Chương 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết
4.5.1 Tương quan của các nhóm biến độc lập và nhóm biến phụ thuộc
Mức độ tương quan giữa nhóm biến độc lập định lượng và biến phụ thuộc được thể hiện trong Phụ lục 11 cho thấy biến Khả năng kiểm sốt tính bốc đồng và Sự giám sát lịch trình của cha mẹ khơng có tương quan (kể cả với mức ý nghĩa 10%) với biến phụ thuộc, hệ số tương quan rất thấp (tương ứng là -0.061 và -0.041). Do đó có thể loại hai biến này ra khỏi mơ hình hồi quy. H9(+) H8(+) H5(+) H4b(-) H11 H10 (+) H4a(-) H3(+) H2(+) H1(+) Khả năng kiểm sốt tính bốc đồng Thái độ đối với bạo lực
Tính nóng nảy
Sự giám sát lịch trình hàng ngày của của cha mẹ
Sự kém tuân thủ nội quy ở trường
Ấn tượng về trường học
Mối quan hệ với bạn bè có vấn đề
Game online
Hành vi bạo lực của học sinh
Nạn nhân của bạo lực
Biến kiểm sốt Giới tính Loại trường học Trình độ giáo dục Game online H6(-) H7(+)
Mức độ gần gũi của cha mẹ
4.5.2 Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Mơ hình hồi quy tuyến tính các yếu tố tác động đến Hành vi bạo lực của học sinh gồm có 8 nhóm nhân tố đã được xác định từ kết quả phân tích nhân tố và các biến kiểm sốt gồm có Giới tính, Trình độ giáo dục, Loại trường, Game online. Các biến Giới tính và Loại trường được mã hóa theo nguyên tắc biến giả với hai giá trị 1 và 0. Biến Giới tính nhận giá trị 1 nếu là nam, và 0 nếu là nữ; biến Loại trường nhận giá trị 1 nếu là trường dân lập hoặc tư thục, nhận giá trị 0 nếu là trường công lập. Biến Game online nhận giá trị 1 nếu thường xuyên chơi trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực và nhận giá trị 0 nếu ngược lại. Biến này cịn được kỳ vọng có tương tác với các nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm cá nhân, đó là Thái độ đối với bạo lực, Khả năng kiểm sốt tính bốc đồng, Tính nóng nảy. Biến Trình độ giáo dục được mã hóa theo số lớp mà học sinh đang học, nhận giá trị từ 8 đến 12.
Phương pháp sử dụng để hồi quy là phương pháp loại dần biến với mức ý nghĩa thống kê yêu cầu 5%. Chiến lược phân tích như sau: Trước hết hồi quy Mơ hình 1 với các tất cả 10 nhóm nhân tố và các biến Giới tính, Loại trường, Trình độ giáo dục, Game online. Mơ hình 2 với các biến độc lập là các biến có được từ Mơ hình 1 sau khi đã loại các biến khơng có mức ý nghĩa thống kê theo yêu cầu cùng với các biến tương tác giữa Game online và 3 biến liên quan đến đặc điểm cá nhân. Kết quả phân tích hồi quy được tóm tắt ở Bảng 4.6, chi tiết tại Phụ lục 12.
Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả các mơ hình hồi quy
Biến độc lập Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 VIF
Constant Biến kiểm sốt:
0.834** 0.847** 0.824*
Giới tính .106** .124** 0.116** 1.298
Trình độ giáo dục -.149*** -.154*** -0.149*** 1.085
Game online .148** .144** 0.152*** 1.246
Loại trường .008
Thái độ đối với bạo lực .147*** .127** 0.143** 1.079
Tính nóng nảy .093** .090** 0.094** 1.018
Mức độ gần gũi của cha mẹ -.054
Sự kém tuân thủ nội quy ở trường .230*** .231*** 0.230*** 1.031 Ấn tượng về trường học -.151*** -.154*** -0.153*** 1.058 Mối quan hệ với bạn bè có vấn đề .177*** .176*** 0.176*** 1.064 Nạn nhân của bạo lực .175*** .165*** 0.172*** 1.081
Chứng kiến bạo lực .323*** .317*** 0.322*** 1.042
Game online*Thái độ đối với bạo lực .014
Game online*Tính nóng nảy -.046
Adjusted R Square 0.403 0.402 0.403
Durbin -Watson 1.913 1.902 1.912
F 20.049*** 19.989*** 23.919***
Ghi chú: (***) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, (**) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, (*) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
Kết quả hồi quy Mơ hình 1 cho thấy biến Loại trường, Mức độ gần gũi của cha mẹ khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Các biến cịn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mặc dù nhóm nhân tố liên quan đến cha mẹ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết, nhưng nhóm nhân tố này khơng có ý nghĩa thống kê kể cả ở mức 20%. Thêm nữa, nhân tố Mức độ gần gũi của cha mẹ có p-value = 20% và hệ số hồi quy đã chuẩn hóa rất nhỏ (0.05) nên có thể bị loại ra khỏi mơ hình. Các biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đều có dấu hệ số hồi quy như kỳ vọng ban đầu. Kết quả hồi quy Mơ hình 2 thể hiện hai biến tương tác giữa Game online và hai nhân tố Thái độ đối với bạo lực, Tính nóng nảy khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Sau khi loại hai biến tương tác này ra khỏi mơ hình, tất cả các biến cịn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Mơ hình 3). Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến trong Mơ hình 3 đều nhỏ hơn 2, chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình. Hệ số Durbin – Watson của mơ hình này là 1.912 gần bằng 2 nên khơng có hiện tượng tự tương quan. Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.403 nghĩa là Mơ hình 3 giải thích được 40.3% biến thiên của biến phụ thuộc Hành vi bạo lực.
