CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.5. Kinh nghiệm của các tỉnh khác
Chính sách về loại bỏ các lị GTC gây ơ nhiễm mặc dù được ban hành từ năm 2000 nhưng khi về tới các địa phương thì tiến độ triển khai là rất khác nhau. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, nhiều địa phương đã tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc các QĐ trên. Đến thời điểm giữa năm 2011, một số địa phương đã chấm dứt hoạt động hầu hết các lị thủ cơng và khuyến khích đầu tư sản xuất GKN như: tỉnh Hải Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bắc Ninh,… và thành phố Hồ Chí Minh. Một số tỉnh đã xây dựng lộ trình để triển khai thực hiện, song nhiều tỉnh thực hiện các QĐ trên cịn hạn chế, có một số tỉnh vẫn tồn tại lị thủ cơng ngay trong thành phố, thị xã, thị trấn gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới đời sống dân sinh, tác hại đến cây trồng vật nuôi, gây bức xúc trong xã hội như: Vĩnh Long, An Giang,... Ở một số tỉnh, tổng số lị thủ cơng sản xuất gạch ngói cịn rất lớn như: An Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đồng Tháp, Vĩnh Long,... Đặc biệt có tỉnh trước đây đã xố bỏ lị nung GTC một cách triệt để, song mấy năm gần đây lại phát triển nhiều trở lại như tỉnh Thái Bình21. Đối với các tỉnh đã thực hiện được việc loại bỏ các lị GTC thì TP. Hồ Chí Minh đã triển khai các chính sách hỗ trợ tương đối tốt. Cụ thể Thành phố đã kiên quyết xử lý các lò GTC còn hoạt động trên địa bàn, đặc biệt là khu vực quận 9 mặc dù có đơn xin hỗn của tập thể các lò trên địa bàn. Trước đó, Thành phố cũng ban hành QĐ 99/2005/QĐ-UB ngày 13/6/2005 về một số chính sách tài chính cho việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các khu cơng nghiệp tập trung và cụm cơng nghiệp, trong đó có quy định các khoản hỗ trợ áp dụng cho các lò GTC phải loại bỏ như hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ theo hộ gia đình từ 800.000 – 1.000.000 đồng/lao động.
21 Bộ Xây dựng (2011)