thi Hiệp định CPTPP (2019 – 2021)
2.4.1. Thị trường Australia
Ba năm đầu thực thi Hiệp định CPTPP, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia có xu hướng tăng nhưng khơng mạnh, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2021 đạt 4,5 tỷ USD, tăng 28,9% tương đương 1,01 tỷ USD so với năm 2019.
Bảng 2.3. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Australia giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Triệu USD
STT Tên hàng
Kim ngạch
2019 2020 2021
1 Điện thoại các loại và linh kiện 698,7 627 679,8 2 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 423,1 447,8 485,7
3 Giày dép các loại 296,9 288,6 309,7
4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 267,8 304,7 348,4
5 Hàng dệt may 255,4 248,2 353,1
6 Hàng thủy sản 208,2 228,7 265,4
47
8 Sản phẩm từ sắt thép 117 80,6 137,3
9 Hạt điều 112,1 111,2 105,4
10 Phương tiện vận tải và phụ tùng 88,6 70,5 130
11 Sản phẩm từ chất dẻo 58,7 64,3 77,1
12 Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 45,5 42,9 49,3
13 Hàng rau quả 44,7 64,3 82,4
14 Giấy và các sản phẩm từ giấy 40,9 44,7 54,4 15 Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 39,3 64,7 73,8 16 Kim loại thường khác và sản phẩm 39,3 39,6 46,4 17 Túi xách, ví, vali, mũ và ơ dù 38 43,1 45,9
18 Sản phẩm hóa chất 36,6 46,8 46,4
19 Cà phê 33,4 31,5 28,3
20 Sắt thép các loại 29,5 80,6 102,5
21 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 25,5 29,9 29,8 22 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 19,7 25,5 26
23 Gạo 11,1 18,6 25
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương năm 2019, 2020, 2021
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia giai đoạn 2019- 2021, có tới 06 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Giày dép các loại; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Hàng dệt may; Hàng thủy sản. Cụ thể:
• Điện thoại và các loại linh kiện: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 679,8 triệu USD, giảm 27% tương đương 18,9 triệu USD so với năm 2019.
48
• Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt triệu 485,7 USD tăng 14,8%, tương đương 62,6 triệu USD so với năm 2019.
• Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 309,7 triệu USD tăng 4,3%, tương đương 12,8 triệu USD so với năm 2019.
• Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 348,4 triệu USD tăng 30,1%, tương đương 80,6 triệu USD so với năm 2019.
• Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 353,1 triệu USD tăng 38,3%, tương đương 97,7 triệu USD so với năm 2019.
• Hàng thủy sản: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 265,4 triệu USD tăng 27,47%, tương đương 57,2 triệu USD so với năm 2019.
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng như: Gỗ và sản phẩm gỗ; Sản phẩm từ sắt thép, Phương tiện vận tải và phụ tùng, Hàng rau quả, Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận cũng đang từng bước trở thành những mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường Australia.
Từ những số liệu hiện trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Australia trong thời gian vừa qua tăng trưởng rất chậm chạp khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường này chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khối CPTPP. Đây có thể là kết quả từ một số nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nhất định. Thứ nhất, những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam lại khơng phải sản phẩm Australia có nhu cầu nhập khẩu cao như giày dép các loại, dệt may, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, … Thứ hai, Australia là một thị trường khó tính với nhiều quy định nhập khẩu nghiêm ngặt khiến hàng hóa của Việt Nam dù có ưu đãi thuế quan cũng khó có thể tiếp cận được. Theo Báo cáo "Một số quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào Australia" do Thương vụ Việt Nam tại Australia xuất bản thì Australia là một trong những thị trường có quy định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn sản phẩm nghiêm ngặt trên thế giới. Ngoài ra Australia cũng duy trì nhiều quy định về các biện pháp kỹ thuật như các yêu cầu về dán nhãn sản phẩm, quy cách tiêu chuẩn sản phẩm khá khắt khe gây nhiều khó khăn cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận thị trường này. Nhiều lô hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Australia đã bị từ chối trả về do không đáp ứng được một trong các quy định trên, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như rau củ quả.
