- Mang thức ăn nóng.
3.4. Biện pháp xử lý sơ cứu ban đầu
Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem ta có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an tồn của chính bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, nếu tự làm cho mình bị thương, thì ta sẽ khơng giúp đỡ được cho bất kì ai cả.
*Hơ hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt
Khi nói tới "kỹ năng cứu mạng" người khác, có lẽ điều đầu tiên mà ta nghĩ tới sẽ là hô hấp nhân tạo. Kỹ năng này sẽ quyết định giữa sự sống và cái chết cho những người đã bị lâm vào tình trạng tim ngừng đập.
Ta có thể thực hiện q trình ép tim thổi ngạt (hơ hấp nhân tạo chỉ sử dụng tay) trên bất kì bệnh nhân nào, trừ trẻ sơ sinh. Với kỹ thuật này, ta sẽ nhấn lồng ngực của người bệnh xuống khoảng 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút cho tới khi nhân
viên cấp cứu tới nơi. Theo Liên hiệp Tim mạch Hoa Kỳ, không nhất thiết phải nâng cổ và thổi khí vào bên trong mồm của nạn nhân.
*Nạn nhân bị đau tim
Đôi khi, biểu hiện của cơn đau tim có thể là rất rõ ràng, ví dụ như tim ngừng đập; trong một số trường hợp khác cơn đau tim có thể giống như cảm giác nóng rát sau xương ức. Cứ 7 ca tử vong tại Mỹ thì lại có một ca có ngun nhân là bệnh tim, do đó cần phải nắm vững các triệu chứng của cơn đau tim: Tức ngực, cảm giác đau ở ngực hoặc ở cánh tay, có thể lan ra vùng cổ, quai hàm.
- Buồn nôn, đầy bụng, đau vùng bụng. - Thở nhanh, khó thở.
- Đổ mồ hơi.
- Cảm giác hồi hộp, bất an. - Mệt mỏi.
- Khó ngủ
- Đầu óc khơng tỉnh táo.
Sau khi gọi trợ giúp, nếu người bị nạn lớn hơn 16 tuổi và không bị dị ứng với aspirin và cũng đang khơng sử dụng các loại thuốc có thể gây tương tác với aspirin, hãy cho họ uống một viên aspirin nhằm giảm mức tổn thương tim.
*Làm thế nào để cứu người đang bị tắc thở vì dị vật trong cổ họng
Nếu đường hô hấp của nạn nhân đang bị tắc vì có thức ăn hoặc các loại dị vật khác, hãy để ý xem người này có đang ho hay khơng. Nếu họ cịn tỉnh táo, hãy bảo họ
ho càng mạnh càng tốt. Nếu người này khơng thể ho, thở hay nói, cần thực hiện cách sơ cứu Heimlich:
- Gọi cấp cứu ngay lập tức.
- Hướng người bị nạn về phía trước và dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó 5 lần.
- Xốc mạnh bụng của người bị nạn 5 lần: 2 tay vòng lên trước bụng, một tay nắm đấm, một tay bao quanh tay cịn lại ngay phía trên lỗ rốn.
- Xốc mạnh cho tới khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường hô hấp, hoặc khi người bị nạn có thể tự thở hoặc tự ho.
Với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì, đặt tay lên phía trên, ngay phía dưới xương sườn thấp nhất.
Với trẻ em: bạn hãy giữ trẻ như trong hình dưới đây, lưu ý khơng bịt miệng hoặc làm tổn thương tới cổ.
Đấm bằng ức bàn tay vào lưng trẻ 5 lần, với lực không quá mạnh. Trọng lực và lực từ bàn tay bạn có thể sẽ làm dị vật thốt ra. Nếu dị vật khơng thốt ra, chuyển sang tư thế sau đây:
Sau đó, dùng 2 hoặc 3 ngón tay nhấn vào phía dưới xương sườn cho tới khi dị vật thoát ra.
*Cứu người chết đuối
Chết đuối là một trong các loại tai nạn gây chết người phổ biến nhất. Nếu khơng có kỹ năng bơi cứu nạn, cần phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp
cuối cùng. Hãy ghi nhớ trình tự sau đây: "Với tay, ném, chèo thuyền, bơi ra".
