CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Quy trình thực hiện dạy học phân hóa
Trong nghiên cứu đề tài “Dạy học phân hóa ở Tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học mơn Tốn”, tác giả Lê Thu Hương có đề cập tới quy trình dạy học phân hóa bao gồm 3 bước như sau. [5]
Bước 1: Phân loại đối tượng học sinh dựa trên trình độ nhận thức Bước 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa Bước 3: Đánh giá và tổng kết
Tuy vậy, cá nhân tơi đề xuất quy trình dạy học phân hóa gồm 6 bước nhằm mục đích cụ thể hóa các bước dạy học nhằm hỗ trợ giáo viên có thể dễ dàng triển khai hơn.
Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức dạy học phân hóa
Bước 1: Phân loại học sinh
Phân loại học sinh là việc làm quan trọng với mục đích tạo tiền đề cho những bước tiếp theo trong quy trình dạy học phân hóa. Việc phân loại đối tượng học sinh cần được tiến hành ở một thời điểm gần nhất trước khi tiến
Phân loại học sinh
Thiết kế mục tiêu dạy học
Lựa chọn nội dung dạy học
Tổ chức dạy học theo hướng phân hóa q trình Tiến hành phân hóa sản phẩm Đánh giá và tổng kết
đầu này, giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm học sinh, dựa trên các tiêu chí khác nhau tùy theo “ý đồ” dạy học của giáo viên. Có những tiết học, giáo viên chia lớp làm các nhóm theo trình độ nhận thức nhưng cũng có những tiết học, giáo viên lại lựa chọn việc phân loại học sinh theo phong cách học tập hoặc hứng thú học tập.
Lưu ý: Bên cạnh hình thức phân loại tức thời, giáo viên cũng có thể cân
nhắc tới việc phân loại thơng qua q trình. Việc kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá trong một khoảng thời gian dạy học sẽ giúp cho kết quả phân loại được khách quan và chính xác hơn. Ngồi ra, việc lưu giữ thơng tin cá nhân học sinh (đặc biệt là phong cách học tập cũng như hứng thú học tập) thông qua kết quả quan sát, theo dõi, trao đổi, trò chuyện hàng ngày là một trong những “công cụ” hữu ích giúp giáo viên bước đầu thực hiện dạy học phân hóa hiệu quả hơn.
Bước 2: Thiết kế mục tiêu dạy học
Căn cứ vào thông tin đã thu thập được ở bước 1, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ, giáo viên bắt đầu xây dựng mục tiêu dạy học phù hợp với từng nhóm học sinh.
Bước 3: Lựa chọn nội dung dạy học
Dựa trên mục tiêu dạy học cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh ở trên, giáo viên sẽ lựa chọn nội dung dạy học sao cho phù hợp, thể hiện qua những yêu cầu trong các nhiệm vụ học tập cũng như “vật liệu” mà giáo viên sử dụng.
Bước 4: Tổ chức dạy học phân hóa theo quy trình
Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy học phân hóa, là bước khó khăn nhất, địi hỏi rất cao về năng lực tổ chức và quản lý lớp học của người giáo viên. Học sinh dù trình độ đang ở mức nào cũng phải là chủ thể của quá trình dạy học, phải là người tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Do vậy, người giáo viên cần phải tổ chức chuỗi các hoạt động dạy học sao cho học sinh có
thể tối đa hóa và tối ưu hóa khả năng của bản thân đồng thời thu hút được sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp học.
Bước 5: Tiến hành phân hóa sản phẩm
Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh thể hiện mức độ thành thạo về kiến thức, kĩ năng của mình thơng qua nhiều cách khác nhau. Bảng lựa chọn các nhiệm vụ học tập mà học sinh có thể hồn thành được thơng qua nhiều hình thức khác nhau là một trong những cách mà giáo viên có thể được sử dụng để phân hóa sản phẩm.
Bước 6: Đánh giá và tổng kết
Đây là bước giáo viên tiến hành đánh giá lại các bước trên, từ việc phân loại học sinh, thiết kế mục tiêu, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học phân hóa q trình và phân hóa sản phẩm. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời để tiếp tục nâng cao hiệu quả dạy và học trong thời gian tiếp theo.
Dựa trên quy trình và những yếu tố của dạy học phân hóa, xuất phát từ những tồn tại trong thực tiễn về dạy học phân hóa trong mơn Tốn lớp 4 hiện nay, tôi đề xuất một số kĩ thuật dạy học phân hóa mơn Tốn lớp 4. Ở mỗi kĩ thuật, cách thiết kế, ví dụ minh họa cụ thể, cách triển khai, ưu điểm và nhược điểm tương ứng đều được chỉ rõ.