IV/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔ
1. Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân đồng thời xây dựng
khung pháp lý riêng cho giải quyêt tranh chấp môi trường:
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp mơi trường thì thương lượng được xem là phương thức có tác dụng và hay được sử dụng nhất. Tuy nhiên với hiểu biết về pháp luật hiện nay thì việc sử dụng những quy định của pháp luật để địi quyền và lợi ích của mình là rất khó khăn. Mặt khác thủ tục giải quyết tranh chấp môi trường hiện nay cũng không được quy định rõ ràng mà dựa theo thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự để thực hiện, trong khi bản chất và quy mô của tranh chấp môi trường lại rất khác so với tranh chấp dân sự, như vậy có nên quy định một khung pháp lý riêng đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường. Nhưng cho dù giải quyết trên cơ sơ pháp lý nào thì người dân cũng cần phải hiểu luật, phải biết áp dụng các quy định pháp luật để giữ lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình, do đó cần nâng cao kiến thức pháp luật cho mỗi người dân.Việc giáo dục có thể bắt đầu ngay khi mỗi cơng dân cịn ngồi trên ghế nhà trường. Thứ nhất, tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 32- CT/TW, các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác PBGDPL trong tồn ngành. Cần xác định công tác
PBGDPL là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tương, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục và cơ sơ giáo dục các cấp. Mỗi cán bộ, nhà giáo, người lao động, người học trong ngành phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.
Thứ hai, trong xu thế phát triển của xã hội, đòi hỏi mỗi người phải kịp thời trang bị cho mình những kiến thức nhất định về pháp luật nhất là đối tượng học sinh, sinh viên và những người làm cơng tác trồng người. Do đó, cơng tác
giáo dục pháp luật trong nhà trường cần được sự quan tâm của ngành giáo dục và các ngành chức năng cao hơn nữa.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân; đưa các quy định của pháp luật kịp thời đến với học sinh, sinh viên và đội ngũ những người làm công tác giảng dạy. Ý thức chấp hành pháp luật của họ theo đó cũng được nâng lên. Hạn chế đến mức thấp nhất hành vi vi phạm pháp luật của học sinh và những người làm công tác giáo dục.
Thứ tư, chương trình sách giáo khoa “Giáo dục cơng dân” bậc phổ thơng cần phải có những thay đổi cho phù hợp hơn. Cần dạy học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống đúng đắn.
Thứ năm, các trường nên thành lập ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật với thành phần theo quy định và chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật trong năm học. Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền pháp luật bằng những hình thức hấp dẫn các em tham gia như thi đua giải quyết các tình huống pháp luật có thương; trình bày tiểu phẩm về pháp luật; phiên tòa giả định… Hàng năm nên mời các báo cáo viên đến trường để thuyết trình về kiến thức pháp luật cho giáo viên. Chính từ các chuyên đề này sẽ giúp ích cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường nắm vững kiến thức pháp luật, có cơ sơ để xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh.
Tóm lại, ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường học sinh phải được rèn luyện ý thức pháp luật.
Song song với giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi người dân là lập và thực hiện các phương án bảo vệ môi trường áp dụng với các tổ chức
kinh tế; tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển của cả nước, bảo đảm tốt việc xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt. Ðối với các KCN - KCX được quy hoạch trong thời gian tới, cần quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động. Xây dựng các tiêu chí chặt chẽ về các phân khu chức năng của sản xuất, của hạ tầng cơ sơ đầu tư cho BVMT đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch, bảo đảm ngay từ đầu nguồn vốn và nhân lực kỹ thuật cho nhiệm vụ BVMT, tránh hiện tượng tập trung thu hút đầu tư mà xem nhẹ nhiệm vụ BVMT.
Vấn đề lồng ghép yếu tố môi trường vào trong các quy hoạch phát triển cũng đã trơ thành một yếu tố cấp bách. Cần nâng cao năng lực thẩm định, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật BVMT. Ðầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại hợp lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại, phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường quy định. Thực hiện công tác quan trắc giám sát, đánh giá diễn biến chất lượng và trạng thái các thành phần môi trường, dự báo diễn biến phục vụ thiết thực cho sản xuất canh tác và bảo vệ môi trường cũng như khả năng ứng cứu sự cố mơi trường một cách kịp thời và có hiệu quả cao.
Cuộc họp đánh giá về tiến độ thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các cơ sơ gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng trong Bộ Quốc phịng.
Theo Tổng Cục phó Tổng cục Mơi trường Lê Kế Sơn, Việt Nam cần lường trước một số nguy cơ sự cố về môi trường. Việc khai thác những cơng trình lớn như khai thác boxit Tây Nguyên, sắp tới là xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận… phải được tính tốn kỹ lưỡng.
“Chúng ta mới chỉ có lực lượng cứu hộ, cứu nạn mà thơi, chưa có lực lượng đặc nhiệm ứng phó sự cố mơi trường. Chẳng lẽ khi nào xảy ra mới ứng phó?”, ơng Lê Kế Sơn đặt câu hỏi -Theo ông Sơn, rất cần thành lập một lực
lượng đặc nhiệm để ứng phó sự cố mơi trường quốc gia. Phải là lực lượng được tổ chức tốt, kỷ luật tốt, ứng phó nhanh, để đối đầu và xử lý kịp thời. Chia sẻ ý kiến này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Nghiêm Vũ Khải nói, các Bộ TNMT và Bộ Quốc phịng có thể thảo luận sâu hơn vấn đề này: “Nếu Bộ Quốc phòng trở thành lực lượng nòng cốt để vừa cứu hộ, cứu
nạn vừa ứng phó sự cố mơi trường là tốt nhất”.- Theo ông Khải, ơ một số
nước, ủy ban phịng chống cứu hộ cứu nạn mơi trường do Tổng thống đứng đầu và Bộ trương Quốc phòng làm thường trực.
“Bộ Quốc phòng hội đủ điều kiện và yếu tố để trở thành nòng cốt. Bộ Quốc
phòng phải đi đầu trong cả nước về bảo vệ môi trường cũng như sẽ thành lực lượng nịng cốt để ngăn chặn sự cố mơi trường”, ơng Khải nêu ý kiến.
Nhiều thành viên trong đồn giám sát cũng phân tích, lực lượng quân đội vẫn được xem là chủ lực trong các hoạt động như cứu nạn, bảo vệ đê điều… Nhưng, vai trò nòng cốt của lực lượng này cần phải được “luật hóa”. Và Quốc hội sẽ kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện xây dựng lực lượng này. Đặc biệt việc thành lập đội đặc nhiệm ứng phó các sự cố bất ngờ về mơi trường.
Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, quân đội Việt Nam vẫn ln tham gia các hoạt động phịng chống cứu nạn giống các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, do điều kiện ơ Việt Nam nên chưa thành lập lực lượng ứng phó thảm họa mơi trường. Trong khi đó, ơ Nga, thậm chí đã có hẳn một bộ luật cho các tình trạng khẩn cấp. Hầu hết các nước đều tính tới việc phịng ngừa những thảm họa mơi trường. Việt Nam tuy chưa có những bộ luật hay ủy ban riêng về thảm họa môi trường, nhưng ơng Hiệu khẳng định “qn đội vẫn ln đóng vai trò nòng cốt”.
3. Tăng cường hoạt động một cách có hiệu quả các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát:
Tăng cường hệ thống thanh tra môi trường. Cần tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn cũng như luật pháp đề đội ngũ này có khả năng thực thi có hiệu quả cơng tác kiểm sốt việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Một ví dụ là việc xây dựng mơ hình KCN sinh thái có hệ thống quan trắc tự động. Tháng 10/2009, Vườn cơng nghiệp Bourbon An Hịa, mơ hình KCN thân thiện với mơi trường đầu tiên đã được khơi công xây dựng tại Tây Ninh.
Các nhà máy trong Vườn công nghiệp sẽ phối hợp tái sinh, tái chế, tái sử dụng các loại sản phẩm phụ của nhau. Nhà máy xử lý nước thải có cơng suất dự kiến 40.000 m3/ngày. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được dẫn vào các dòng kênh nội bộ dùng để nuôi trồng các loại vi sinh vật. Các KCN sinh thái là giải pháp lâu dài, bền vững cần hướng tới, tuy nhiên, trước mắt cần bắt buộc các trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, giám sát chất lượng nước thải trước khi thải ra mơi trường. Theo Phó giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục Mơi trường, Hồng Dương Tùng, nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống xả thải rất tinh vi, xây xong rồi che lấp nên rất khó phát hiện. Một trung tâm gồm hệ thống quan trắc nước thải tự động sẽ "xử lý" được gian lận này. Theo đó, hàng ngày doanh nghiệp phải báo cáo khối lượng nước thải, trong khi hệ thống quan trắc tự động sẽ giúp cơ quan giám sát môi trường cập nhật trực tiếp các số liệu ô nhiễm từ các khu công nghiệp 24/24 với các số liệu “online”. Sắp tới, Bình Dương, nơi tập trung nhiều khu cơng nghiệp lớn, sẽ có nhiều hệ thống quan trắc tự động được xây dựng. Ngồi ra, một hệ thống đường dây nóng sẽ được thiết lập để người dân cung cấp thông tin về các doanh nghiệp gây ô nhiễm tới cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý triệt để cũng sẽ được áp dụng. Theo Bộ trương Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phạm Khôi Nguyên, hiện đã có đủ hành lang pháp lý để xử lý các vụ việc gây ô nhiễm môi trường. Nếu các KCN, các doanh nghiệp không sớm chấm dứt việc xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ phải đối mặt với những biện pháp xử lý nghiêm khắc của pháp luật.