-Với tay: nếu người bị nạn ở gần thành bể bơi hoặc cầu neo, hãy nằm thẳng
trên mặt đất và cố với tay ra phía người bị nạn. Nếu ở gần bạn có cành cây, gậy dài, khăn tắm…, hãy sử dụng chúng để với về phía người bị nạn. Nếu cần thiết, hãy giữ một tay vào thành bể và xuống nước với tay về phía người bị nạn.
- Ném: Nếu có phao cứu nạn thì hãy ném cho người bị nạn ngay lập tức. -Chèo thuyền: Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền ra phía người bị nạn.
-Bơi: Bơi ra để cứu người là giải pháp cuối cùng. Nếu có thể, hãy mang theo phao cứu nạn để kéo người bị nạn vào. Hãy cố gắng tiếp cận người bị nạn từ phía sau.Trong trường hợp cần thiết, có thể phải đánh mạnh vào mặt người bị nạn để người đó bất tỉnh hoặc bị chống; sau đó tiếp cận từ phía sau và ơm người đó bơi vào bờ. Người bị đuối thường hoảng loạn, nếu không tiếp cận đúng cách người này có thể gây nguy hiểm cho chính mình.
*Sơ cứu người bị chảy máu nhiều
Có rất nhiều loại chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Trong mọi trường hợp, điều đầu tiên cần phải làm là cầm máu. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế (túi ni lông sạch, mỏng cũng là một lựa chọn tốt), cần:
-Cho người bị nạn nằm xuống và lấy chăn bao phủ người họ. Nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
-Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
-Dùng vải sạch hoặc bông băng áp chặt lên vết thương trong vịng ít nhất là 20 phút (không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa).
-Thêm bông băng nếu cần thiết.
-Nếu máu khơng ngừng chảy, ép động mạch tại các vị trí sau: +Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
+Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
+Xoa để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Giữ ngón tay chắc. Với tay cịn lại, giữ chắc trên vết thương.
-Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.
*Sơ cứu vết bỏng
Các vết bỏng lớn, nghiêm trọng sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ, song ta cũng nên thực hiện các bước sau:
- Rót nước vịi lạnh lên vết thương trong 10 phút.
- Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh. KHƠNG bơi đá, bơ hay bất kì thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.
- Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi.
- Uống thuốc giảm đau có chứa acetaminophen (ví dụ như Panadol) hoặc ibuprofen.
Khơng cần băng bó các vết bỏng nhẹ. Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và ta cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.
Hiện tại, các biện pháp chữa "mẹo" như sữa chua, lòng trắng trứng, khoai tây, dầu ăn… chưa được kiểm chứng. Ta cũng có thể bơi bơ lên vết bỏng do dầu hắc gây ra, song trong các trường hợp khác, ta không nên áp dụng "mẹo" này.
*Đỡ đẻ khẩn cấp trong xe ơ tơ (và các vị trí khác)
Rất có thể sẽ khơng bắt gặp trường hợp này, song kỹ năng cấp cứu vẫn là tối cần thiết. Thực tế, q trình sinh nở sẽ diễn ra hồn tồn tự nhiên, song cũng cần nắm vững các bước sau đây:
-Tính thời gian co thắt tử cung: Nếu sản phụ có cơn co tử cung khoảng 3-5 phút một lần, mỗi lần từ 40 đến 90 giây, càng ngày càng xuất hiện nhiều và co thắt mạnh hơn trong vòng 1 giờ, rất có thể sản phụ sắp sinh. Điều này sẽ xảy ra với các bà mẹ sinh lần đầu.
-Đỡ đầu của đứa bé khi nó chui ra khỏi bụng mẹ.
-Lau khơ và giữ ấm đứa trẻ. Không vỗ mông đứa bé, song cũng cần lấy các chất lỏng (nếu có) ra khỏi mồm đứa trẻ.
-Trên sợi nhau, cách đứa bé khoảng vài cm, dùng một sợi dây (ví dụ dây giày) để thắt nhau lại.
-Không cần phải cắt nhau, trừ trường hợp cách bệnh viện quá xa (khoảng vài giờ di chuyển). Nếu cần thiết, thắt chặt sợi nhau ở vị trí cách người mẹ vài cm và cắt khu vực ở giữa 2 nút thắt.
-Trong trường hợp đứa bé thị chân ra trước, cũng có thể áp dụng các bước trên.
