Một số kết luận về thực trạng quy định pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực NH 473 (Trang 44 - 46)

6. Nội dung của khóa luận

2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH

2.1.5. Một số kết luận về thực trạng quy định pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực

lĩnh vực ngân hàng

Thơng qua việc phân tích thực trạng những quy định của PLCT trong LVNH có thể nhận thấy trong thời gian qua, LCT cũng đã nỗ lực để giải quyết các vấn đề trong LVNH điển hình như:

Thứ nhất, PLCT đã giải quyết được yêu cầu cơ bản về việc kiểm soát các thỏa

thuận HCCT trong hoạt động của các NH như:

Một là, chỉ rõ ra những thỏa thuận nào thì được xem là thỏa thuận HCCT và các

thỏa thuận đấy sẽ rơi vào trường hợp bị cấm của luật khi nào và trường hợp nào thì được phép tiến hành.

Hai là, việc thỏa thuận HCCT được đưa ra để đánh giá bởi UBCTQG về tác

động hoặc có khả năng gây tác động tới HCCT.

Ba là, thỏa thuận HCCT trong những trường hợp đặc biệt sẽ được đưa ra để

xem xét và được miễn trừ.

Thứ hai, PLCT đã giải quyết được yêu cầu cơ bản về việc kiểm soát các hành

vi CTKLM trong LVNH như:

Một là, làm rõ được mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, điển

hình là “LCT” và “LCTCTD” trong thực tiễn điều chỉnh hành vi CTKLM trong LVNH.

Hai là, thay đổi quan niệm từ “cạnh tranh bất hợp pháp” thành “CTKLM”; Ba là, bước đầu xác định được hành vi CTKLM trong LVNH là hành vi nguy

hiểm cần nhanh chóng ngăn cấm để bảo vệ các chủ thể tham gia thị trường, quan trọng nhất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân và lợi ích chung của Nhà nước;

Bốn là, đã có điều luật quy định về thẩm quyền quy định chi tiết hành vi

CTKLM trong hoạt động NH và biện pháp xử lý đối với CTKLM.

Mặc dù vậy, song PLCT vẫn còn nhiều bất cập, tồn đọng cần tìm ra phương án

để cải thiện. Cụ thể là:

Thứ nhất, pháp luật chống hành vi CTKLM trong LVNH mới chỉ dừng lại ở

“nguyên tắc chung” được quy định trong LCTCTD, nên với cái nhìn tồn diện về pháp

luật chống hành vi CTKLM trong LVNH thì nhận thấy rằng hệ thống quy phạm thời điểm này “còn trống trải” điều đó gây ra khó khăn cho việc áp dụng pháp luật để xử lý những vụ việc CTKLM trong LVNH. Khi giải quyết vụ việc trên thực tế sẽ đặt ra vấn đề là văn bản pháp luật mà cơ quan quản lý cạnh tranh hay tòa án áp dụng là LCT và các văn bản hướng dẫn thi hành điều này sẽ khiến cho nét đặc thù riêng có trong quy định pháp luật chống hành vi CTKLM trong LVNH bị mờ nhạt.

Thứ hai, chưa xem trọng vai trò của NN Nhà nước khi mà vấn đề liên quan tới

điều tra xử lý vi phạm PLCT của các NH, PLCT trong LVNH chưa có quy định về điều này. Đồng thời, dù là cơ quan chuyên môn quản lý trực tiếp các NH nhưng lại chưa có cơ chế phối hợp với cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý những NH sai phạm trong hoạt động cạnh tranh. Trong khi đó mọi sức nặng liên quan đến hoạt động cạnh tranh đều đặt lên vai của UBCTQG - là “cơ quan quản lý hành chính nhà nước

trong lĩnh vực cạnh tranh" đồng thời là “cơ quan tiến hành tố tụng trong thủ tục tố tụng cạnh tranh và giải quyết vụ việc cạnh tranh”.

Thứ ba, PLCT cịn nhiều tồn đọng trong quy định về trình tự, thủ tục giải quyết

vụ việc cạnh tranh trong LVNH đó là việc chưa quy định cụ thể rõ ràng. Hình thức xử lý vi phạm PLCT của các doanh nghiệp bao gồm cả NH hiện đều thiên về xử phạt vi phạm hành chính và xuất hiện bất cập trong vấn đề xử lý là pháp nhân thì khơng chịu trách nhiệm hình sự với các hình phạt như cải tạo khơng giam giữ hay đi tù. Cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay là UBCTQG lại chưa được giao thẩm trong cơng tác giải thích và xác định tính khơng lành mạnh của hành vi cạnh tranh của các NH. Trong khi đó, vai trị của cơ quan tư pháp là tòa án nhân dân trong giải quyết vụ việc cạnh tranh tương đối mờ nhạt, giường như những vụ việc liên quan đến cạnh tranh có cái gì đấy cịn mới và xa lạ. Bên cạnh đó thì sự tham gia của NH Nhà nước Việt Nam lại chưa có quy định gì rõ ràng trong hoạt động giải quyết vụ việc cạnh tranh trong LVNH. Xét thấy vấn đề cạnh tranh trong LVNH có sự liên quan đến các cơ quan, từ quản lý hành chính nhà nước về hoạt động cạnh tranh đến cơ quan tư pháp và cả cơ quan quản lý chuyên ngành là NH Nhà nước nhưng PLCT lại chưa có quy định phân chia về thẩm quyền của từng cơ quan nêu trên. Đây là vướng mắc to lớn cần sớm ngày khắc phục để thực tiễn áp dụng PLCT được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực NH 473 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w