CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô tả đặc trưng của mẫu
Bảng khảo sát đã được phát tại các lớp học ngay trong các trường học, đã thu về 317 phiếu hợp lệ trong tổng số 335 phiếu khảo sát, chiếm tỉ lệ 95%.
4.1.1 Cơ cấu trường
Những HS đã tham gia khảo sát đến từ 29 trường khác nhau thuộc 10 quận khác nhau trong TP.HCM, sự đa dạng này giúp tránh thiên lệch trong quá trình phân tích do chính sách thực thi tại từng quận khác nhau. Trong số 317 HS đã trả lời khảo sát thì có 40% đến từ trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), 16% thuộc trường THTH Sài Gòn (quận 5), 11% thuộc trường THPT Hùng Vương (quận 5), 5% thuộc trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) và 28% còn lại đến từ những trường khác (Phụ lục 5.1).
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên giả định là mọi trường tại TP.HCM đều nhận được những hướng dẫn và trợ giúp như nhau đối với chương trình hướng nghiệp từ cơ quan chủ quản là Sở GD&ĐT, và các HS đều được hưởng lợi từ chương trình như nhau.
4.1.2 Giới tính
Trong số 317 HS tham gia khảo sát có 199 nữ (chiếm gần 63%) và 118 nam (chiếm gần 37%). Sự chênh lệch giới tính khá lớn đến từ đặc trưng của lớp học trong trường cũng như lớp học thêm (Phụ lục 5.2).
4.1.3 Khối lớp
Nghiên cứu muốn tập trung vào khối 12, vì đây là khối học cuối cấp THPT, đã trải qua tồn bộ q trình tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường để có thể đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong vài tháng tới. Tuy nhiên vì muốn xem xét chương trình hướng nghiệp một cách tồn diện trong tồn bộ ba năm học cấp ba nên các khối khác cũng được
đưa vào khảo sát để tìm hiểu. Vì vậy, cơ cấu khối lớp có phần nghiêng về khối 12 với gần 47%, các khối 10 và 11 xấp xỉ nhau ở tỉ lệ tương ứng là 27% và 26% (Phụ lục 5.3).