Kết quả hồi quy cũng cho thấy có hai biến có tác động ngược chiều lên Hành vi bạo lực, đó là Trình độ giáo dục và Ấn tượng về trường học. Học sinh càng học ở lớp cao hơn thì mức độ xảy ra hành vi bạo lực càng thấp; học sinh có ấn tượng về trường học càng tốt thì càng ít có những hành vi bạo lực. Các biến cịn lại trong mơ hình đã chọn có tác động cùng chiều lên Hành vi bạo lực của học sinh. Sự khác biệt về mức độ diễn ra hành vi bạo lực giữa học sinh nam và học sinh nữ cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Như vậy, có 7 nhân tố có tác động đến hành vi bạo lực của học sinh bao gồm (1) Thái độ đối với bạo lực, (2) Tính nóng nảy, (3) Sự kém tn thủ nội quy ở trường, (4) Ấn tượng về trường học, (5) Mối quan hệ với bạn bè có vấn đề, (6) Nạn nhân của bạo lực, (7) Chứng kiến bạo lực. Ngồi ra, trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của học sinh và có sự khác biệt mức độ diễn ra hành vi bạo lực giữa học sinh nam và nữ, giữa những học sinh thường xun và khơng thường xun chơi trị chơi trực tuyến hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực. Kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê được trình bày ở Bảng 4.7.
Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên hành vi bạo lực được thể hiện ở hệ số hồi quy (đã chuẩn hóa) từ Mơ hình 3, hệ số hồi quy càng cao (theo nghĩa giá trị tuyệt đối) thì mức độ tác động càng mạnh. Nhân tố Chứng kiến bạo lực có tác động mạnh nhất đến hành vi bạo lực của học sinh (với hệ số hồi quy đã chuẩn hóa β = 0.322). Sự kém tuân thủ nội quy ở trường có tác
động mạnh thứ hai (β = 0.23). Tiếp theo đó là các nhân tố Mối quan hệ với bạn bè có vấn đề (β = 0.176), Nạn nhân của bạo lực (β = 0.172). Ấn tượng về trường học có tác động ngược chiều (β = -0.153) và Thái độ đối với bạo lực có tác động cùng chiều (β = 0.143) lên hành vi bạo lực với mức độ thấp hơn. Nhân tố Tính nóng nảy có ảnh hưởng rất nhỏ lên hành vi bạo lực (β = 0.09). Ngoài ra, với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu Trình độ giáo dục tăng lên một lớp thì trung bình mức độ bạo lực của học sinh giảm 0.149 điểm. Cũng trong điều kiện cố định các yếu tố khác, trung bình học sinh nam có hành vi bạo lực cao hơn 0.124 điểm so với học sinh nữ, học sinh thường xuyên chơi các trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực có mức độ bạo lực trung bình cao hơn 0.144 điểm so với những học sinh khơng thường xun chơi trị chơi hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực.