4. Quy định rõ ràng hơn về mức bồi thường thiệt hại dân sự
Một trong những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường là thường xảy ra với quy mô lớn,liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng
đồng dân cư,thậm chí đến nhiều quốc gia. Chính sự đa dạng về mặt chủ thể tham gia tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lí phát sinh chủ yếu ngồi hợp đồng khiến cho việc kiểm soát, giả quyết tranh chấp mơi trường trơ nên khó khăn; tranh chấp mơi trường thường liên quan đến nhiều loại lợi ích khác nhau, nhiều chủ thể khác nhau như lợi ích của những người làm công tác bảo tồn, các nhà sản xuất kinh doanh, các cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ ( NGOs), các cộng đồng dân cư…khiến cho tranh chấp mơi trường khó được định lượng về mặt hậu quả. Do vậy, khi xuất hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làm xâm phạm đến quyền và lợi ích của một bên thì rất khó để xác định trách nhiệm dân sự đối với bên kia; hoặc một hành vi vi phạm có thể gây hậu quả là thiệt hại cho rất nhiều chủ thể, những thiệt hại đó chưa hẳn đã biểu hiện ngay mà thường gây ra những tác hại ảnh hương nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh trong thời gian lâu dài. Ví dụ như việc khai thác bất hợp lí tài nguyên rừng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân bón hố học bừa bãi, đánh bắt thủy hải sản quá mức khơng có kế hoạch, đốt rừng làm nương rẫy, xả thải, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý không đúng cách,…
Việc khai thác bất hợp lí tài nguyên rừng về trước mắt làm giảm số lượng nhiều loại động thực vật rừng qúy hiếm, chặt phá rừng bừa bãi gây lũ lụt, xói mịn đất rừng, về lâu dài lượng cây ít đi làm khả năng quang hợp kém CO2 tăng O2 sinh ra giảm, chức năng điều hồ khơng khí vốn có khơng tốt làm lượng bụi trong khơng khí tăng cao, ảnh hương lâu dài đến sức khỏe của con người. Những thiệt hại về sức khỏe này xảy ra đối với cá cộng đồng dân cư nhưng lại khơng có ai chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại này cũng như khơng hề có luật nào quy định mức bồi thường thiệt hại đó. Tương tự đối với trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân bón hố học bừa bãi, đánh bắt thủy hải sản q mức khơng có kế hoạch, đốt rừng làm nương
rẫy, xả thải, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý khơng đúng cách,…và cịn rất nhiều hành vi gây ra nhiều hậu quả khơn lường nhưng lại khơng có chủ thể nào đứng ra chịu trách nhiệm.
Bộ luật dân sự 2005, Điều 605.2 quy định một trong những nguyên tắc bồi thường thiệt hại là “ người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Như vậy nếu như mọi hành vi vơ ý thức hiện nay đã gây ô nhiễm môi trường trong thời gian dài và trong diện rộng cũng dựa trên nguyên tắc này để xác định mức bồi thường thì mức bồi thường sẽ là quá ít để khắc phục dù chỉ là một phần hậu quả đã gây ra.Các nhà làm luật cũng đã dự tính được điều này nên đã xây dựng Thuế mơi trường và Phí bảo vệ mơi trường,giấy phép chất thải (cota ô nhiễm), ký quỹ môi trường,… nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho mơi trường.Nhưng mức thuế và phí bảo vệ mơi trường hiện nay cịn thấp và đối tượng áp dụng cịn hạn chế, cần tăng mức thuế và phí đồng thời mơ rộng đối tượng phải nộp phí như kể cả các cá nhân,hộ gia đình, tổ chức có các hoạt động khai thác tài nguyên môi trường, sản xuất gây ô nhiễm mơi trường… mới tăng tính tự giác bảo vệ mơi trường cho người dân.
"Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thơng qua đó, nhà nước cơng nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường".
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào mơi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là cơta gây ơ nhiễm và chính thức cơng nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải. Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm