- Về thái độ: Nghiêm túc trong học tập Tích cực và sáng tạo trong việc thu thập
3.1.3. Giới thiệu làm quen.
Phong cách và lời giới thiệu cũng là một cách vào đề có sức thuyết phục và để lại ấn tượng khó quên cho những người bạn giao tiếp. Nếu biết sử dụng hình thức giới thiệu phù hợp, chúng ta có thể tạo dựng được các mối quan hệ và tạo thiện cảm tốt đẹp với người khác.
Cách thức giới thiệu:
- Người có mối quan hệ quen biết với những người cịn lại hoặc chủ nhà thường là những người chủ động đứng ra giới thiệu những người chưa quen biết nhau tiến hành làm quen.
- Khi giới thiệu phải tạo sự chú ý cho mọi người bằng cách hãy hướng về người mình giới thiệu (ánh mắt, cả tay) thể hiện tình cảm vui vẻ thân mật, tôn trọng (tùy thuộc mối quan hệ).
- Hãy làm sáng tỏ mối quan hệ giữa những người được giới thiệu với bản thân để những người còn lại nhận dạng mối quan hệ. Ví dụ:
Tơi xin được giới thiệu để mọi người làm quen. Đứng bên phải tôi đây là Anh Quang - đồng nghiệp và hiện đang công tác cùng đơn vị với tơi. Cịn đây là chị Mai là bạn học cũ của tơi thời cịn học cấp 3. Chị đang cười có lúng đồng tiền trơng rất dễ thương phía bên kia là em gái tơi, em hiện đang là Sinh viên năm 3 ngành tài chính ngân hàng.
Cần chú ý rằng lời giới thiệu phải ngắn gọn, rõ ràng, khúc triết và đặc biệt là không nên đi quá sâu vào đời tư của người được giới thiệu. Không nên nói q nhiều về người được giới thiệu vì điều đó có thể gây phản cảm với người khác và đưa họ vào thế khó xử. Lời giới thiệu nghe thì có vẻ như đơn giản nhưng thực tế địi hịi sự khéo léo, tế nhị và có nghệ thuật.
- Đối với người nghe giới thiệu phải chú ý lắng nghe và quan sát đồng thời về hai phía người giới thiệu và người được giới thiệu, cố gắng ghi nhớ thông tin về người được giới thiệu như: tên, chức vụ, đơn vị công tác, mối quan hệ với người giới thiệu.
- Người được giới thiệu sau khi được giới thiệu xong phải chủ động bắt tay và mỉm cười với những người còn lại.
- Trong nghi lễ trang trọng lời giới thiệu thường mở đầu bằng câu: “Cho phép
tôi được giới thiệu”, “Xin trân trọng giới thiệu”, “Xin hân hạnh được giới thiệu”…
Tuy nhiên, đối với mối quan hệ là bạn bè hoặc đồng nghiệp không nên quá trang trọng mà chỉ cần: “Đây là Tuấn…còn…”
- Những người cao tuổi thường được gọi chung là ông/bà/ngài cho đến khi họ có nhã ý muốn gọi tên của họ. Những người có học vị nên gọi theo học vị: Giáo Sư, Tiến Sỹ, Thạc Sỹ, Bác Sỹ…kèm theo họ và tên.
• Đây là ơng bà ngoại cháu Hà Thanh. • Đây là Giáo Sư-Tiến Sỹ Hồng Lân.
Ngun tắc giới thiệu:
- Người được tôn trọng bao giờ cũng được nghe người giới thiệu cung cấp thơng tin cho mình về người khác hoặc những người xung quanh. Sau đó, người giới thiệu mới cung cấp thông tin về họ cho những người khác:
•Xin giới thiệu với anh đây là chị Hà Giám Đốc khách sạn Hải Vân.
• Xin được giới thiệu với bà con họ hàng, đây là cháu Nga vừa đoạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi tốn vừa qua…
- Cá nhân bao giờ cũng được giới thiệu với tập thể. Chủ nhà bao giờ cũng được giới thiệu với khách.
- Nếu đông người những người được giới thiệu nên sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ (giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, khách chủ) và cuối cùng là tự giới thiệu về mình. Người giới thiệu trong trường hợp này thường là trưởng đoàn giới thiệu các thành viên trong đồn.
- Những người có vai trị xã hội ngang hàng nhau (giới tính, lứa tuổi, địa vị…) khơng cần bận tâm đến thứ tự trước sau.
- Cùng lúc có người đến trước đến sau hãy giới thiệu người đến sau với người đến trước. Nhằm mục đích tránh nhầm lẫn và bỏ sót, có thể giới thiệu một vài người đặc biệt tơn trọng sau đó lần lượt theo vị trí từ trái qua phải, hoặc theo gia đình, đơn vị. Nhưng phải xin phép trước khi làm việc đó.
- Trong buổi tiệc chiêu đãi, không cần giới thiệu hết mà chỉ giới thiệu những người mới đến là đủ.
- Thường phải giới thiệu phụ nữ trước, nam giới sau. Nhưng trường hợp có một thượng khách, một danh vị cao sang hoặc trường hợp mang tính lễ nghi nhà nước thì khơng được giới thiệu phụ nữ trước.
Những trường hợp phải tự giới thiệu:
- Đến nhà người khác mà chủ nhà và mình chưa quen biết nhau. - Người có địa vị thấp, trẻ tuổi phải tự giới thiệu mình trước. - Khi người giới thiệu khơng kịp nhớ tên mình.
- Tại các cuộc họp đơng người mà ơng chủ khơng có điều kiện để mọi người làm quen với nhau.
- Tối kỵ nói chuyện với ai mà mở đầu bằng câu “Ngài không nhớ tôi sao?!”. Nếu làm thế sẽ gây ấn tượng không tốt với mọi người xung quanh.
Những trường hợp khơng phải giới thiệu:
- Khi có cuộc gặp gỡ ngắn ngũi ngoài đường phố, người thứ ba tự né ra vài bước để hai người trao đổi với nhau. Nhưng nếu câu chuyện có liên quan đến người thứ ba, thì hai người cịn lại chủ động tiến đến người thứ ba để giới thiệu.
- Những cuộc gặp mà mối quan hệ không lớn lắm.
- Những người phục vụ và giúp việc không liên quan đến mối quan hệ giữa chủ và khách, không liên quan đến cuộc trao đổi và trò chuyện.