Các giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố Khả năng kiểm sốt tính bốc đồng, Sự giám sát hàng ngày của cha mẹ và Mức độ gần gũi của cha mẹ lên hành vi bạo lực của học sinh (H2, H4a, H4b) khơng được ủng hộ trong mơ hình nghiên cứu này. Loại trường học cũng không tạo ra sự khác biệt về mức độ sử dụng bạo lực của học sinh. Trong tình huống ở Việt Nam, đặc biệt là trên địa bàn TP.HCM, với lịch học 2 buổi/ngày (Bộ GD&ĐT, 2010) thì hầu như ban ngày học sinh khơng có mặt ở nhà, vì vậy sự giám sát và mức độ hiểu biết của cha mẹ đối với con cái thường bị hạn chế bởi thời gian học sinh ở trường. Cha mẹ có thể biết con học mơn gì khi ở trường vào ban ngày, hiểu biết tính cách của con, biết bạn bè thân của con nhưng các biến quan sát trong mẫu đã khơng đo lường việc cha mẹ có biết được con tiếp xúc với những ai, làm gì cụ thể vào các giờ giải lao hay vào buổi trưa khi con ở lại trường hay không. Thời gian tiếp xúc với bạn bè, với xã hội càng nhiều thì khả năng xảy ra bạo lực bên ngoài càng cao và cha mẹ khó có thể nhận biết nếu không được nhà trường, bạn bè của con hay chính con mình báo cáo. Mặt khác, 2 yếu tố liên quan đến cha mẹ có thể tác động gián tiếp đến hành vi bạo lực của học sinh thông qua các yếu tố khác (Chen [2008, tr. 82]), nhưng không được xem xét trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, các yếu tố này được xác định dưới góc độ của học sinh, dựa trên cảm nhận của học sinh về cha mẹ mình, do đó có thể khơng đúng với sự quan tâm và gần gũi của cha mẹ trên thực tế đối với con em mình. Những lý do nêu trên có thể làm cho các nhân tố Sự giám sát lịch trình của cha mẹ và Mức độ gần gũi của cha mẹ khơng có ý nghĩa tác động đến hành vi bạo lực của học sinh.
4.6 Tóm tắt chương
Chương 4 đã thực hiện thống kê mô tả một số đặc trưng của đối tượng được khảo sát, sau đó phân tích tương quan, độ tin cậy để làm tiền đề cho phân tích nhân tố. Phân tích tương quan và độ tin cậy đã loại ra 3 biến quan sát không đạt yêu cầu là V2.4, V3.6, V6.5. Phân tích nhân tố 41 biến quan sát đã rút trích được 10 nhân tố kỳ vọng có tác động đến hành vi bạo lực của học sinh. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy biến Loại trường và hai biến liên quan đến cha mẹ khơng có tác động đến hành vi bạo lực của học sinh. Các giả thuyết H1, H3, H5, H6, H7, H8, H9, H11a, H11c, H11d được ủng hộ qua bước kiểm định giả thuyết. Mơ hình giải thích được 40.3% sự biến thiên của biến Hành vi bạo lực.
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định giả thuyết
Giả
thuyết Mô tả
Kết quả kiểm định H1 Học sinh càng có thái độ chấp nhận đối với những hành vi bạo lực thì mức độ xảy
ra các hành vi bạo lực càng cao.
Ủng hộ (p < 0.05)
H2 Mức độ kiểm sốt tính bốc đồng càng thấp thì mức độ sử dụng bạo lực càng cao. Không ủng hộ
H3 Học sinh càng có tính khí nóng nảy thì mức độ sử dụng bạo lực càng cao. Ủng hộ (p < 0.05)
H4a Mức độ gần gũi của cha mẹ càng nhiều thì học sinh càng ít có hành vi bạo lực. Khơng ủng hộ
H4b Sự giám sát lịch trình của cha mẹ càng chặt chẽ thì mức độ sử dụng bạo lực của học sinh càng thấp. Không ủng hộ
H5 Sự kém tuân thủ nội quy ở trường của học sinh càng cao thì mức độ sử dụng bạo lực của học sinh càng cao. Ủng hộ
(p < 0.01)
H6 Học sinh càng có ấn tượng tốt về trường học của mình thì càng ít sử dụng bạo lực
hơn.
Ủng hộ (p < 0.01)
H7 Học sinh có mức độ liên quan đến những bạn bè có vấn đề càng cao thì càng sử
dụng bạo lực nhiều hơn.
Ủng hộ (p < 0.01)
H8 Học sinh là nạn nhân của các hành vi bạo lực trước đó có mức độ sử dụng bạo lực càng cao. Ủng hộ
(p < 0.01)
H9 Việc chứng kiến hành vi bạo lực càng nhiều thì mức độ sử dụng bạo lực càng cao. Ủng hộ (p < 0.01)
H10 Học sinh thường xuyên chơi các trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi bạo lực tác động gián tiếp lên hành vi bạo lực của học sinh. Không ủng hộ
H11a Học sinh nam có mức độ sử dụng bạo lực cao hơn học sinh nữ. Ủng hộ (p < 0.05)
H11b Có sự khác biệt về mức độ sử dụng bạo lực của học sinh trường công lập so với
trường dân lập hoặc tư thục. Khơng ủng hộ
H11c Học sinh có trình độ giáo dục càng cao thì hành vi bạo lực càng giảm. Ủng hộ (p < 0.01)
H11d Học sinh thường chơi trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực (Game online) sử dụng bạo lực nhiều hơn bình thường. Ủng hộ