1 .Lí do chọn đề tài
6. Cấu trúc của đề tài
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông
3.2.1.2. Mơ hình trồng cây ăn quả ở thôn Đông Trúc Lâm, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành
Hành huyện Nghĩa Hành
Ở Thôn Đông Trúc Lâm, Xã Hành Nhân là khu vực địa hình gị đồi, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất chính là ni bị, trồng cây ăn quả tập trung theo dự án. Mơ hình trồng cây ăn quả vùng đồi gị có sự tham gia của 82 hộ với diện tích 67 ha, phần lớn diện tích được chuyển đổi vùng đồi trồng keo kém hiệu quả và vườn đồi đất đai cằn cỗi. Các loại cây trồng chính là bưởi, sầu riêng, chơm chơm. Cây trồng phụ được xen canh với cây trồng chính chủ yếu là ngơ, lạc. Đây là mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần của hệ sinh thái mang lại nhiều lợi ích cho việc tối ưu hóa lợi ích cho hệ thống sản xuất (Phục lục 2.18).
gia sản xuất cây ăn quả. Quy mơ trung bình 3 – 6 nhân khẩu/hộ. Hộ có 2 lao động chiếm 26/38 hộ (38,4%), hộ có 3 lao động 12/38 hộ (chiếm 31,6%). Do dự án đầu tư thường xuống giống một lúc nên thường thiếu lao động trong thời điểm kiến thiết và thời điểm thu hoạch. Do đó phải thuê lao động từ nơi khác đến hoặc thuê xe đào,thường phải trả 250.000 đến 300.000 đồng/người/ngày, hoặc 1.500.000– 2000.000 đồng/ca (3 giờ).
Quy mô đất đai: Hộ có quy mơ ít nhất 0,5 ha, hộ có quy mơ lớn nhất là 1,3ha.
Kỹ thuật làm đất: Hầu hết các hộ đã chú trọng đến quản lí độ phì bằng phương pháp phủ
gốc, 100% hộ sử dụng các phụ phẩm của các cây trồng phụ (ngô, lạc) hoặc rơm rạ giúp giảm bốc hơi nước và cung cấp chất hữu cơ cho cây.
Sở hữu và sử dụng phương tiện canh tác: Chỉ có 1 hộ sở hữu phương tiện canh tác, 37/38 hộ
(97,4%) còn lại phải thuê phương tiện. Việc thuê phương tiện tốn rất nhiều chi phí, chủ yếu trong giai đoạn kiến thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện tiết kiệm 10 lần công lao động.
Kỹ thuật xen canh: 100% hộ thực hiện trồng xen canh. Có 4 hộ xen canh chuối, 20 hộ xen
canh lạc. Việc xen canh chuối, lạc ngoài cung cấp thêm thu nhập phụ cho các hộ sản xuất còn cung cấp nguồn thức ăn cho chăn ni (bị, lợn, gà), sử dụng làm vật liệu phủ gốc cho vườn cây ăn quả, giúp hạn chế cỏ dại. 14 hộ xen canh cỏ voi, tăng hiệu quả sử dụng đất và cung cấp thức ăn xanh cho chăn nuôi, tuy nhiên cỏ voi lại gây ảnh hưởng không tốt chất lượng đất (phá đất).
Nguồn nước trong sản xuất: Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nguồn nước ngầm (36/38 hộ,
chiếm 94,7%), chỉ có 2/38 hộ được dùng nước thủy lợi. Tuy nguồn nước ngầm có chất lượng tốt những trữ lượng khơng lớn, vào mùa khơ mực nước hạ thấp gây tình trạng thiếu nước tưới. Hệ thống điện không ổn định và không đủ công suất cung cấp đã gây khó khăn trong q trình khai thác nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cây trồng.
Khả năng đáp ứng nước tưới của khu vực chưa tốt, có 10/38 hộ thiếu nước tưới, 28/38 hộ vừa đủ. Vào mùa khô số hộ thiếu nước tưới chiếm hơn một nửa . Tuy nguồn cung cấp nước có trữ lượng cịn hạn chế, khả năng đáp ứng nước khơng ổn định nhưng các hộ chưa lựa chọn phương thức tưới phù hợp để tiết kiệm nguồn nước khan hiếm ở khu vực này. 100% hộ tưới trực tiếp bằng vòi tưới vào bồn/gốc cây.
Giống cây trồng: 100% hộ sử dụng giống đầu dịng được tạo ra tại địa phương có tính năng
suất, chất lượng cao và ổn định, tính chống chịu tốt. Gồm các loại cây chôm chôm, bưởi, sầu riêng.
- Sử dụng phân bón hữu cơ: 100% hộ có sử dụng phân bón hữu cơ vào thời điểm làm đất nhằm cải tạo đất trước khi trồng. Lượng phân bón hữu cơ (phân ủ) chưa tự túc được nên việc sử dụng còn hạn chế. Quá trình sử dụng phân hữu cơ được sử dụng kết hợp với NPK theo hướng dẫn của kỹ sư tuân thủ theo đúng từng giai đoạn phát triển của cây. Phân hữu cơ sử dụng đã được ủ hoai, tuy nhiên khi đã bón các hộ vẫn phải để hố trồng khoảng 1 tháng để đảm bảo lượng phân hoai hoàn toàn mới cho xuống giống.
