3.4.3 .Cơ hội
4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT PHÚ THỌ
4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ
4.1.1. Những quan điểm của địa phương, ngành về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
4.1.1.1. Những quan điểm của địa phương
Nhân lực chính là tài lực của một địa phƣơng, muốn địa phƣơng hay ở đây có thể hiểu là tỉnh Phú Thọ phát triển thì điều quan trọng nhất chính là nguồn nhân lực của tỉnh phải phát triển. Nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu tạo nên sự tăng trƣởng và phát triển bền vững cho tỉnh. Để có đƣợc nguồn nhân lực mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng thì quan điểm phát triển của Đảng bộ, Tỉnh ủy, UBND, HĐND rất quan trọng. Đề cập đến vấn đề này, tơi xin trích dẫn những quan điểm của Tỉnh Phú Thọ về phát triển nguồn nhân lực nói chung và xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng.
* Theo Quyết định số 27/2011/QĐ – UBND Phú Thọ ngày 28 tháng 12 năm 2011 về Phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020 nhƣ sau:
- Mục tiêu tổng quát:
Phát triển nhân lực đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo về chất lƣợng trên cả 3 yếu tố cơ bản: Sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức. Phấn đấu đƣa Phú Thọ trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
- Đặc biệt đào tạo Đội ngũ giáo viên, giảng viên:
+ Năm 2015, số giáo viên, giảng viên đào tạo chuyên nghiệp khoảng 2,84 nghìn ngƣời, trong đó giảng viên bậc Đại học, Cao đẳng khoảng 2,58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghìn ngƣời, có trình độ trên Đại học 30,2%. Số giáo viên dạy nghề khoảng 1,27 nghìn ngƣời, có trình độ trên đại học khoảng 11.8%.
+ Năm 2020, số giáo viên, giảng viên đào tạo chuyên nghiệp khoảng 3,74 nghìn ngƣời, trong đó giảng viên bậc Đại học, Cao đẳng khoảng 3,6 nghìn ngƣời, có trình độ trên Đại học 40,2%. Số giáo viên dạy nghề khoảng 1,9 nghìn ngƣời, có trình độ trên đại học 25%.
* Theo quyết định số 26/2011/QĐ-UBND Tỉnh Phú Thọ ngày 28 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020 thì mục tiêu cụ thể về giáo dục nghề nghiệp và đại học:
+ Quy hoạch đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục và đào tạo đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học
- Năm 2015: Quy mô giáo viên, giảng viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học đạt 4.110 ngƣời;
- Năm 2020: Quy mô giáo viên, giảng viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học đạt 5.640 ngƣời; tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ 35% ở các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, 40% giảng viên ở trƣờng cao đẳng (có 5% tiến sỹ), 80% giảng viên trƣờng đại học (có 25% tiến sỹ).
+ Quy hoạch cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở giáo dục và đào
tạo đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học
- Các cơ sở dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng thuộc diện đƣợc nâng cấp, thành lập mới cần điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng đề án quy hoạch tổng thể phát triển trƣờng hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2012;
- Căn cứ quy hoạch phát triển đƣợc duyệt, tỉnh thực hiện bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, khuyến khích các cơ sở vay vốn ƣu đãi đầu tƣ hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật.
+ Trong các giải pháp thực hiện tơi xin trích dẫn ra đây giải pháp thứ 3 và thứ 4 vì nội dung của nó có liên quan trực tiếp tới đề tài này:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo đối với giáo dục nghề nghiệp cao đẳng và đại học:
Thực hiện các chƣơng trình bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp; khuyến khích giáo viên và cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ, ƣu tiên đào tạo trên chuẩn; quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục miền núi, vùng khó khăn, địa bàn giáo dục chƣa phát triển.
Khuyến khích và tăng cƣờng trao đổi kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, quản lý; ƣu tiên tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên các cơ sở đào tạo nhân lực có trình độ đào tạo theo quy định; đảm bảo đủ điều kiện giáo viên, giảng viên để thành lập, nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học.
4.1.1.2. Những quan điểm của ngành
Theo chỉ thị số 895/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 3 năm 2013 về việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2013 – 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
* Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Về phát triển nhân lực phục vụ ngành giáo dục địa phƣơng cần tập trung vào những việc sau:
+ Đánh giá hiện trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo trình độ, chun mơn đƣợc đào tạo, vị trí việc làm và độ tuổi làm việc tại các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục do sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý.
+ Xác định nhu cầu bồi dƣỡng, thay thế và đào tạo mới nhân lực trong ngành giáo dục của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Xác định nhu cầu đào tạo lại, nhu cầu đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp hoặc chuyển đổi việc làm cho những giáo viên chƣa bố trí đƣợc cơng việc phù hợp với chun mơn và trình độ đào tạo.
+ Lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng theo nhu cầu đã đƣợc xác định và phối hợp với các trƣờng Cao đẳng, đại học Sƣ phạm tổ chức thực hiện kế hoạch hiệu quả.
* Đối với các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học:
+ Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển, quản lý nguồn nhân lực của mình phù hợp với mục tiêu, các giải pháp phát triển nhà trƣờng và tổ chức đào tạo đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả.
