Hòa giải tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên

Một phần của tài liệu Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng (Trang 37 - 45)

Sau khi hai bên tranh chấp không thể tự thương lượng dàn xếp được, nếu có yêu cầu của một bên tranh chấp Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động sẽ là những chủ thể đầu tiên tiến hành hoạt động hoà giải trong hệ thống các chủ thể có thẩm quyền hịa giải tranh chấp lao động nói riêng và giải quyết tranh chấp lao động nói chung.

2.1.1. Qui định của pháp luật

Các vấn đề về hoạt động hoà giải của Hội đồng hòa giải cơ sở và Hòa giải viên lao động hiện nay được quy định tại BLLĐ sđbs 2006; mục 1 Nghị định số 133/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ về giải quyết tranh chấp lao động và Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở và Hòa giải viên lao động.

Thứ nhất, thành lập và tổ chức Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và Hòa giải viên lao động

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở: Theo quy định tại khoản 1 Điều 162 BLLĐ; mục 1 phần I Thơng tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH thì Hội đồng hịa giải cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có cơng đồn cơ sở hoặc ban chấp hành cơng đồn lâm thời. Tại các doanh nghiệp này, đại điện của bên người sử dụng lao động phải chủ động đề xuất với ban chấp hành cơng đồn về việc thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở. Người sử dụng lao động là người ra quyết định thành lập và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động. Nhiệm kỳ của hội đồng là 2 năm.

Hội đồng hòa giải lao động phải có ít nhất 4 thành viên, là những đại diện ngang nhau của bên người lao động và người sử dụng lao động. Ngồi ra, họ có thể thoả thuận lựa chọn thêm một hoặc một số chuyên gia ngoài doanh nghiệp tham gia vào Hội đồng hòa giải lao động. Như vậy, ngoài những thành viên đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động (chính là hai bên tranh chấp) trong thành phần Hội đồng hòa giải cơ sở còn có thể có thành viên khác độc lập với hai bên tranh chấp. Để được lựa chọn, những người này cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện pháp luật quy định đối với Hòa giải viên lao động.

Hồ giải viên lao động khơng có cơ cấu tổ chức như Hội đồng hịa giải cơ sở, Hòa giải viên lao động là những cá nhân hoạt động độc lập được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cơng nhận. Đó là, những cá nhân đáp ứng được những điều kiện pháp luật quy định như: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về pháp luật lao động, có kỹ năng hồ giải hoặc kinh nghiệm trong việc tổ chức hòa giải, tự nguyện tham gia tổ chức hoà giải… (khoản 1 Điều 6 Nghị định số 133/2007/NĐ-CP).

Khác với quy định trước đây tại Thông tư số 10/BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 1997 hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở, Hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện… chỉ có cán bộ Phịng Lao động - Thương binh xã hội cấp huyện mới được cử làm Hòa giải viên lao động. Hiện nay, ngoài cán bộ cơ quan lao động cấp huyện, cán bộ cơng đồn các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, thì các cá nhân độc lập cũng có quyền đăng ký tham gia làm Hòa giải viên lao động nếu đáp ứng được các điều kiện kể trên (mục 1 phần II Thông số 22/2007/TT-BLĐTBXH), như vậy, so với qui định trước đây, pháp luật đã mở rộng đối tượng được ứng cử, giới thiệu để được cơng nhận làm Hịa giải viên lao động đã làm tăng cơ hội lựa chọn được những Hồ giải viên có khả năng để hồn thành nhiệm vụ.

Thứ hai, thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và Hòa giải viên lao động

Hội đồng hịa giải cơ sở có nhiệm vụ và thẩm quyền hoà giải tất cả các vụ tranh chấp lao động cá nhân và các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.

