CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẪU CƠ SỞ QUẦN ÁO
2. Xây dựng kết cấu cơ bản của quần, áo
Mục tiêu:
- Giới thiệu chung về kết cấu của trang phục
- Trình bày các nguyên tắc xây dựng thông số thiết kế để xây dựng bảng
2.1. Giới thiệu chung
Kết cấu của trang phục được đặc trưng bởi số lượng và hình dáng các chi tiết của nó. Trong quần áo, người ta chia chi tiết làm 2 loại: các chi tiết chính và các chi tiết phụ
Các chi tiết chính là những chi tiết được cắt bằng loại vải chính và có tính chất quyết định hình dáng chung của quần áo. Ví dụ như các chi tiết: thân trước và thân sau áo, tay áo, thân trước và thân sau quần,…
Các chi tiết phụ là những chi tiết khơng quyết định hình dáng tổng thể của quần áo mà chỉ có tính chất hỗ trợ, nó bao gồm: các chi tiết phụ của lần ngoài (măng sét, túi, nẹp, cổ, đáp, đai, cạp,…); các chi tiết lớp dựng (dựng ngực, dựng cổ, dựng vai, dựng nẹp, dựng thân trước, thân sau và tay áo,…) và các chi tiết trang trí (đăng ten, ru băng,…).
2.2. Nguyên tắc xây dựng các thông số thiết kế
Xác định mục tiêu thiết kế và nhiệm vụ cần thực hiện: cần biết đang xây dựng các thông số thiết kế cho đối tượng nào. Hiểu biết này sẽ góp phần xác định các công việc cần triển khai cụ thể nhằm vào nhận thức, thói quen, sở thích hay tính cách của đối tượng sử dụng trang phục. Từ đó, ta có hình dung ban đầu về kiểu dáng sẽ thiết kế và những thông số cần đo.
Triển khai đo thực nghiệm: cần dự kiến và chuẩn bị các mơ phỏng cần
thiết cho q trình đo, xác định chính xác các vị trí cần đo, ghi chép, phân tích
và xửlý các số liệu nếu thấy chưa phù hợp.
Tái thiết kế các thơng số: Khi có vấn đề phát sinh trong q trình sử dụng thơng số về sự vừa vặn của trang phục. Lúc này, cần tiến hành tái xây dựng các thông số thiết kế cho hoàn chỉnh hơn. Trong thực tế, điều này nên được thực hiện theo một chu kỳ nhất định, vì sau một khoảng thời gian dài, hệ
thống sốđo của cơ thểngười cũng đã có nhiều thay đổi.