+ Xây dựng các chỉ số chất lƣợng đào tạo và có kế hoạch sử dụng kinh phí một cách hiệu quả góp phần cải thiện chất lƣợng đào tạo
+ Đổi mới căn bản nội dung chƣơng trình đào tạo, chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên ở trình độ cao đẳng và đại học để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung.
+ Các trƣờng cao đẳng và đại học sƣ phạm nghiên cứu hình thành các trung tâm biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên về nội dung, phƣơng pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên tại địa phƣơng hoặc cho cả vùng; đề xuất cơ chế huy động nguồn lực và quản lý, sử dụng các trung tâm hiệu quả.
4.1.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu của nhà trường
4.1.2.1. Quan điểm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đảng bộ nhà trường
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã nêu: “Về xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ viên chức: Đảng bộ coi đây là điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đảm bảo vừa thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, vừa đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
độ chuẩn và trên chuẩn. Đây là nhân tố quyết định tới sự phát triển lâu dài và bền vững của nhà trường’’.
Qua đây ta thấy nhà trƣờng rất trú trọng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý vì đây chính là nguồn nhân lực giúp nhà trƣờng phát triển vững mạnh.
4.1.2.2. Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của nhà trường
Tại đề án nâng cấp trƣờng Trung cấp Kinh tế và Kỹ nghệ thực hành Phú Thọ lên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ đã nêu:
- Giai đoạn 2007 đến 2010: Tổng số cán bộ, giảng viên của trƣờng là 90 ngƣời trong đó giảng viên có trình độ Thạc sỹ là 35%.
- Giai đoạn 2010 – 2015 : Tống số cán bộ giảng viên của trƣờng là 120 ngƣời, trong đó 100 giảng viên, số giảng viên có học vị tiến sỹ chiếm từ 5% đến 10%; số giảng viên có trình độ thạc sỹ trên 50%.
- 100% số giảng viên có trình độ B về ngoại ngữ và tin học, trong đó có 30% số giảng viên có khả năng đọc và dịch đƣợc tài liệu nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy hiện tại nhà trƣờng chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu đã đề ra, lý do chính vì chế độ chính sách về tài chính của nhà trƣờng chƣa thực sự khuyến khích đối với giảng viên, cán bộ quản lý để họ đi học cao học, nghiên cứu sinh, hay nghiên cứu khoa học. Muốn hoàn thành đƣợc mục tiêu đề ra, nhà trƣờng cần có các giải pháp kinh tế hiệu quả hơn nữa.
4.1.2.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
* Đủ về số lượng
Theo kế hoạch đề ra, đến năm 2015 tổng số cán bộ, giảng viên của nhà trƣờng là 120 ngƣời, trong đó có 100 giảng viên. Tuy nhiên, hiện tại cán bộ, giảng viên mới chỉ là 113 ngƣời, trong đó có 86 giảng viên. Nhƣ vậy về số lƣợng thì nhà trƣờng vẫn chƣa đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên cịn hai năm tới, nhà trƣờng đã có kế hoạch bổ sung thêm giảng viên, năm 2014 nhà trƣờng sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tuyển dụng thêm 5 giảng viên. Kế hoạch năm 2015 còn phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế của UBND tỉnh Phú Thọ giao cho nhà trƣờng.
* Chuẩn về chất lượng
Cũng theo kế hoạch đề ra, đến năm 2015 nhà trƣờng sẽ có khoảng 5% - 10% giảng viên, cán bộ quản lý có học vị tiến sỹ và trên 50% có trình độ thạc sỹ. Theo nhƣ hiện tại thì số giảng viên, cán bộ quản lý có học vị tiến sỹ cịn q ít, chính vì vậy Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch trong hai năm tới 2014, 2015 bắt buộc các trƣởng, phó khoa, tổ bộ mơn phải đi nghiên cứu sinh. Nếu trƣởng, phó khoa, tổ bộ mơn nào không đi sẽ bị coi nhƣ khơng hồn thành nhiệm vụ mà Ban giám hiệu nhà trƣởng giao cho.
Về trình độ thạc sỹ hiện tại thì nhà trƣờng đã đạt đƣợc kế hoạch vì hiện tại đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của nhà trƣờng là 43%. Cộng thê 19 giảng viên đang học cao học thì tỷ lệ này cho đến năm 2015 sẽ là 65%, chƣa kể trong hai năm tới sẽ có những giảng viên, cán bộ quản lý xin đi học cao học.
Nhƣ vậy nhìn chung mục tiêu đủ về số lƣợng và chuẩn về chất lƣợng của nhà trƣờng trƣớc mắt có thể đạt đƣợc. Tuy nhiên về lâu dài để có đƣợc nguồn nhân lực có trình độ cao, chất lƣợng tốt thì nhà trƣờng rất cần có những giải pháp hiệu quả, đặc biệt là các giải pháp kinh tế vì qua phân tích thực trạng ở chƣơng 3, tơi thấy những hạn chế cịn tồn tại của nhà trƣờng về nguồn nhân lực chủ yếu do các yếu tố kinh tế tác động. Tôi mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp kinh tế để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ nhƣ sau: