MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
3.3.9. Xác định chương trình đầu tư có trọng điểm
Việt Nam rất giàu có về mơi trường văn hóa, sinh thái nhưng lại thiếu các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, có tính chun nghiệp. Điều này khơng thể dễ
dàng được giải quyết. Tuy nhiên, nền kinh tế của chúng ta cũng đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Qua hơn 20 năm đổi mới, phát triển Việt Nam đã có một bước tiến dài trong đó có ngành du lịch. Chỉ so với 10 năm trước đây, du lịch Việt Nam hiện nay đã có một bước tiến rất xa về nhận thức, định hình, đầu tư phát triển... để tạo ra các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất, các điểm đến, các sản phẩm du lịch. Nhưng càng phát triển thì ngành càng lộ rõ những bất cập, những cái còn thiếu trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.
Để có được những sản phẩm du lịch độc đáo, có tính cạnh tranh, có thể thu hút khách quốc tế cũng như khách nội địa, phải bắt đầu từ việc hoạch định chiến lược, tầm nhìn. Tổng cục Du lịch đang thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao, đó là xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả đã thực hiện trong Chiến lược phát triển du lịch 10 năm qua.
Việc tổng kết thực tiễn đó cộng với việc tiếp cận những kinh nghiệm, những bài học của quốc tế, những thành công của các nước trong khu vực... để biết được du lịch Việt Nam sẽ đi theo định hướng nào, mục tiêu mà chúng ta cần đạt được là gì, những sản phẩm du lịch đặc trưng và nổi bật mà chúng ta cần phải tập trung đầu tư cho du lịch Việt Nam nói chung trong mỗi một vùng miền ra sao để phát huy được những tài nguyên du lịch Việt Nam.
Tổng cục Du lịch sẽ làm việc với các địa phương để chủ trì xây dựng các quy hoạch cho các vùng du lịch trọng điểm trên cơ sở liên kết một loạt các địa phương để tạo ra một chuỗi các sản phẩm du lịch. Các sản phẩm này phải tạo được sự độc đáo, riêng biệt để mỗi địa phương không lặp lại các sản phẩm của nhau.
Để xây dựng các sản phẩm du lịch được tốt, cần dựa vào 3 yếu tố. Thứ nhất, cần
tăng cường đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch biển vốn có nhiều lợi thế của Việt Nam. Thứ hai, các sản phẩm du lịch gắn với tài ngun, với các cơng trình kiến trúc, với các di sản văn hóa đặc biệt là các di sản thế giới đã được UNESCO cơng nhận. Đây chính là sự độc đáo, khác biệt mang tính đẳng cấp của Việt Nam. Thứ ba, phát
triển du lịch dựa vào các vùng văn hóa mang tính bản địa cao của các dân tộc Việt Nam. Tồn bộ quy trình này cần phải thực hiện một cách chuyên nghiệp cả ở quan điểm tiếp cận lẫn việc quy hoạch tổ chức đầu tư lẫn việc quảng bá xúc tiến.
Để giúp cho việc quảng bá sản phẩm du lịch có hiệu quả, Tổng cục Du lịch cần có chương trình ưu tiên đầu tư phát triển tại các khu vực trọng điểm như: giữ gìn, bảo tồn khu phố cổ Hà Nội; bảo vệ, tơn tạo các di sản văn hóa - lịch sử, các di sản văn hóa thế giới; duy trì bản sắc văn hóa các dân tộc. Ngồi ra, cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng đến các dự án về kết cấu trong việc phát triển du lịch đường bộ tới Lào và qua đường xuyên á đến Malayxia, Singapore và các nước trong khu vực. Xây dựng các dự án phát triển tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt, Nha Trang. Tận dụng thế mạnh của thành phố Hồ Chí Minh để khai thác tuyến du lịch trên sơng Sài Gịn đến các vùng sông nước của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long…