3 phương pháp (bẫy, chế phẩm sinh học và thuốc BVTV hóa học), 16/38 hộ sử dụng kết hợp sử dụng bẫy và thuốc BVTV hóa học. Các hộ có sử dụng chế phẩm sinh học cho rằng chế phẩm có cơng hiệu cịn thấp, khơng xử lí triệt để được sâu, bệnh hại nên cần phải sử dụng kết hợp thuốc hóa học. Số hộ khơng sử dụng chế phẩm sinh học vì cho rằng khơng tiếp cận được thị trường và chưa được biết công hiệu của chúng.
Phương pháp xử lý cỏ dại: Chủ yếu sử dụng dụng cụ bằng tay 30/38 hộ (78,9%), kết hợp
nhổ bằng tay và dụng cụ bằng tay có 2/38 hộ (5,3%), 6/38 hộ (15,8%) sử dụng kết hợp cả thuốc hóa học. Dụng dụng bằng tay chủ yếu là cuốc đinh ba và cuốc bàn. Cỏ được làm bằng dụng cụ và nhổ bằng tay không sạch triệt để nên một số hộ đã sử dụng thêm thuốc hóa học.
Mục đích sử dụng thuốc BVTV: Các hộ sử dụng thuốc BVTV chủ yếu cho mục đích diệt sâu
bệnh và trừ bệnh hại 34/38 hộ (89,5%), diệt trừ cỏ và bệnh hại 3/38, 1 hộ sử dụng thuốc cho tăng trưởng. Các hộ sử dụng thuốc BVTV cho rằng, sâu bệnh hại rất phổ biến, cần phải xử lí nếu khơng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất. Hộ sử dụng cho tăng trưởng để đảm bảo cho trái cây có mẫu mã đẹp.
Để đảm bảo an toàn cho sản phẩm khi bán ra thị trường các hộ đã tuân thủ tốt thời gian cách ly có 2/38 hộ cách ly 20 ngày, 10/38 hộ cách ly 25 ngày, 26/38 hộ cách ly 30 trước khi thu hoạch. Theo quy định khoảng 14 ngày là đảm bảo. Các hộ cho rằng chính điều này đã giúp sản phẩm của họ được tin tưởng an toàn.
Tiêu thụ sản phẩm: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ có quy mơ lớn chủ yếu là hợp đồng với
người mua chiếm khoảng 63,15% (24/38 hộ), các hộ quy mô nhỏ hơn thường chọn bán lẻ chiếm 31,6% (12/38 hộ), các hộ quy mơ nhỏ vừa tiêu thụ gia đình vừa bán lẻ chiếm 5,3%. Các hộ cho biết với người mua vẫn cịn ở quy mơ nhỏ và chưa ổn định, chưa có liên kết thơng qua hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với doanh nghiệp hoặc siêu thị.
Khả năng tiêu thụ sản phẩm có 31/38 hộ bán hết (81,2%), 3 hộ/38 hộ tồn đọng, 4 hộ/38 hộ khó bán. Ngun nhân các hộ cịn tồn đọng và khó bán chủ yếu đều rơi vào tình trạng khơng tiếp cận được thị trường (người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm).
100% hộ đều cho rằng được xác nhận vùng sản xuất trái cây an toàn của cơ quan quản lý nhưng chưa hiện vẫn chưa có chứng nhận nhãn mác trên thị trường. Có 94,7% hộ có nhu cầu đăng ký nhãn mác chứng nhận, 5,3% hộ cịn lại khơng có nhu cầu. Các hộ khơng có nhu cầu do hộ này đã có người tiêu dùng tin tưởng và tiêu thụ ổn định hàng năm.
Hiệu quả kinh tế: Qua kết quả khảo sát cho thấy quy mơ càng lớn tổng chi phí càng tiết
kiệm hơn. Quy mơ lớn thuận tiện hơn cho việc cơ giói hóa hoặc vận chuyển. Cho cơng lao động, chi phí phân bón, thuốc BVTV đều có định mức nên chênh lệch khơng nhiều giữa các hộ. Những hộ có nguồn phân ủ hỗ trợ sẽ tiết kiệm bớt chi phí (1 tấn phân ủ chứa từ 5-6kg urê, 10 kg lân và 10 kg kali).
Hiệu quả kinh tế của mơ hình cũng phụ thuộc phần lớn vào năng suất và chất lượng trái cây. Năng suất và chất lượng lại phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác (bón phân, sử dụng thuốc BVTV, cung cấp nước, tỉa cành).
Khó khăn thường gặp: Một số cây giống kém chất lượng, sức đề kháng kém đã phải chặt
bỏ tốn rất nhiều chi phí trong giai đoạn kiến thiết, đến giai đoạn kinh doanh lại không mang lại hiệu quả. Hệ thống điện không ổn định, ảnh hưởng lớn đến chu kỳ tưới. Kỹ thuật và quy trình chăm sóc cịn nhiều lúng túng. Khó thay đổi lối tư duy tiểu nơng và tiếp cận thị trường hàng hóa.
Dự định và mong muốn: Hầu hết các hộ đều tập trung vào các mong muốn như được xây
dựng thương hiệu và liên kết đầu ra sản phẩm, được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, giống và hoàn thiện hệ thống điện ổn định.