5. Kết cấu nội dung của đề tài
2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần GrandNutrition
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý
Tổ chức bộ máy công ty được thể hiện qua hình 2.2.
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy cơng ty
Nguồn: Phòng Nhân Sự Ban giám đốc Pháp chế R&D Phòng Marketing Bộ phận Performance Bộ phận Truyền thông Bộ phận Follow – up Phòng Kinh Doanh Bộ phận Kinh doanh Bộ phận OTC Phòng Quan Hệ Khách Hàng Bộ phận thúc đẩy tăng trưởng Bộ phận Trải nghiệm khách hàng Phịng Tài Chính – Kế Tốn Bộ phận Kế tốn Bộ phận Logictics Phịng Nhân Sự
* Ban giám đốc
Tổng Giám Đốc: Ông Dương Duy Bách - là người giữ chức vụ quan trọng nhất,
người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp đóng vai trị cấp cao trong doanh nghiệp, một trong các nhiệm vụ của tổng giám đốc là xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và là người thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng với các công ty đối tác khác;tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.
Giám Đốc Vận Hành: Bà Hoàng Tú Linh - người giám sát các hoạt động và quy
trình đang tiến hành trong nội bộ doanh nghiệp, đóng vai trị chỉ huy thứ hai dưới quyền Tổng Giám Đốc, và phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chức năng các bộ phận nhằm đạt đến tăng trưởng bền vững.
Giám Đốc Tài Chính: Bà Đinh Thị Vân Anh – nắm giữ vị trí cực kỳ quan trọng
trong bộ máy quản lý doanh nghiệp. Giám đốc tài chính CFO đứng đầu quản lý các vấn đề tài chính trong các cơng ty và doanh nghiệp. Bà cũng là những người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các cơng tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
* Pháp chế
Bộ phận pháp chế của cơng ty Grand Nutrition đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động của cơng ty, có nhiệm vụ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo trình tự và đúng pháp luật. Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu Pháp chế doanh nghiệp.
* Bộ phận R&D
R&D là viết tắt của cụm từ Research and Development – có nghĩa là Nghiên cứu và Phát triển. Bộ phận R&D của một tổ chức, doanh nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ, tính năng mới cho sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến sản phẩm cũ, quy trình cũ nhằm tối ưu chi phí và hiệu quả sản xuất, có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Product R&D); Nghiên cứu & phát triển công nghệ (Technology R&D); Nghiên cứu & phát triển quy trình (Process R&D); Nghiên cứu & phát triển bao bì (Packaging R&D)…
* Phòng Marketing:
Phòng chịu trách nhiệm về công việc xây dựng chiến lược bán hàng cùng với phịng kinh doanh, bên cạnh đó cịn đảm nhận chức năng tìm kiếm, sáng tạo và lên ý tưởng theo yêu cầu và mong muốn của khách hàng; nghiên cứu, đánh giá hành vi, tâm lý khách hàng. Để đảm bảo nắm bắt nhu cầu về thương hiệu và sở thích của khách hàng, đưa ra được maket sản phẩm ưng ý mà khách hàng yêu cầu. Từ đó kết
hợp với phòng kinh doanh, tổng hợp và chốt phương án sản xuất sản phẩm phù hợp với khách hàng.
* Phòng Kinh Doanh
Là một trong những bộ phận quan trọng, không thể thiếu của bất kỳ công ty nào. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng. phòng kinh doanh giữ vai trò thúc đẩy, quảng bá và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng bằng cách áp dụng rất nhiều phương thức khác nhau. Đồng thời giữ vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong cơng ty như phịng hành chính, phịng kế tốn, phịng tài chính… để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh số, lợi nhuận, giúp công ty tăng trưởng và phát triển ngày càng thêm vững mạnh.
* Phòng Quan Hệ Khách Hàng
Nhận dạng và thu thu khách hàng tốt nhất nhằm đẩy mạnh doanh số cho bộ phận kinh doanh, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Dựa trên sự nhận dạng, phân loại các nhóm đối tượng, phịng quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp có trách nhiệm đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, tìm hiểu, nắm bắt tốt hơn hành vi, tâm lý mua hàng của họ để 2 bên có thể chuyển giao giá trị lẫn nhau lớn hơn.
Tạo dựng, phát triển và hoàn thiện mối quan hệ với khách hàng qua các hoạt động chăm sóc. Với mỗi khách hàng khác nhau, phòng quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp sẽ có những cách đối đãi, chăm sóc khác nhau để gia tăng sự hài lịng tối đa nhất cho yêu cầu của mỗi khách hàng.
* Phịng Tài chính – Kế tốn
Phịng Tài chính - Kế tốn đóng vai trị tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
+ Hạch tốn kế tốn kịp thời, đầy đủ tồn bộ tài sản, Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Công ty, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
+ Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị.
+ Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế tốn của Nhà nước và nội bộ tại đơn vị.
* Bộ phận Kế toán:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài chính, kế tốn. Phịng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm, tổ
chức công tác hạch tốn kế tốn, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của công ty, thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ, chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho cơng tác hạch toán, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê. Nghiên cứu và phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để tập hợp, xây dựng các đơn giá nội bộ cho các sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhau của công ty, đồng thời xác lập các phương án giá cả, dự thảo các quyết định về giá cả. Cụ thể như sau:
* Bộ phận Logictics
Lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thơng tin về ngun liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Hỗ trợ quá trình sản xuất và phân phối lưu thơng hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng cuối cùng.
Gắn hoạt động sản xuất với thị trường, và gắn nền kinh tế nội địa với nền kinh tế quốc tế thông qua cung ứng yếu tố đầu vào, đầu ra, dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận tải,…
* Phòng Nhân Sự
Là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhân viên và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám đốc tồn bộ các cơng tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thơng và quan hệ cơng chúng. Phịng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc đã thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.