Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 88)

Nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 tiếp tục tập trung cho hệ thống kết cấu hạ

tầng kinh tế và xã hội, bố trí cho lĩnh vực giao thơng chiếm tỷ trọng 31,4%; nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 11,4%; giáo dục và đào tạo 9,2%; y tế 10,8%; xã hội 10,3%;

quản lý nhà nước 6,0%; cấp thoát nước và xử lý rác thải 4,9%; hạ tầng khác 10,3%;

các nội dung khác như: trả nợ các khoản vay đến hạn, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

khoảng 5,7%.Hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn được thực hiện trong giai đoạn

tiếp theo đến năm 2020 được thực hiện cơ bản ở những nội dung sau:

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đi trước một bước tạo tiền đề thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, quốc phịng. Góp phần phát

triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng u cầu cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.

Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: Hồn thành cơng tác giải phóng mặt bằng dự án

trong năm 2017, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nhà thầu đẩy

75

nhanh tiến độ thi công đoạn Km45-Km108; khởi công đoạn cao tốc Km1+800 - Km45

trong năm 2017; hoàn thành toàn bộ đường cao tốc trước năm 2020.

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư nâng cấp các đoạn tuyến quốc lộ qua địa bàn (Tuyến tránh đèo Bó Củng và thị trấn Na Sầm trên tuyến quốc lộ 4A; đoạn Km33

- Km47 và Km58 - Km80 quốc lộ 4B; Quốc lộ 3B, trong đó ưu tiên trước đoạn từ thị

trấn Thất Khê đến cửa khẩu Nà Nưa; đoạn Km186 - Km229 quốc lộ 279; Quốc lộ 31),

phê duyệt đầu tư nâng cấp đoạn Km0 - Km66 quốc lộ 4A lên cấp III.

Tiếp tục đề nghị Bộ Quốc phòng ưu tiên đầu tư đoạn còn lại từ Chi Ma đến Pò Mã dài

khoảng 171km (từ Mốc 1000/2 - Mốc 1224) để phục vụ công tác quản lý đường biên,

mốc giới và phát triển kinh tế - xã hội vùng giáp biên giới.

Nâng cấp, cải tạo, cứng hóa các tuyến đường tỉnh, đường huyện qua trung tâm các xã tạo điều kiện phát triển khu vực nơng thơn, đồng thời đảm bảo hồn thành tiêu chí giao thơng các xã điểm. Hồn thành cải tạo, nâng cấp trên 50km đường tỉnh, 182km đường

huyện gồm: Đường đến trung tâm xã Tân Yên, huyện Tràng Định; đường Na Dương -

Xuân Dương - Ái Quốc; đường vào trung tâm xã Vân An và xã Liên Sơn huyện Chi

Lăng; đường vào trung tâm các xã Cường Lợi, xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập;

đường vào trung tâm xã Xuân Long, huyện Cao Lộc,…

Kết hợp lồng ghép các nguồn vốn để tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông nông thơn gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới; tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn theo cơ chế “ Dân làm, Nhà nước hỗ trợ” để nâng cao tỷ lệ cứng hóa mặt đường. Phấn đấu xây dựng được 1.600km mặt đường bê tơng xi măng, nâng tỷ lệ cứng hố lên 5.350/13.405km đạt 40% vào năm 2020.

Hoàn thành đầu tư mạng lưới đường nội bộ trong các khu đô thị Phú Lộc I, II, III, Khu tái định cư Mai Pha I, đơ thị Nam Hồng Đồng I, Khu tái định cư và dân cư nam thành phố; triển khai phương án mở rộng đường Hùng Vương nối với Quốc lộ 1 tạo thành

trục cửa ngõ của thành phố Lạng Sơn; khởi côngxây dựng đường Lý Thái Tổ kéo dài

năm 2017, đồng thời tiếp tục cải tạo, sửa chữa một số tuyến đường, chỉnh trang hè phố tạo bộ mặt đô thị khang trang, sạch đẹp.

76

Tập trung đầu tư hoàn thành một số cầu lớn vượt sơng Kỳ Cùng để đảm bảo an tồn lưu thông trong mùa mưa lũ, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng phát triển các khu dân cư, gồm: cầu Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn hoàn thành năm 2018; cầu Na Sầm, cầu Hùng Việt trên tuyến tránh quốc lộ 4A; khẩn trương hồn thành cơng tác chuẩn bị đầu tư, phấn đấu trong năm 2017 khởi công xây dựng các cầu thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới.

Tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải di chuyển đoạn từ thành phố Lạng Sơn đến ga Tam Lung chạy song song với Quốc lộ 1 để tạo mặt bằng xây dựng các khu chức năng của thành phố trong tương lai; đề nghị Bộ Giao thông vận tải quy hoạch tuyến đường

sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn.

3.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB cho cơng trình giao thơng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)