Hịa giải viên lao động hồ giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân (tại doanh nghiệp chưa có Hội đồng hòa giải cơ sở); tranh chấp về hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề; Hịa giải viên lao động vẫn có thể hịa giải các tranh chấp lao động cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ sđbs 2006 và các tranh chấp lao động tập thể khi có yêu cầu. Như vậy, đối với các tranh chấp lao động cá nhân không nhất thiết phải qua thủ tục hoà giải được quy định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ như:

Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại; trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng;... nhưng nếu đương sự có u cầu

thì Hội đồng hịa giải cơ sở và Hịa giải viên lao động vẫn có thẩm quyền hồ giải và tiến hành hồ giải theo thủ tục thơng thường.

So với quy định tại BLLĐ sđbs 2002, thì thẩm quyền của Hòa giải viên lao động đã có một số thay đổi. Đó là việc luật sđbs 2006 đã quy định khi có u cầu thì Hịa giải viên lao động có thẩm quyền hồ giải đối với tất cả các tranh chấp lao

động cá nhân (thuộc trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hồ giải tại cơ sở) nói chung chứ khơng chỉ đơn thuần hoà giải các tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động như trước kia. Đồng thời, với các tranh chấp lao động tập thể, không chỉ ở nơi chưa có Hịa giải viên lao động mà ngay tại những doanh nghiệp đã có Hội đồng hồ giải nếu được u cầu thì Hịa giải viên lao động vẫn có thẩm quyền hồ giải.

Thứ ba, trình tự, thủ tục hồ giải của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và Hòa giải viên lao động

Mặc dù, có những qui định khác nhau nhất định về thẩm quyền, cơ cấu, tổ chức, song thủ tục hòa giải tranh chấp lao động do Hội đồng hòa giải cơ sở và Hòa giải viên lao động tiến hành là như nhau, bao gồm:

Bước 1: Nhận đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp lao động

Hòa giải tranh chấp lao động tại Hội đồng hòa giải cơ sở và Hòa giải viên lao động là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động (trừ khoản 2 Điều 166 BLLĐ sđbs 2006). Tuy nhiên, thủ tục này chỉ có thể được yêu cầu bởi chính một hoặc cả hai bên tranh chấp. Khi có nhu cầu hồ giải, người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể gửi đơn đến Hội đồng hịa giải cơ sở hoặc cơ quan lao động cấp huyện (trường hợp nơi đó chưa có Hội đồng hịa giải cơ sở hoặc trường hợp yêu cầu Hòa giải viên lao động hoà giải tranh chấp lao động tập thể). Sau khi những thông số cần thiết như ngày, tháng, năm nhận đơn đã được ghi vào sổ theo dõi, Chủ tịch hội đồng hoặc Lãnh đạo cơ quan lao động huyện sẽ tiến hành phân cơng hịa giải viên để tìm hiểu và xử lý vụ việc.

Bước 2: Chuẩn bị phiên họp hồ giải

Cơng tác chuẩn bị cho phiên họp hòa giải là hết sức quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị (từ khi nhận đơn đến khi tổ chức phiền họp hồ giải) chỉ có 3 ngày làm việc nên các cơng việc vừa phải được chuẩn bị nhanh chóng, vừa phải bảo đảm tính chính xác. Ngay sau khi được phân cơng, hịa giải viên phải khẩn trương tìm hiểu vụ việc, thu thập chứng cứ và dự kiến phương án hoà giải… (với trường hợp hồ giải tại Hội đồng hịa giải cơ sở thì phương án hồ giải được các thành viên hội đồng nhất trí). Ngồi ra, cịn các công việc như chuẩn bị địa điểm tổ chức phiên họp hồ giải, gửi thơng báo đến các bên tranh chấp, cơng đồn và các chủ thể khác, nếu thấy cần thiết cũng phải được thực hiện chu đáo để bảo đảm phiên họp hoà giải được diễn ra đúng thời gian và đạt hiệu quả.

