Tác dụng the oy học cổ truyền

Một phần của tài liệu Phân lập hợp chất tự nhiên có khả năng ức chế enzyme a glucosidase và kháng 2 dòng tế bào ung thư gan và phổi từ nhân trần tía (adenosma bracteosumbonati) (Trang 29 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.4. Tác dụng the oy học cổ truyền

Cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu. Theo Đơng y, Nhân trần có tác dụng lợi mật, giải độc. Dùng trị tiểu tiện vàng đục và ít, viêm gan hồng đản, viêm gan vàng da, vàng mắt thể dương hồng tức thể viêm gan cấp tính, hoặc âm hồng tức thể viêm gan mạn tính kể cả viêm gan do virus B.

Ngoài ra Nhân trần còn dùng để chữa bệnh bại liệt trẻ em, thấp khớp đau nhức xương, đau dạ dày, rắn cắn, tổn thương do ngã, viêm mủ da, eczema, mề đay [80].

Nhân trần là vị thuốc được nhân dân ta sử dụng từ rất lâu, nó có tác dụng chữa các bệnh về gan mật, vàng da; gặp rất nhiều trong công thức các bài thuốc cổ phương của Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14), Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ 18) và nhiều tác giả khác.

Nhân trần không độc nên được dân gian dùng như một loại trà sau khi cây được phơi sấy khô với tác dụng thanh nhiệt, khu phong. Ở dạng nước sắc nó dùng chữa hồng đản cấp, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng đục, kích thích tiêu hóa, chữa viêm gan dùng cho phụ nữ sau sinh. Ngày nay, Nhân trần được dùng rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Trong nhiều trường hợp Nhân trần được dùng chữa viêm gan cấp, xơ gan cho kết quả tốt. Theo kinh nghiệm, nhân dân ở một số vùng còn dùng Nhân trần để trị đau bao tử, nhưng một số nghiên cứu cho thấy Nhân trần khơng có tác dụng giảm lt dạ dày, thậm chí cịn tăng, có tác dụng yếu đến giảm tiết dịch vị, có tác dụng giảm acid tự do và acid toàn phần trong dịch vị. Nhưng hai tác dụng này lại giảm khi dùng liều cao [85, 92].

Liều dùng: ngày 12 – 16 g, sắc uống hoặc hãm. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể phối hợp Nhân trần 20 g, Chi tử 12 g, Đại hoàng 4 g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần [95].

Nhân trần tía có vị đắng, mùi thơm do chứa tinh dầu, song hàm lượng thấp hơn Nhân trần, toàn cây Nhân trần tía bỏ rễ chữa viêm gan, vàng da, ăn uống kém tiêu, sốt, cảm cúm, ngộ độc, 4000 trường hợp viêm gan siêu vi được điều trị bằng bài thuốc có vị Nhân trần tía ở bệnh viện Chợ Quán thành phố Hồ Chí Minh (1977-1984), cho kết quả tốt [80].

Bệnh viện Y học dân tộc Tây Ninh đã sử dụng bài thuốc Nhân trần để điều trị 100 trường hợp xơ gan cổ chướng, trong đó khỏi bệnh 24%, đáp ứng khá tốt 46,6%. Nhân trần tía hiện được các cơ sở sản xuất đơng nam dược ở thành phố Hồ Chí Minh sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc có tác dụng thơng mật, lợi gan như: thuốc nước Thông mật giải độc gan của công ty Nam Việt; thuốc nước Long đởm mát gan giải độc của cơ sở Phước Linh; thuốc nước Mát gan giải độc của cơ sở Phước An…

Một phần của tài liệu Phân lập hợp chất tự nhiên có khả năng ức chế enzyme a glucosidase và kháng 2 dòng tế bào ung thư gan và phổi từ nhân trần tía (adenosma bracteosumbonati) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)