8. TÀI LIỆU ĐỌC
1.1. Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
1.1.2. Chủ thể tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
- Hoạt động tư vấn, hỗ trợ trong nhà trường hướng tới mọi học sinh, cả những học sinh chưa gặp khó khăn, có nguy cơ gặp khó khăn, hoặc đã và đang gặp khó khăn. Do đó, có nhiều lực lượng cùng là chủ thể tư vấn, hỗ trợ học sinh, bao gồm: giáo viên chủ nhiệm; tổng phụ trách Đội; giáo viên bộ môn; Ban giám hiệu, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.
Điều này làm cho nội dung và hình thức tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học trở nên rất đa dạng, tùy vào tính chất, mức độ vấn đề mà học sinh gặp phải. Đó có thể là những công việc mà giáo viên vẫn thường xuyên thực hiện hàng ngày như quan tâm, chia sẻ, trao đổi, lắng nghe để học sinh được bày tỏ suy nghĩ, hiểu biết, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình; là sự thấu hiểu, cảm thơng; là động viên, khích lệ học sinh phát huy những điểm tích cực; khuyên nhủ học sinh điều hay lẽ phải…Nó cũng có thể là những việc khó khăn hơn khi học sinh thực sự gặp phải vấn đề phức tạp trong học tập hay cuộc sống nói chung. Khi đó, giáo viên sẽ cần đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp, hoặc các lực lượng khác có kinh nghiệm chuyên sâu để cùng trợ giúp học sinh.
- Trong bối cảnh trường học ở Việt Nam hiện nay, khi chưa có chức danh chính thức cho lực lượng chuyên trách làm cơng tác tư vấn tâm lí học đường, thì
giáo viên chủ nhiệm được coi là chủ thể chính thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh, cả
về học tập, quan hệ giao tiếp và phát triển bản thân. Bởi lẽ, ngồi cơng việc và trách nhiệm được giao, thì giáo viên chủ nhiệm là người theo dõi sát sao nhất, đồng thời, cũng là người có sức ảnh hưởng lớn với học sinh trong hoạt động học tập và rèn
23
luyện nên việc tư vấn, hỗ trợ sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do đặc thù công việc và chuyên môn đào tạo mà giáo viên chủ nhiệm không tư vấn, hỗ trợ được tất cả các vấn đề, ở tất cả các mức độ và cho tất cả học sinh. Vì vậy, cơng việc tư vấn, hỗ trợ đối với giáo viên tập trung chủ yếu vào những hoạt động mang tính phịng ngừa, nhằm nâng cao năng lực thích ứng, giúp học sinh ổn định về sức khỏe thể chất, tâm lí để học tập và phát triển nhân cách. Bên cạnh đó, là những tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp với cơng việc, trình độ, điều kiện của giáo viên cho những học sinh gặp khó khăn cụ thể trong q trình học tập, rèn luyện.
- Với những trường hợp mà vấn đề của học sinh rất phức tạp, vượt quá khả năng, điều kiện tư vấn, hỗ trợ của giáo viên (chẳng hạn, học sinh mắc rối nhiễu tâm lí nặng, cần được đánh giá và can thiệp chuyên sâu) thì giáo viên nên tìm đến sự hỗ trợ của các lực lượng khác, nhất là những người được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lí học đường. Tùy vào mức độ khó khăn của học sinh, điều kiện tư vấn, hỗ trợ thực tế mà giáo viên có thể chọn một trong các cách chuyển ca như sau:
+ Nếu trong trường học có phịng Tâm lí học đường, giáo viên tư vấn cho học sinh và gia đình chuyển trường hợp của em đến cán bộ tâm lí học đường (chuyên trách hoặc giáo viên kiêm nhiệm làm cơng tác tư vấn tâm lí) để được hỗ trợ chuyên sâu hơn.
+ Nếu trong trường học khơng có phịng Tâm lí học đường, giáo viên có thể cùng với các lực lượng giáo dục khác kết nối, giới thiệu học sinh đến với phịng Tâm lí học đường ở những trường khác có dịch vụ này, hoặc chuyên gia ở các trung tâm tư vấn, trị liệu, bệnh viện…để được hỗ trợ.
+ Nếu các trường khác cũng khơng có bộ phận phụ trách cơng tác tâm lí học đường, giáo viên nên liên hệ với Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em, trực thuộc Cục trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (hotline 111, phục vụ 24/24h) để được hướng dẫn, tư vấn thêm.
Nói chung, tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau, ở các mức độ khác nhau (cơ bản hoặc chuyên sâu). Các chủ thể tư vấn, hỗ trợ, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, mức độ được đào tạo của mình mà có thể tham gia vào công tác này với nội dung công việc và mức độ hỗ trợ khác nhau. Nhưng để thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh thì từng chủ thể cần làm tốt cơng việc tư vấn, hỗ trợ của mình; đồng thời, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác để tạo ra nguồn lực hỗ trợ toàn diện, đồng bộ, liên tục và hiệu quả cho học sinh trong nhà trường.
24