Trước tiên, Thư ký hội đồng hoặc Hòa giải viên lao động phải kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp, những người được mời. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt hoặc cử đại diện khơng có uỷ quyền thì hỗn phiên họp hồ giải. Hội đồng hòa giải và Hòa giải viên tiến hành tổ chức phiên họp lần hai. Về thời gian, địa điểm phải thông báo lại cho các bên tranh chấp. Tại phiên họp hòa giải lần hai, một hoặc cả hai bên tranh chấp vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hồ giải khơng thành.

Trường hợp khi phía người lao động và người sử dụng lao động hoặc đại diện được uỷ quyền của họ đã có mặt đầy đủ thì phiên họp hồ giải được tiến hành theo trình tự:

- Tuyên bố lý do của phiên họp hoà giải và giới thiệu thành phần phiên họp; - Đọc đơn của nguyên đơn;

- Bên nguyên đơn trình bày; - Bên bị đơn trình bày;

- Hội đồng hịa giải lao động hoặc Hòa giải viên lao động chất vấn các bên, nêu các chứng cứ và yêu cầu nhân chứng (nếu có) phát biểu;

- Người bào chữa của một hoặc hai bên tranh chấp (nếu có) phát biểu.

Cuối cùng, Hội đồng hòa giải lao động hoặc Hòa giải viên lao động căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên tranh chấp để phân tích đánh giá vụ việc, nêu những điểm đúng, sai của hai bên để họ tự hoà giải với nhau. Nếu việc tự hồ giải khơng đem lại kết quả thì Hội đồng hịa giải lao động hoặc Hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải đã chuẩn bị trước để hai bên tranh chấp xem xét, thương lượng. Họ có quyền chấp nhận hoặc khơng chấp nhận phương án đó.

Qua quá trình thảo luận, nếu bên nguyên đơn đồng ý rút yêu cầu hoặc hai bên tự hoà giải được hay cùng chấp nhận phương án hồ giải thì Hội đồng hòa giải lao động hoặc Hòa giải viên lao động sẽ tiến hành lập biên bản hoà giải thành. Ngược lại, nếu hai bên khơng chấp nhận phương án hồ giải thì Hội đồng hịa giải lao động hoặc Hịa giải viên lao động sẽ lập biên bản hồ giải khơng thành. Biên bản hồ giải phải có chữ ký của hai bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký hội đồng hoặc Hòa giải viên.

Như vậy, cho dù kết quả phiên họp hồ giải có như thế nào (thành hay khơng thành) thì Hội đồng hịa giải lao động hoặc Hòa giải viên lao động đều phải lập biên bản hoà giải. Trường hợp hồ giải khơng thành, biên bản hồ giải không thành sẽ là căn cứ để tranh chấp có thể được giải quyết ở các bước tiếp theo trong trình tự giải quyết tranh chấp lao động. Cịn trường hợp hồ giải thành, biên bản hồ giải thành

chính là bằng chứng ghi nhận kết quả đạt được của tiến trình hồ giải. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

2.1.2. Thực tiễn áp dụng

Việc thành lập, tổ chức, hoạt động, báo cáo và đánh giá tổng kết hiệu quả hoạt động hàng năm của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở thuộc về cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Lao động -Thương binh xã hội. Nhưng việc đó thực hiện rất khó bởi vì cơ chế hoạt động hịa giải ở cấp cơ sở là để hòa giải các tranh chấp trong doanh nghiệp, nhằm giải quyết ngay những yêu cầu của người lao động nên đối với tổ chức này nên chỉ đặt ra vấn đề hiệu quả hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở có tác dụng trong thực tiễn hòa giải tranh chấp lao động tại cơ sở không. Sau đây là những ghi nhận về hoạt động của chủ thể này.

