-Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo Về hình thức đào tạo:
Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất cứ loại hình tổ chức nào. Vậy một doanh nghiệp tồn tại được là đáp ứng được với sự thay đổi. Một doanh nghiệp tiến hay lùi cũng do nhà lãnh đạo có thấy được sự thay đổi để kịp thời đào tạo và phát triển lực lượng lao động của mình hay không. Đứng trước sự thay đổi của nền kinh tế và sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì khách sạn rất chú trọng vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.
Trong khách sạn thì công ty áp dụng các phương pháp sau:
+ Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nhân viên thông qua các khóa học ngắn ngày, chuyên sâu ở các trung tâm hay thuê các chuyên gia tới trực tiếp giảng dạy tại khách sạn.
quan tâm nhiều. Khách sạn đó tổ chức cho nhiều nhân viên, tạo điều kiện và khuyến khích họ nâng cao trình độ.
+ Phương pháp đào tạo tại chỗ, hình thức này được khách sạn áp dụng đối với các lao động mới gia nhập vào đội ngũ lao động của khách sạn. Thời gian của hình thức đào tạo này rất ngắn thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Thường là các hình thức đào tạo: các lớp đào tạo về an toàn lao động, nội quy lao động, học về quản lý chất lượng theo ISO... Việc thực hiện các chương trình đào tạo này giúp cho người lao động có thể nắm bắt các quy trình sản xuất kinh doanh và lợi ích của bản thân mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quá trình thực hiện các chương trình đào tạo này do các cán bộ lãnh đạo của công ty, hay các công nhân lành nghề hướng dẫn và giảng dạy. Hình thức đào tạo này có thời gian rất ngắn, cho nên rất thuận lợi cho việc học tập cho người lao động. Nó đem lại sự hiểu biết cho người lao động và giúp họ thích nghi nhanh với công việc thực tế của mình. Tuy nhiên vì thời gian học ngắn và đan xen giữa việc học và làm nên công ty rất chú trọng trong công tác tổ chức để đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Khách sạn dùng phương pháp chỉ dẫn công việc để đào tạo mới và đào tạo lại cho nhân viên của mình. Các nhân viên mới sẽ được đào tạo một khóa học ngắn hạn. Khách sạn luôn kiểm tra nhân viên cần phải đào tạo cái gì, bộ phận nào phải đào tạo, đào tạo lại để phù hợp với công việc. Hình thức này giúp cho nhân viên thích nghi nhanh hơn với công việc và môi trường làm việc của khách sạn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là tạo cho người học những phương pháp cách làm thụ động, không có sáng tạo của người dạy.
Khách sạn áp dụng phương pháp này sau khi đã nghiên cứu đặc điểm kinh doanh của khách sạn là các nghiệp vụ khách sạn, các loại hình dịch vụ, giao tiếp với khách hàng cần thực hành nhiều nên nhân viên cần phải được hướng dẫn tỉ mỉ để tránh xảy ra xung đột không cần thiết. Theo phương pháp này những nhân viên được đào tạo sẽ lĩnh hội kiến thức dễ dàng vì được tham gia trực tiếp vào công việc.
+ Đối với các cấp quản lý thì công ty áp dụng đào tạo và phát triển theo phương pháp kèm cặp chỉ đạo là chủ yếu vì công ty nhận thấy các nhà quản lý mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo để có thể hiểu và làm tốt công việc của mình hơn và những nhà quản lý cấp cao hơn là những người làm việc lâu năm, có nhiều kinh nhiệm, hiểu rất rõ về công ty và đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty
+ Ngoài ra khách sạn còn áp dụng nhiều hình thức khác để nâng cao tay nghề cho nhân viên như cho họ đi thực tập tại một số khách sạn lớn làm ăn có hiệu quả để có thể có những nhận thức khách quan và có kinh nghiệm cho bản thân công việc của khách sạn cũng như nhân viên.
Bảng 11: Bảng tổng kết số lượng lao động đào tạo ở các hình thức
2010 2011 2012
Đào tạo kèm cặp chỉ bảo 5 5 4 5
Đào tạo ở các lớp ngoài
công ty 6 9 15 15
+ Lớp đại học, đại học
tại chức kinh tế 3 5 9 8
+ Lớp nghiệp vụ khách sạn 3 4 6 7
Đào tạo chỉ dẫn công việc 76 90 90 95
+ Đào tạo mới vào nghề 58 79 75 78
+ Đào tạo lại 18 11 15 17
Tổng 87 104 109 115
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng tổng kết trên cho ta thấy càng ngày khách sạn càng chú trọng hơn vào công tác đào tạo và phát triển nhân lực, số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo ngày càng tăng, nhưng con số cán bộ công nhân viên phải đào tạo lại thì giảm xuống điều này chứng tổ quá trình đào tạo trước đó của khách sạn đã đạt được những hiệu quả nhất định.
-Thực trạng chi phí đào tạo của Khách sạn
Đào tạo và phát triển nhân sự là một nội dung rất quan trọng trong chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Công tác đào tạo và phát triển nhân sự nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả công ty trong cả hiện tại và tương lai. Trong điều kiện cách mạng khoa học diễn ra mạnh mẽ và công ty có nhiều chuyển biến về phương thức kinh doanh cũng như lượng sản phẩm gia công ngày càng nhiều… Do đó nó đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Nên khách sạn hàng năm phải chi lượng kinh phí khá lớn để thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân sự. kinh phí đào tạo của công ty một phần được trích từ các quỹ như: Qũy đào tạo do phòng tổ chức quản lý dưới sự lãnh đạo của đại hội đồng cổ đông,
quỹ đầu tư và phát triển, còn một phần thì do học viên tự túc. Tuy nhiên thì lượng kinh phí do công ty cung cấp cho các học viên vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng đủ cho các học viên cũng như công tác đào tạo và phát triển của công ty.
Bảng 12: Bảng kinh phí đào tạo và phát triển nhân sự tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên Vinh
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 20013 KH
2014
1. Chi phí đào tạo Triệu
đồng 85.61 106.68 135.14 140.35 168
2. Số lượng đào tạo Người 87 104 109 115 115
3.Chi phí đào tạo một lao động
Triệu đồng / người
0.98 1.02 1.24 1.22 1.46
( Nguồn: Phòng tài chính)
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng chi phí dành cho đào tạo qua các năm của khách sạn tăng, điều này cho thấy khách sạn đã có sự chú trọng và quan tâm nhiều hơn vào công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Cụ thể ta thấy năm 2010 kinh phí đào tạo cho một người là 0,98 triệu đồng/người năm 2011 tăng lên 1,02 triệu đồng/người, đồng thời thì số lượng người được đào tạo cũng tăng đáng kể từ 87 người năm 2010 thì đến năm 2011 là 104 người. Năm 2012 thì số lượng đào tạo tăng lên 5 người và chi phí tăng lên 0.39 triệu đồng/ người so với 2011.Năm 2013 tăng lên 6 người so với năm 2012 nhưng chi phí đào tạo trên người lại giảm 0,02 triệu đồng/ người so với năm 2012. Điều này chứng tỏ việc quản lý chi phí của khách sạn tốt hoặc cũng có thể là do khách sạn eo hẹp về tài chính nên phải giảm thiểu kinh phí đào tạo của mỗi nhân viên. Đây là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn của khách sạn, nhưng khách sạn cũng phải xây dựng các chương trình đào tạo hợp lý hơn để sử dụng hợp lý nguồn kinh phí này.
Sang năm 2014 khách sạn đã có kế hoạch tăng chi phí đào tạo cho mỗi đối tượng được đào tạo là 1.46 triệu đồng/người, đồng thời cũng tăng số cán bộ công nhân viên được đào tạo lên để đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động của khách sạn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình cũng như đáp ứng được nhu cầu được đào tạo và phát triển của chính các cán bộ công nhân viên trong khách sạn.