quá trình phát triển lực lượng chính trị quần chúng, việc xây dựng lực lượng vũ trang đã được Đảng coi trọng. Lực lượng vũ trang cách mạng đã từng bước hình thành bao gồm lực lượng vũ trang tập trung và lực lượng tự vệ ở khắp nơi. Tuy số lượng chưa nhiều, trang bị thiếu thốn, trình độ tác chiến cịn hạn chế, lực lượng vũ trang đóng vai trị quan trọng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám, tích cực hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền, tiến hành tác chiến ở một số nơi, trừng trị bọn ngoan cố , gây thanh thế cho cách mạng. Cả hai lực lượng đó đã kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đập tan bộ máy thống trị của địch.
2. Bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng trong Cách mạng tháng Tám 1945 : - Thấu suốt tư tưởng cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi bạo lực cách mạng là bạo
lực của quần chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị quần chúng làm cơ sở, đến một giai đoạn cần thiết khéo kết hợp xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
- Trong quá trình xây dựng lực lượng, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với vũ trang ở mức độ thích hợp, kết hợp với phong trào ở nông thôn và phong trào ở thành thị; khi có điều kiện thì tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa. - Bạo lực trong Cách mạng tháng Tám chính là bạo lực của quân đội chính trị hùng hậu của quần
chúng, có lực lượng vũ trang làm nịng cốt xung kích, đã đập tan bộ máy thống trị, giành được thắng lợi cho cách mạng. Trên cơ sở chuẩn bị lực lượng chu đáo, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ động nắm bắt thời cơ, Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm chính xác, lãnh đạo tồn dân nổi dậy giành chính quyền. Sức mạnh tổng hợp của việc kết
hợp lực lượng chính trị quần chúng với lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng của đạo quân chính trị quần chúng là lực lượng to lớn nhất, đã đưa cách mạng đến thắng lợi.
Câu hỏi 88. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cách mạng Việt Nam ? Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm này, anh (chị) hãy chứng minh một bài học kinh nghiệm đã được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ (1954 – 1975) của nhân dân ta.
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)
Hướng dẫn làm bài
1. Những bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám.
a. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ
dân tộc và dân chủ, đưa nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu, nhằm tập trung lực lượng để thực hiện cho kỳ được yêu cầu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
b. Đánh giá đúng và biết tập hợp, tổ chức lực lượng các giai cấp cách mạng, trong đó cơng nơng là đội qn chủ lực. Trên cơ sở khối liên minh công nông, biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp yêu nước và tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hố và cơ lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.
c. Nắm vững và vận dụng quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh
vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nơng thơn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nơng thơn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đơ thị khi có thời cơ thì phát động tồn dân khởi nghĩa giành chính quyền.
2. Các bài học kinh nghiệm này được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975). (Thí sinh chỉ trình bày 1 trong 3 bài học).
* Bài học 1:
a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
- Trong thời kỳ này, Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giải phóng dân tộc, giành độc lập và dân chủ là nhiệm vu trực tiếp, còn chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên.
- Trong khi tập trung sức người và sức của để hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến, Đảng chỉ rõ phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta và khi có điều kiện, Đảng bắt tay xây dựng 1 số cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hộivới mức độ thấp.
- Trong thời kỳ này Đảng ta cũng đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiệm vụ đan tộc và dân chủ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây chính là tiếp tục sự nghiệp của cách mạng Tháng Tám, tuân thủ phương hướng, mục tiêu và qui luật của một cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp vô sản lãnh đạo.
- Trên quan điểm này, Đảng ta chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cuộc kháng chiến là: đánh
đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất; đồng thời trong quá trình kháng chiến, Đảng ta đã tiến hành xây dựng chế độ mới (dân chủ nhân dân) ban bố các quyền tự do dân chủ về chính trị, về kinh tế, văn hố, giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất nhằm bồi dưỡng sức dân, trước hết là nông dân, củng cố khối liên minh cơng nơng, trên cơ sở đó đồn kết tồn dân tộc để đánh Pháp và tay sai.
b. Trong kháng chiến chống Mỹ (1945 – 1975)
- Trong kháng chiến chống Mỹ : mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội kết hợp chặt chẽ
với nhau thể hiện trong việc Đảng ta đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược này có mối quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vị trí quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, Cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam có vị trí quyết định trực tiếp sự nghiệp giải phóng miền Nam ; cả hai miền đều nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc hồn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc. Trong Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, Đảng ta chủ trương tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai.
