Hình thức sở hữu
Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước trung ương Doanh nghiệp nhà nước địa phương Cty TNHH nhà nước trung ương Cty TNHH nhà nước địa phương
Cty cổ phần, TNHH > 50% vốn nhà nước Tư nhân Hợp tác xã Tư nhân Hợp danh Cty TNHH < 50% vốn nhà nước Cty cổ phần khơng có vốn nhà nước Cty cổ phần < 50% vốn nhà nước
Nước ngoài
100% nước ngoài
Liên doanh nhà nước và nước ngoài Liên doanh ngoài nhà nước và nước ngoài
SOE: state owned enterprise TNHH: trách nhiệm hữu hạn LLC: limited liability company JV: joint venture
Các lô cốt Tổng Công ty đang được dỡ bỏ. Sự dỡ bỏ này là một phần của quá trình lớn hơn về hội nhập quốc tế và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, tất cả các doanh nghiệp nhà nước sẽ được chuyển đổi thành công ty chịu sự điều chỉnh của luật này (thay vì Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003) với thời hạn cuối là năm 2010. Quá trình này là sự mở rộng việc cổ phần hóa đối với mọi doanh nghiệp nhà
29
nước, kể cả các tổng công ty. Các tổng công ty của nhà nước đang chuyển đổi thành các tập đồn kinh tế, và cơng ty mẹ con. Các công ty thành viên đang trở thành các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời đang tiến hành cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi nhanh chóng liên quan tới một số các tổ chức lớn nhất ở Việt Nam. Những chuyển đổi trước đây, như sự dịch chuyển từ các liên hiệp xí nghiệp thành các Tổng Công ty, không đem lại nhiều sự thay đổi về cấu trúc. Các liên hiệp cũng không khác mấy so với các Tổng Công ty và người đứng đầu tổ chức có chức năng tương tự. Ở một chừng mực nào đó, điều này cũng đúng với lần cải cách doanh nghiệp nhà nước gần đây nhất, trừ vài khác biệt quan
trọng. Trước hết, một số các công ty thành viên của Tổng cơng ty cho biết rằng việc cổ phần hóa các đơn vị kinh doanh là một cơ hội để giải tán những đơn vị họ không muốn giữ hoặc nghĩ là sẽ không khả thi. Các công ty thành viên khơng có ý định nắm giữ cổ phần đa số trong những đơn vị chuyển đổi này. Hợp lý hóa tổ chức thơng qua cổ phần hóa là cơ hội để các đơn vị thành viên của Tổng Công ty bỏ các đơn vị làm ăn thua lỗ, cải thiện hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, cổ phần hóa các cơng ty thành viên đang dẫn tới sự tan rã của một số Tổng Công ty. Các đơn vị thành viên đang được cổ phần hóa và nhiều đơn vị bây giờ có tỷ lệ sở hữu của Tổng Cơng ty (vốn nhà nước) dưới 50%. Tổng Công ty đang mất đi cổ phần kiểm soát trong các công ty thành viên và đang trở thành 'một cổ đông như các cổ đông khác' như một vị giám đốc cơng ty nói. Khả năng của Tổng Cơng ty với tư cách công ty mẹ để ảnh hưởng tới các thành viên đang suy giảm nghiêm trọng, đặt ra câu hỏi vê ý nghĩa của 'tổng công ty' và 'công ty thành viên'. Không rõ họ sẽ khác so với một công ty cổ phần có đầu tư ở các cơng ty khác như thế nào. Sự chia tách hay
29
UNDP (2006a) cung cấp thêm thông tin bối cảnh về cải cách doanh nghiệp nhà nước.