3.4.1 Thống kê mô tả[23]
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
3.4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo[10]
Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach‟s Anphal, Phân tích khám phá các nhân tố…nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình.
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach‟s Anpha ldùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy tốt khi Cronbach‟s Anphal ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo.
Phân tích nhân tố dùng kiểm định khái niệm của thang đo, khi phân tích nhân tố thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như:
- Hệ số KOM: KOM ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett < 0.05.
- Hệ số tải nhân tố ( Factor Loading) > 0.5. Nếu biến quan sát này có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 thì sẽ bị loại.
- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%
- Sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
3.4.3 Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình[13]
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ liệu mẫu phù hợp đến mức độ nào với dữ liệu thì ta dùng hệ số xác định R2
Đặt giả thuyết:
H0 : R2 =0 không có độ phù hợp của mô hình đã chọn H0 : R2 ≠ 0 có độ phù hợp của mô hình đã chọn So sánh F của mô hình với Fα(k-1,n-k)
- Nếu F > Fα(k-1,n-k) thì bác bỏ H0 chấp nhận H1, nghĩa là tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến quan sát
- Nếu F < Fα(k-1,n-k) thì bác bỏ H1 chấp nhận H0, nghĩa là không tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến quan sát
Để có thể xem rõ hơn về độ phù hợp của mô hình ta dùng sig[13]
Khi thực hiện kiểm định ta có 2 giả thiết:
-H0 : βk = 0 không có mối quan hệ giữa các biến - H1: βk ≠ 0 có mối quan hệ giữa các biến
Dựa vào giá trị của p- value( trong eview) và (trong SPSS viết tắt là sig) để chấp nhận hay bác bỏ H0
- (Sig) ≤ α (mức ý nghĩa) => bác bỏ giả thiết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.
- (Sig) > α (mức ý nghĩa) => Chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.
3.4.4 Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy[13]
Đặt giả thuyết: H0 : βk = 0 H1: βk ≠ 0
So sánh |T(βk)| của mô hình với tα/2n-k (với n là số quan sát, k là số biến, thường α = 5 %)
Nếu |T(βk)| > tα/2n-k chấp nhận giả thiết H0, bác bỏ giả thuyết H1. Nghĩa là biến phụ thuộc được giải thích bởi biến quan sát
Nếu |T(βk)| > tα/2n-k chấp nhận giả thiết H1, bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là biến phụ thuộc được giải thích bởi biến quan sát.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở các lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, kết quả các mẫu khảo sát và các ý kiến nhận định thông qua phương pháp thu thập tài liệu. Đồng thời tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mô tả thống kê, so sánh để phân tích, đánh giá tình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro thanh khoản của NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa.
Tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực tế để ghi nhận ý kiến, nhận định của nhân viên ngân hàng về hoạt động kinh doanh cũng như quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng. Từ đó thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng để có hướng khắc phục.
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA
4.1 Tổng quan về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Biên Hòa nhánh Biên Hòa
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển[11] NHNo &PTNT Biên Hòa
được thành lập theo quyết định số: 430/QD/HĐQT-TCCB ngày 07/11/2001 và quyết định số 145/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 27/04/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam V/v thành lập và đổi tên Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Biên Hòa thành chi
nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Biên Hòa. Công văn số 1772/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 31/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam V/v thay đổi tên chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa thành “ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BIÊN HÒA”. NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 09/2004 trên cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp 3 Tam Hòa trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Nai cũ. Thực hiện quyết định số: 953/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT Biên Hòa được nâng cấp thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHNo& PTNT Việt Nam (không trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Nai nữa).
Ảnh 4.1: NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa
NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa được tọa lạc tại số 1A, xa lộ Hà Nội, Phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hội sở của NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa nằm ở vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng giao dịch với các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn. Bên cạnh đó có thể phục vụ các nhu cầu của các doanh nghiệp và dân cư ở các vùng lân cận, NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa đã hình thành hệ thống mạng lưới phòng giao dịch sau:
Tháng 07/2008: Thành lập phòng giao dịch Long Bình.
Tháng 09/2008: Thành lập phòng giao dịch Thống Nhất.
Ngày 06/03/2009: Thành lập phòng giao dịch An Phước.