49
2.4.2. Thị trường Canada
Bảng 2.4. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Canada giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Triệu USD
STT Tên hàng
Kim ngạch
2019 2020 2021
1 Hàng dệt may 811 793,3 934,3
2 Điện thoại và linh kiện 615 826,2 820
3 Giày dép các loại 391,3 350,5 367,7
4 Phương tiện vận tải và phụ tùng 268,9 295,8 425,6
5 Thuỷ sản 229,6 263,8 265,6
6 Gỗ và sản phẩm gỗ 192,2 219,8 234,1
7 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 257,9 364,8 407,9 8 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 204,9 261,2 345
9 Hạt điều 98,1 93,3 111,2
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương năm 2019, 2020, 2021
Năm 2020 là năm thứ hai Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 toàn cầu, căng thẳng thương mại ở nhiều khu vực và làn sóng bảo hộ lên cao, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn giữ được mức tăng trưởng 13% so với năm 2019, đạt 4,4 tỷ USD (năm 2020). Con số này càng ấn tượng hơn khi đặt trong so sánh với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 so với năm 2019 chỉ là 7,0% và sự sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam ở nhiều thị trường khác (xuất khẩu sang EU giảm 3,5%, sang ASEAN 8,3%, sang Nhật Bản giảm 5,5%...).
Năm 2021, vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Canada (theo thống kê của Hải quan Việt Nam) vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể, đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8%, cao hơn mức tăng trưởng nhập khẩu của Canada (12,84%). Đây là mức tăng trưởng dương năm thứ 3 liên tiếp kể từ
50
2019 sau khi Việt Nam và Canada chính thức là thành viên của Hiệp định thương mại tự do CPTPP. Về cơ bản, tất cả các lĩnh vực xuất khẩu sang Canada có sự tăng trưởng so với năm 2020 trong đó mặt hàng về máy móc, điện, điện tử vẫn là nhân tố đóng góp chính vào giá trị xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD (tăng 8,9%). Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất ấn tượng của doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến sự quan tâm của các doanh nghiệp Canada đối với sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Việt Nam ngày càng nhiều. Các sản phẩm dệt may, giày dép, túi xách sau khi bị sụt giảm trong năm 2020 đã lấy được đà tăng trưởng ấn tượng trở lại ở mức trên 1,4 tỷ USD (tăng 16,6%). Riêng lĩnh vực dệt may đạt trên 934,3 triệu USD, tăng 17,7%. Đồ gỗ nội thất đạt 234,1 triệu USD tăng 6,5%. Đây là lĩnh vực có sự hợp tác cộng sinh hai chiều giữa doanh nghiệp hai nước, Canada xuất khẩu nguyên liệu gỗ sang Việt Nam để sản xuất, chế tác và nhập khẩu sản phẩm hoàn thiện trở lại Canada. Tại các chuỗi siêu thị lớn như: COSTCO, IKEA, LEON’S…có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm nội thất sản xuất từ Việt Nam.
Giai đoạn 2019-2021, có 08 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada đạt trên 200 triệu USD bao gồm: Hàng dệt may; Điện thoại và linh kiện; Giày dép các loại; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Thủy sản; Gỗ và sản phẩm gỗ; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác. Cụ thể:
• Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 934,3 triệu USD, tăng 15,2% tương đương 123,3 triệu USD so với năm 2019.
• Điện thoại và linh kiện: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 820 triệu USD, tăng 33% tương đương 205 triệu USD so với năm 2019.
• Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 367,7 triệu USD, giảm 6,4% tương đương 23,6 triệu USD so với năm 2019.
• Phương tiện vận tải và phụ tùng: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 425,6 triệu USD, tăng 58,3% tương đương 156,7 triệu USD so với năm 2019.
• Thủy sản: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 265,6 triệu USD, tăng 15,7% tương đương 36 triệu USD so với năm 2019.
• Gỗ và sản phẩm gỗ: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 234,1 triệu USD, tăng 21,8% tương đương 41,9 triệu USD so với năm 2019.
• Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 407,9 triệu USD, tăng 58,2% tương đương 150 triệu USD so với năm 2019.
51
• Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 345 triệu USD, tăng 68,4% tương đương 140,1 triệu USD so với năm 2019.
Canada là thị trường tiêu dùng có sức mua lớn thứ hai trong khối CPTPP. Trong khi đó trước CPTPP, thị trường này chưa có bất kỳ FTA nào với Việt Nam. Do đó, đây được coi là một trong những thị trường tiềm năng giúp tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong khối CPTPP. Khi tham gia Hiệp định này, các cam kết giảm thuế của Canada đối với hàng hóa Việt Nam là rất đáng kể. Tuy nhiên, Canada lại là một thị trường tương đối khó tính đối với hàng hóa nhập khẩu, là một trong số các nước sử dụng phổ biến nhất các biện pháp phi thuế quan trên thế giới. Các mặt hàng chịu nhiều biện pháp phi thuế quan của Canada nhất bao gồm: hóa chất, kim loại, động vật, rau, thực phẩm, dệt may, sản phẩm nhựa, đồ da, đồ gỗ - đây cũng là các mặt hàng Việt Nam có xuất khẩu nhiều sang Canada. Thêm vào đó, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Canada có xu hướng gia tăng các yêu cầu về nhập khẩu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hàng hóa, kiểm sốt phương tiện vận tải… Những vấn đề này cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Vì vậy, để được hưởng ưu đãi thuế quan và tăng khả năng xuất khẩu sang Canada, các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ của Hiệp định CPTPP. Bên cạnh đó, hàng hóa cũng phải tuân thủ các quy định bắt buộc về nhập khẩu của Canada như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, và đáp ứng được thị hiếu, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng Canada.
2.4.3. Thị trường Malaysia
Bảng 2.5. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Malaysia giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Triệu USD
STT Tên hàng
Kim ngạch (triệu USD)
2019 2020 2021
1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 495 450,9 750,4
52
3 Điện thoại các loại và linh kiện 349,8 180,2 310,6 4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 274 255,1 349,9 5 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 199,1 176,9 205,7 6 Phương tiện vận tải và phụ tùng 199,7 182,7 156,4
7 Gạo 218,8 237,3 141,9
8 Dầu thô 196,1 183,9 138,7
9 Hàng dệt, may 120,5 99,8 93,6
10 Giày dép các loại 70,3 50,3 45,5
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương năm 2019, 2020, 2021
Hiện nay, Malaysia là một trong những thị trường nhập khẩu có tiềm năng rất lớn của Việt Nam tại Hiệp định CPTPP. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia trong 03 năm (năm 2019, năm 2020, năm 2021) đạt 14,19 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt 6 tỷ USD tăng 58,3% tương đương 2,21 tỷ so với năm 2019.
05 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD trong năm 2021, bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Sắt thép các loại; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh. Cụ thể:
• Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 750,4 triệu USD, tăng 51,6% tương đương 255,4 triệu USD so với năm 2019.
• Sắt thép các loại: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 703,9 triệu USD, tăng 53,5% tương đương 245,4 triệu USD so với năm 2019.
• Điện thoại các loại và linh kiện: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 310,6 triệu USD, giảm 12,6% tương đương 39,2 triệu USD so với năm 2019.
• Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 349,9 triệu USD, tăng 27,7% tương đương 75,9 triệu USD so với năm 2019.
53
• Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh: kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của mặt hàng này đạt 205,7 triệu USD, tăng 3,3% tương đương 6,6 triệu USD so với năm 2019.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của một số nhóm mặt hàng đang có xu hướng giảm rõ rệt như: Phương tiện vận tải và phụ tùng; Dầu thô; Gạo; Hàng dệt, may; Giày dép các loại. Riêng đối với mặt hàng gạo, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ năm 2020 đến năm 2021 nên nguồn cung lúa mì, gạo của Malaysia bị gián đoạn, khiến quốc gia này phải chuyển hướng thúc đẩy nhập khẩu gạo từ các nước khác để bảo đảm nguồn cung. Ðây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Malaysia. Hiện nay, nhu cầu của Malaysia về các sản phẩm như gạo, thịt gà và nhiều loại nông sản, thực phẩm khác rất lớn. Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường Malaysia cũng đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
2.4.4. Thị trường Nhật Bản
Bảng 2.6. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Nhật Bản giai đoạn 2019 -2021 Đơn vị: USD STT Tên hàng Kim ngạch 2019 2020 2021 1 Hàng dệt, may 4 tỷ 3,5 tỷ 3,238 tỷ
2 Phương tiện vận tải và phụ tùng 2,6 tỷ 2,4 tỷ 2,473 tỷ
3 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác 1,9 tỷ 2 tỷ 2,565 tỷ
4 Hàng thủy sản 1,5 tỷ 1,4 tỷ 1,327 tỷ
5 Gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ 1,3 tỷ 1,437 tỷ
6 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện 1 tỷ 971,6 triệu 996 triệu
54
8 Điện thoại các loại và linh kiện 804,8 triệu 937,8 triệu 792 triệu 9 Sản phẩm từ chất dẻo 726,1 triệu 672,9 triệu 697 triệu 10 Sản phẩm từ sắt thép 479,9 triệu 483,1 triệu 542,7 triệu
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương năm 2019, 2020, 2021
Trong năm 2021, về xuất khẩu, Việt Nam có 03 nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt kim ngạch lớn đó là: hàng dệt may đạt trên 3,23 tỷ USD, chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản; máy móc thiết bị phụ tùng đạt trên 2,56 tỷ USD, chiếm 12,7%; nhóm phương tiện vận tải đạt trên 2,47 tỷ USD, chiếm 12,2%. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng đạt mức tăng