*Di chuyển những người có cân nặng lớn hơn mình
Thơng thường, tacần để ngun người bị thương tại chỗ để đợi bác sĩ tới. TUYỆT ĐỐI không di chuyển những người bị thương phần đầu, cổ và cột sống. Trong các trường hợp khác, ta có thể phải di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn. Nếu người bị nạn quá nặng, sau đây là cách di chuyển họ:
-Quay người bị nạn về phía mình, kéo tay họ qng lên vai mình
-Quì xuống hoặc ngồi xổm xuống, sao cho phần bụng-ngực người bị nạn nằm trên vai của bạn.
-Giữ thẳng hông và đứng dậy. Không nghiêng người về phía trước để tránh bị chấn thương lưng.
Câu hỏi ơn tập chương 3
1.Hãy trình bày tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm?
2.Hãy nêu những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và biện pháp ngăn ngừa?
3.Tầm quan trọng của công tác thu dọn và xử lý rác thải?
4.Hãy nêu nguyên nhân, biện pháp đề phòng tai nạn và biện pháp xử lý sơ cứu ban đầu?
Chương 4: AN NINH TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG 1.Các nội dung cơ bản về an ninh trong nhà hàng
- Xác định và báo cáo nguy cơ về an ninh (Các khu vực cấm, các đồ vật khả nghi, lối vào, ra mở khơng được phép, chìa khố thất lạc.)
- Bảo vệ các khu khách hàng và nhân viên khỏi xâm nhập trái phép, các tiện ích cơng cộng các khu vực công cộng, khu làm việc của nhân viên.
- Bảo vệ các phương tiện bảo quản và an ninh khỏi xâm nhập trái phép. (phòng bảo quản két, hộp đựng tiền mặt)
- Tuân theo các thủ tục báo cáo tài sản thất lạc.
- Yêu cầu (một cách lịch sự) hoặc báo cáo về các cá nhân khả nghi. - Thực hiện công việc một phong cách có tổ chức, hiệu quả và an tồn.
2.Xác định và báo cáo các vấn đề về an ninh
Các nhà hàng là những mục tiêu phổ biến cho những kẻ bất lương gây rối, bọn trộm cắp cơ hội và bọn khủng bố. Ở đó có các khoản tiền lớn. Thậm chí khi khơng có nhiều tiền do vừa được chuyển vào ngân hàng thì điều trơng đợi là các nhà hàng rất nhiều tiền mặt. Các kho rượu vang và rượu quý rất hấp dẫn đối với bọn trộm vì chúng có giá trị, dễ bán lại và khó lần được nơi mà chúng bị đánh cắp.
Các nhà hàng và quán bar đôi khi phải cấm một số khách hàng nhất định vì họ là những kẻ gây rối hoặc buôn bán ma tuý hay gái mại dâm. Khi các nhà hàng là một bộ phận trong các tụ điểm giả trí hay câu lạc bộ người ta có thể tìm cách đi vào mà khơng thanh tốn phí vào cửa hoặc phí hội viên, hoặc tránh các nội quy về trang phục.
Xác định và báo cáo các bất trắc về an ninh
Nơi làm việc có các hệ thống an ninh cụ thể phù hợp với các nhu cầu của nó, từ két đựng tiền v.v... tới các camera điều khiển từ xa. Đồng thời ở đây cũng có các nội quy và thủ tục nhằm giảm bất trắc về các vấn đề về an ninh, kiểm tra ngăn kéo đựng tiền một cách đều đặn, kiểm tra toa lét và những nơi khác mà người ta có thể trốn trước thời điểm đóng cửa và khơng bao giờ lơi lỏng ngăn kéo đựng tiền.
- Hiệu quả của sự bố trí trên phụ thuộc vào sự kiểm tra. - Lưu ý đến những gì đang diễn ra xung quanh nhà hàng.
- Cảnh giác với bất kỳ điều gì bất thường hoặc lạ lẫm. - Nhanh chóng báo cáo về các hiện tượng bất thường.
- Nhận biết các dấu hiệu thái độ thô bạo, say xỉn, sử dụng ma tuý, gái mại dâm.. - Nhớ mặt các khách hàng đã gây rối hoặc người không nên phục vụ.
3.Các biện pháp đảm bảo an ninh trong nhà hàng