Cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện

2.2.3.3. Cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp

Bảng 2.7. Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp(Tính theo giá hiện hành) (Tính theo giá hiện hành)

Đơn vi: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % Tổng 16.400 100 18.800 100 20.200 100 22.900 100 25.500 100 Trồng và chăm sóc rừng 3.483 21,24 5.189 27,60 6.805 33,69 8.883 38,79 10.243 40,17 Khai thác gỗ và lâm sản khác 8.608 52,49 8.806 46,84 10.140 50,2 11.771 51,40 14.061 55,14 Thu nhặt sản phẩm khác 4.309 26,25 4.805 25,56 3.255 16,11 2.246 9,81 1.196 4,69

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ia Grai

Qua bảng trên ta thấy GTSX ngành lâm nghiệp có sự tăng lên qua các năm. Năm 2008 GTSX đạt 16.400 triệu đồng đến năm 2012 đã lên đến 25.500 triệu đồng, tăng 9.100 triệu đồng.

Xét về cơ cấu ta thấy GTSX khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 55,14% năm 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng cịn chậm. Trồng và chăm sóc rừng đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm, GTSX năm 2008 từ 3.483 triệu đồng chiếm 21,24% đến năm 2012 tăng lên 10.243 triệu đồng chiếm 40,17%. Còn tỷ trọng GTSX thu nhặt sản phẩm khác đang có xu hướng giảm mạnh năm 2012 chiếm 4,69% trong nội bộ ngành lâm nghiệp. Qua đó ta có thể thấy, mặc dù tăng trưởng chậm nhưng hoạt động khai thác gỗ và lâm sản khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn hay nói cách khác ngành lâm nghiệp của huyện vẫn thiên về hoạt động này. Sự

tăng lên của chăm sóc và bảo vệ rừng chứng tỏ đang có sự chuyển dịch trong các tiểu ngành lâm nghiệp, tức là ngành lâm nghiệp huyện Ia Grai đang hướng đến hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao và tiến đến cân đối giữa trồng và khai thác rừng. Những sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu được khai thác trên địa bàn tồn huyện gỗ, củi, tre, nứa, nhựa thơng, lá cọ… Sản lượng khai thác của những sản phẩm này có xu hướng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó cạnh các loại sản phẩm này thì gần đây, dưới sự chỉ đạo của huyện. Bên cạnh các laoij sản phẩm này, chính quyền địa phương đang tích cực chỉ đạo đầu tư và phát triển một số loại lâm sản có giá trị kinh tế cao như song mây, quế…

Bảng 2.8. Các sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp

Sản phẩm chủ yếu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Gỗ M3 1.500 1.460 1.482 1.520 1.550

Củi Ster 2.600 2.615 2.648 2.720 2.750 Tre nứa luồng 1000 cây 200 250 270 300 320

Nhựa thông Tấn 100 120 95 115 145

Lá cọ 1000 lá 30 65 88 100 110

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ia grai tỉnh gia lai (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w