So với ngày đầu thành lập, đến nay chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể, các sản phẩm dịch vụ và tiện ích được đông đảo khách hàng là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh tin cậy sử dụng. Ngoài sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, sự lãnh đạo của ban giám đốc và các đoàn thể, còn có sự đoàn kết phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, như vậy mới có thể đạt được những thành quả trên, vì sự phát triển đi lên của chi nhánh Biên Hòa trong thời gian tới.
4.1.2 Mạng lƣới hoạt động và mô hình tổ chức của NHNo & PTNT Biên Hòa Hòa
4.1.2.1 Mạng lƣới hoạt động của ngân hàng[11]
NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa là một chi nhánh cấp I thuộc NHNo & PTNT Việt Nam. Có con dấu riêng, có bảng cân đối tài khoản. Định hướng ngân hàng là phát triển toàn diện dịch vụ ngân hàng, coi trọng nguồn vốn trong nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà Nước và những quy định của Ngành.
NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa hiện nay gồm 73 cán bộ viên chức trong biên chế và 13 nhân viên hợp đồng.
Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban giám đốc, 4 phòng nghiệp vụ và 3 phòng giao dịch (Long Bình, Thống Nhất và An Phước).
4.1.2.2 Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT Biên Hòa[11]
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa)
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Phòng hành chính nhân sự của Agribank Biên Hòa)
a. Chức năng của các phòng ban[11]
(Xin xem chi tiết ở phụ lục4)
b. Các loại hình sản phẩm dịch vụ[11]
Chi nhánh NHNo & PTNT Biên Hòa kinh doanh gồm các loại hình sản phẩm dịch vụ sau: Nhóm sản phẩm tiền gửi, Nhóm sản phẩm cấp tín dụng, Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước, Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, Nhóm sản phẩm thẻ, Nhóm sản phẩm E – BANKING, Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ, Nhóm sản phẩm khác.
Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Kiểm Tra, Kiểm Soát Nội Bộ Phòng Giao Dịch Long Bình Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Giao Dịch Thống Nhất Phòng Giao Dịch An Phƣớc Tổ Thanh Toán Quốc Tế Tổ Thẩm Định Tổ Dịch Vụ Marketing
4.1.3 Hoạt động chủ yếu tại NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa[11]
4.1.3.1 Huy động vốn[11]
Nhận tiền gửi các tổ chức cá nhân bằng đồng Việt Nam, Ngoại tệ ( USD, EUR) với các hình thức:
- Đối với tổ chức: Tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn - Đối với cá nhân: Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiết kiệm có kỳ hạn: Trả lãi trước, trả lãi hàng tháng và trả lãi sau
- Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang lũy tiến theo số dư tiền gửi và theo thời gian gửi.
- Tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu ngắn hạn. - Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn.
4.1.3.2 Tín dụng[11]
- Cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, và pháp nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định.
- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn tối đa 12 tháng theo phương thức cho vay từng lần hoặc hạn mức tín dụng.
- Cho vay trung và dài hạn: Thời hạn trên 12 tháng phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh: Xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, …..
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. - Cho vay phục vụ các nhu cầu đời sống.
4.1.3.3 Bảo lãnh[11]
Gồm có Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán và hoàn thanh toán, Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Các loại bảo lãnh khác.
4.1.3.4 Thanh toán trong nƣớc và thanh toán quốc tế[11]
Thanh toán trong nước:
- Chuyển tiền trong nước: Chuyển tiền điện tử, chuyển tiền liên ngân hàng, Chi trả kiều hối, Chuyển tiền từ nước ngoài về.
- Thực hiện thanh toán các loại thẻ: Thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và các loại thẻ khác, thanh toán qua máy rút tiền tự động ATM.
Thanh toán quốc tế:
- Chuyển tiền bằng thư tín dụng xuất nhập khẩu.
- Mua bán ngoại tệ tự do chuyển đổi dưới các hình thức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi.