- Với đường lối trên, cách mạng nước ta huy động được sức mạnh cả nước, sức mạnh của độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai.
* Bài học 2
a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
- Để huy động sức mạnh toàn dân chống Pháp xâm lược, Đảng đề ra đường lối kháng chiến toàn
dân, toàn diện. Với đường lối này, Đảng ta đã huy động được các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Việt Minh (1941 – 1951), Mặt trận Liên Việt, nịng cốt là liên minh cơng nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Với chiến lược đại đoàn kết dân tộc này, Đảng ta đã huy động được sức mạnh tồn dân đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, trong đó lực lượng nịng cốt là qn đội với ba thứ quân, đánh giặc trên mọi phương diện : qn sự, chính trị, kinh tế, văn hố, ngoại giao, tạo nên nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, đánh bại một đế quốc có tiềm lực kinh tế và quốc phịng mạnh hơn ta nhiều lần.
b. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh nhân dân được tiến hành tồn diện.Thấm nhuần chân lý : “Khơng có gì qúy hơn độc lập tự do”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả nước một lịng, tồn dân đánh giặc, nhân dân hai miền phối hợp chặt chẽ trong cuộc đấu tranh theo tinh thần miền Nam là tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc.
- Nhân dân 2 miền Nam Bắc được tập hợp trong các tổ chức mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình; song tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” do một Đảnh lãnh đạo. Đây là một thành cơng lớn về chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Bài học 3
a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954 ).
- Trong kháng chiến chống Pháp, kinh nghiệm cách mạng bạo lực của Cách mạng tháng Tám
được kế thừa và sự phát triển theo đặc thù của chiến tranh, của kháng chiến chống Pháp, nên phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh toàn dân, đánh địch toàn diện; đứng chân vững chắc ở nông thôn để đánh địch cả nông thôn và thành thị, kháng chiến toàn diện, nhưng vũ trang là quyết định; kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh vũ trang làm hình thức đấu tranh chủ yếu có ý nghĩa quyết định.
- Khéo kết hợp chiến trường chính với chiến trường phụ, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến
tranh du kích kết hợp tác chiến với địch vận; đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, nắm vững và chủ động thời cơ để tiêu diệt địch như các trận thắng lớn ở Biên Giới, Hịa Bình, Tây Bắc... (cả hoạt động tác chiến và phá tề trừ gian khuấy động vùng địch hậu), các cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953 – 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là những thành cơng điển hình về việc sáng tạo và nắm vững thời cơ tiêu diệt địch trong nghệ thuật chiến dịch cũng nhue chỉ đạo chiến lược quân sự.
b. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
- Phương pháp bạo lực cách mạng dược Đảng ta vận dụng và đạt đến đỉnh cao. Đó là sử dụng lực
lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân,tiền hành khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy với tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng 3 mũi giáp cơng : qn sự, chính trị, binh vận ; kết hợp 3 thứ quân ; kết hợp đánh lớn, đánh nhỏ và đánh vừa; thực hiện làm chủ đề tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
- Nắm vững phương châm chiến lược lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ mở những trận tiến công chiến lược (Phong trào Đồng khởi, cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân 1968, cuộc Tiến công chiến lược 1972. ...) để làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh tiến lên thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 rộng khắp đè bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.
Câu hỏi 92. Trong “Tun ngơn độc lập” (2/9/1945) có đoạn viết: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. (Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, trang
701 – 702). Căn cứ vào những cơ sở nào mà Hồ Chí Minh đã khẳng định nhưvậy ?(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005) vậy ?(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)
Hướng dẫn làm bài
- Ngày 2/9/1945, trong lể tun bố độc lập, Hồ Chí Minh đã nói: “nước Việt Nam có quyền hưởng
tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”. Lời khẳng định đó có cơ sở pháp lý quốc tế và lịch sử của nó.
- Tự do, độc lập, bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới. Chân lý đó được thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp (1781) đã được toàn thể nhân loại trên thế giới thừa nhận: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi” do đó, dân tộc