Chương 2 Tìm hiểu văn hóa ẩm thực vùng Tây Nam Bộ
2.5 Giá trị của văn hóa ẩm thực vùng Tây Nam Bộ
2.5.1 Giá trị văn hóa
Thứ nhất, ẩm thực đậm đà bản sắc văn hóa đất phương Nam. Những điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù gắn với đời sống lao động, sản xuất của người dân nơi đây ngay từ những ngày đầu đến khai phá vùng đất Tây Nam Bộ đã dần hình thành nên nhiều phong tục tập quán, nét văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc văn hóa của cả vùng cũng như từng địa phương trong khu vực.
Các nghệ nhân ẩm thực khi nói về ẩm thực phương Nam thường nhắc tới những từ: đơn giản, đậm đà, đa dạng, mùa nào thức ấy. Dựa vào nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên, những món ăn Tây Nam Bộ được giới thiệu đến du khách phần lớn là những món ăn gắn với cuộc sống đời thường của người dân với nguồn nguyên liệu thực vật, động vật
nhất là những thực khách muốn từ ẩm thực để tìm hiểu về bản sắc văn hóa, đời sống sinh hoạt, thói quen ăn uống của người dân Tây Nam Bộ.
Thứ hai, sự đa dạng phong phú của ẩm thực các khu vực vùng Tây Nam Bộ đóng góp vào bức tranh tổng thể của ẩm thực Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu từng khẳng định ẩm thực của vùng đất này gắn với lịch sử khai hoang mở cõi của ông cha ta từ bao đời, vừa thể hiện nét phóng khống, dễ dung nạp, giao hòa, tiếp thu những nét tinh túy của các vùng, miền lại vừa có sự sáng tạo, linh hoạt để hình thành rất nhiều đặc sản ẩm thực, tạo nên các mảng màu đặc sắc trong bức tranh ẩm thực của đất nước Việt Nam.
Theo Nghệ nhân ẩm thực Triệu Thị Chơi, Trưởng Ban Nghệ nhân - Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam: “Ẩm thực Tây Nam Bộ rất đa dạng và phong phú, mỗi món ăn thường được chế biến bởi nhiều loại nguyên liệu với sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo.” Nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào được kết hợp, vùng đất này có nhiều món ăn chỉ mới nghe tên cũng đủ thấy hấp dẫn, mời gọi du khách như cá lóc hấp bầu, cá tra um lá cách, canh chua bông điên điển, lẩu mắm, bánh lọt đậu xanh nước dừa, bánh da lợn đậu xanh, bánh tằm bì, bánh ít khoai mỳ, bánh ống lá dứa, bánh bò thốt nốt, bánh chuối đập...
Thứ ba, văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ là kết quả của sự giao lưu văn hóa tộc người, đó là các tộc người Hoa – Chăm – Khmer. Nhờ đó mà thấy được sự đa dạng, sáng tạo của người Việt khi có những biến đổi để phù hợp với điều kiện thực tiễn hơn, chứ khơng tiếp thu hồn tồn khơng biến đổi những món ăn đó.
2.5.2 Giá trị kinh tế - du lịch
Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nam Bộ nói riêng đã hình thành và phát triển trên dưới 60 năm. Tổng cục Du lịch xác định ẩm thực là yếu tố quan trọng,
góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch nhằm thu hút khách, tạo doanh thu, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.
Theo báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực của Tổ chức Du lịch thế giới, du khách thường chi trung bình 1/3 ngân sách chuyến đi cho ẩm thực. Ðồng thời, có tới hơn 80% số đơn vị, tổ chức du lịch khi được điều tra đều xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, là động lực quan trọng cho phát triển du lịch. Qua đó, có thể thấy ẩm thực khơng những đáp ứng nhu cầu ăn uống mà cịn đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu khám phá văn hóa địa phương của du khách.
Trong một chuyến đi, chi tiêu của khách du lịch dành cho lưu trú và ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Theo như số liệu đã thống kế của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thì vào năm 1995, trung bình mỗi ngày khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng 70 USD. Phần lớn nguồn chi tiêu của khách tập trung vào lưu trú (chiếm 50,17 %) và ăn uống (chiếm 19,6 %) sau đó là mua hàng lưu niệm (chiếm 13,34%), lữ hành vận chuyển (chiếm 9,55 %) và các dịch vụ khác (chiếm 8,34 %).
Những số liệu đó càng khẳng định rằng văn hóa ẩm thực đặc trưng của Tây Nam Bộ góp phần thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho địa phương. Ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch miền Tây. Hoạt động du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch, tạo ra việc làm và mang lại thu nhập kinh tế cho một bộ phận người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch địa phương.
Sự phát triển của du lịch ẩm thực Tây Nam Bộ cũng đóng góp phần nào vào nền kinh tế - du lịch Việt Nam.
2.5.3 Một số vấn đề ẩm thực vùng Tây Nam Bộ hiện nay
Sự hội nhập các văn hóa bên ngồi như Trung Hoa, văn hóa các nước phương Tây khiến ẩm thực Tây Nam Bộ gặp nhiều thách thức. Hiện nay, có rất nhiều món ăn truyền thống Tây Nam Bộ dần dần mất đi hay hiếm dần đi. Đó chính là mặt tiêu cực của hội nhập, làm mất đi trong kho tàng văn hoá ẩm thực Tây Nam Bộ những giá trị đã tồn tại lâu đời.
Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, giới trẻ Tây Nam Bộ giờ ưa chuộng với những loại thức ăn nhanh. Chúng ta có thể đễ dàng chế biến, nhanh chóng và tiện lợi. Vì điều này mà thế hệ trẻ ngày càng không quan tâm đến giá trị các món ăn truyền thống, dẫn đến việc có thể lãng qn và khơng lưu giữ được văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ.