CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY EURO AUTO
2. Một số biện pháp chủ yếu
2.2 Đối với Chính Phủ
2.2.2.1 Cơ chế, chính sách quản lý nhập khẩu
Với sự phát triển không ngững của công nghiệp ô tô trên thế giới, thị trường ô tô trong nước chịu tác động lớn do nhu cầu sử dụng những loại xe có tiện nghi, an tồn và tính chun dụng cao tăng nhanh để phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế.
Rất nhiều loại ơ tơ mới ra đời, có những loại rất khó phân loại, kể cả ở Châu Âu chứ không chỉ riêng đối với Việt Nam, do vậy việc quy định xe nào không được nhập khẩu cũng gặp phải khó khăn. Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hải đảm bảo ổn định trong một thời kỳ, chí ít cũng phải từ 3 đến 5 năm; trong khi đó các hãng sản xuất ô tô trên thế giới liên tục cho ra các chủng loại xe mới đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Điều này dẫn đến một vấn đề lớn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước, đó là: ơ tơ nhập khẩu thuộc vào loại khơng khuyến khích nhập khẩu và Việt Nam chưa xác định được chủng loại chính xác (do chưa có tiêu chí rõ ràng về chủng loại xe này). Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu là người trực tiếp chịu thiệt hại do không bán được hàng trong khi phải vay vốn của Nhà nước để kinh doanh, tiếp theo người chịu thiệt hại gián tiếp là Nhà nước. Ngoài ra, khi xây dựng quy chế điều hành xuất nhập khẩu khơng căn cứ theo các tiêu chí kỹ thuật hay tên gọi, thuật ngữ kỹ thuật dẫn tới giấy chứng nhận của cơ quan quản lý chất lượng khác tên gọi, thuật ngữ có trong danh mục biểu thuế và cơ
chế điều hành nhập khẩu, điều này cũng gây ra mâu thuẫn lớn trong các cơ quan quản lý.
Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý Nhà nước nên có sự hợp tác chặt chẽ hơn để có một cơ chế thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi kinh doanh và đơn giản trong quản lý Nhà nước.