4.1.3.5 Các dịch vụ ngân hàng khác[11]
- Thực hiện thu chi tiền mặt cho tất cả các khách hàng tại các điểm giao dịch - Thu tiền tại gia, tại các điểm bán hàng, kiểm đếm, thu hộ tiền mặt
- Chi trả hộ lương cho cán bộ nhân viên
4.1.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Biên Hòa 4.1.4.1 Hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa 4.1.4.1 Hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa
Tình hình huy động vốn:
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng, ngàn USD Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 % % Nguồn vốn huy động 1.005 938 1.024 -67 -7% 86 9%
Trong đó:TG dân cư 468 639 783 171 36,65% 144 23%
I/Nguồn vốn nội tệ 966 884 981 -82 -8,49% 97 11%
Trong đó:TG dân cư 436 589 747 153 35,09% 158 27%
II/Nguồn vốn ngoại tệ 2.164 2.866 2.062 702 32,44% -804 -28,05%
Trong đó:TG dân cư 1.756 2.663 1.729 907 51,65% -934 -35,07%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009,2010,2011 Agribank Biên Hòa)[1],[2]
Nhìn vào bảng ta thấy tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2010 đạt 938 tỷ đồng giảm so với năm 2009 là 67 tỷ đồng tương đương với giảm 7%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính 2008, 2009 vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, hoạt động ngân hàng do đó cũng chịu ảnh hưởng, giá cả thị trường thế giới tăng cao gây áp lực đối với thị trường trong nước như giá vàng giá dollar tăng mạnh và không ổn định, sự sa sút của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản…gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ. Năm 2011 tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến động xấu, giá
cả thị trường vẫn biến động bất ổn, chỉ số lạm phát gia tăng, chênh lệch lãi suất đầu ra – vào… Vì vậy nguồn vốn huy động có tăng nhưng không nhiều, cụ thể năm 2011 huy động được 1.024 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 86 tỷ với mức tăng trưởng là 9%.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn:
Năm 2010 tổng nguồn vốn là 938 tỷ đồng thì tiền gửi dân cư đạt 639 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 171 tỷ đồng với mức tăng trưởng 36,65% chiếm tỷ trọng 68% trên tổng nguồn vốn huy động. Còn lại tiền gửi của các TCTD khác, TCKT chiếm 32% trên tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 1.024 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư là 783 tỷ đồng tăng 144 tỷ(+23%) so với năm 2010 chiếm 76% trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ là 1.729 ngàn USD giảm 934 ngàn USD(-35,07%) so với năm 2010.Tiền gửi các TCKT, TCTD quy đổi là 241 tỷ đồng giảm 58 tỷ (-19%) so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 24% cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ:
Năm 2010 tổng nguồn vốn là 938 tỷ đồng thì nguồn vốn nội tệ là 884 tỷ giảm 82 tỷ so với năm 2009 tương ứng với giảm 8,49%, nguồn ngoại tệ đạt 2.866 ngàn USD tăng 702 ngàn USD so với năm 2009 với mức tăng trưởng là 32,44%.
Năm 2011 nguồn vốn nội tệ là 981 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 97 tỷ (+11%) chiếm tỷ trọng 95,8% cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ là 2.062 ngàn USD giảm so với năm 2010 là 804 ngàn USD (-28,5%) và chiếm tỷ trọng 4,2% cơ cấu nguồn vốn.
Qua phân tích ta thấy NHNo & PTNT Biên Hòa đã bám sát chỉ đạo trong việc điều hành kinh doanh, nắm bắt quan hệ cung cầu thị trường vốn để có bước điều chỉnh phù hợp về lãi suất huy động vốn cũng như lãi suất cho vay. Chi nhánh đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các sản phẩm về huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn từ các thành phần dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao, đưa tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 76% tăng 8% so với
năn 2010 góp phần ổn định nguồn vốn, bớt phụ thuộc vào tiền gửi các tổ chức kinh tế là nguồn vốn có nhiều biến động. Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm hạn mức dư có, dư nợ tài khoản điều chuyển vốn nội, ngoại trong kỳ kế hoạch hàng quý do NHNo & PTNT Việt Nam giao, đảm bảo an toàn thanh khoản thường xuyên.
Tình hình dƣ nợ cho vay
Bảng 4.2: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 % % Tổng dư nợ 735 797 816 62 8% 19 2% Dư nợ trung hạn 195 203 156 8 4,1% -47 -23% Dư nợ dài hạn 16 11 61 -5 -31,25% 50 455%