Cơng tác hịa giải ở Hội đồng hòa giải cơ sở hoạt động tốt sẽ góp phần ổn định quan hệ lao động. Như việc nữ công nhân Nguyễn Thị Trúc L, tổ trưởng tổ may Công ty Komega Sports, quận 12, TPHCM, có thai đến tháng thứ năm thì được thông báo cho nghỉ hưởng 70% lương đến khi sinh. Ông Nguyễn Hữu T, chủ tịch cơng đồn kiêm chủ tịch Hội đồng hịa giải cơ sở Cơng ty Komega Sports, cho biết: Hội đồng hịa giải cơ sở đã giải thích cho giám đốc biết việc làm trên là sai luật, chi L phải được hưởng 100% lương, chỉ khơng cịn được hưởng phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng. Giám đốc nhận ra thiếu sót, trả đủ lương trong thời gian chị L chờ việc.

Đánh giá về cơng tác hịa giải tại cơ sở Ơng Lê Khánh Thắng, Phó giám đốc Cơng ty Khai thác chế biến lâm nông sản cung ứng xuất khẩu nói:“Hội đồng hịa

giải cơ sở hoạt động tốt sẽ góp phần ổn định giúp quan hệ lao động tại doanh nghiệp”. Khi Hội đồng hịa giải cơ sở cơng ty nhận được đơn của tập thể công nhân

xưởng Linh Trung khiếu nại về việc quản đốc phân công công nhân làm việc không công bằng, Hội đồng hòa giải cơ sở đã giải quyết ngay, phê bình quản đốc vì sự việc phản ánh của công nhân là đúng.

Bên cạnh, một số ít Hội đồng hịa giải hoạt động hiệu quả, góp phần hạn chế những tranh chấp ở Tòa án. Còn lại, đa phần hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động chưa đạt yêu cầu, với những nhận xét như sau:

- Hội đồng hòa giải cơ sở hoạt động yếu, khơng chủ động giải quyết được tình hình. Khi có tranh chấp xảy ra chủ thể đứng ra hòa giải giữa hai bên chủ yếu thông qua Ban chấp hành cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp và cơng đồn cấp trên mới thực hiện được. Trong quá trình khảo sát thực tế tại địa bàn Tỉnh Đồng Nai tháng 6/2009, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tác giả đã tiếp xúc với cán bộ Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, được biết ngành hiện

có 11 doanh nghiệp có 2.499 lao động gồm: Công ty cổ phần Nhà nước giữ trên 50% vốn (có 5 đơn vị); Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty mẹ Công ty con 100% vốn Nhà nước (có 4 đơn vị); Công ty cổ phần Nhà nước giữ <50% vốn (có 2 đơn vị). Tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008 khơng nhiều (bình qn 2 vụ/năm) tranh chấp chủ yếu về chế độ Bảo hiểm xã hội (Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội); chế độ thôi việc (trợ cấp thôi việc theo Bộ luật lao động) và chế độ bảo hiểm lao động (cung cấp bảo hiểm lao động cho phù hợp với điều kiện sản xuất và nâng chất lượng bảo hiểm lao động); Sắp xếp, bố trí lao động nghỉ việc. Cơng tác hịa giải chủ yếu thông qua Ban chấp hành cơng đồn cơ sở, từ năm 2006 đến nay, có 7/7 vụ đều hịa giải thành.

- Người lao động khơng tin vì Hội đồng hịa giải cơ sở khơng hoạt động. Khi xảy ra tranh chấp công nhân không muốn nộp đơn tại Hội đồng hòa giải cơ sở vì khơng tin hịa giải có kết quả, nên dẫn đến tình trạng cơng nhân tự ý nghỉ việc tập thể, khiếu nại vượt cấp. Số liệu của Phòng Lao động Thương binh - xã hội quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong 72 vụ tranh chấp chuyển lên Phòng Lao động Thương binh -xã hội quận trong năm 2001 có 30 vụ khiếu nại vượt cấp, do công nhân không muốn nộp đơn tại Hội đồng hòa giải cơ sở vì khơng tin hịa giải có kết quả28.

- Hội đồng hịa giải lao động cơ sở khơng được thành lập, hay thành lập một cách hình thức, thậm chí chỉ thành lập một lần duy nhất kể từ khi doanh nghiệp mới

Một phần của tài liệu Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)