Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 98 - 113)

Cũng giống như nhiều ngành kinh tế khác, ngành TTCN Bắc Giang ngoài những thành tựu đạt được cũng tồn tại nhiều hạn chế, trong đó không thể không nhắc đến một trong những hạn chế lớn của TTCN Bắc Giang là gây ô nhiễm môi trường. Do đó, song song với việc phát triển TTCN, tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại các làng nghề thủ công truyền thống. Trong thời gian qua, Sở khoa học – công nghệ môi trường cùng các ngành liên quan đã xây dựng kế hoạch xử lý môi trường các làng nghề dọc tuyến sông Cầu theo chương trình quốc gia về môi trường sông Cầu; ứng dụng bể yếm khí Bioga với những làng nghề làm hàng chế biến nông lâm sản có gắn với chăn nuôi; tìm hiểu triển khai công nghệ mới trong sản xuất gạch thủ công để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện giải pháp khoa học công nghệ và môi trường trong TTCN nông thôn, làng nghề còn thấp. Mặt khác, kinh phí dành cho nghiên cứu, ứng dụng còn hạn chế. Môi trường ở nhiều làng nghề hiện nay còn ô nhiễm, công tác quản lý môi trường trong các làng nghề địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong lĩnh vực sản xuất gạch, ngói, vôi, cát, sỏi… Do đó, các cấp chính quyền ở Bắc Giang cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường trong sản xuất TTCN thông qua những giải pháp hợp lý và kịp thời như: các cơ sở sản xuất TTCN cần có những ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó cần tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực vệ sinh và bảo vệ môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ khi tái lập tỉnh ( 1997 ) đến năm 2010 sản xuất TTCN Bắc Giang đã từng bước đi dần vào ổn định và đạt được những thành tựu đáng kể. Những đóng góp và vai trò của TTCN ngày càng được khẳng trong kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân Bắc Giang. Sản xuất TTCN Bắc Giang đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Hơn nữa, thông qua đó, các ngành nghề TTCN Bắc Giang đã thu hút được một số lượng đông đảo người lao động tham gia sản xuất, phần nào giải quyết được nhu cầu việc làm hiện nay. Trên cơ sở đó, TTCN cùng với những ngành kinh tế khác cũng là một trong những nhân tố quan trọng giữ vững trật tự, an ninh quốc phòng địa phương, củng cố niềm tin của nhân dân, quần chúng vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và các cấp chính quyền. “Khối đại

đoàn kết” tiếp tục được giữ vững và phát huy. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y

tế và các chính sách xã hội cũng tiếp tục được quan tâm chú trọng, đầu tư và phát triển, gặt hái được nhiều thành công. Không chỉ có vậy, sự phát triển của TTCN và làng nghề Bắc Giang không chỉ đơn thuần là sự phát triển kinh tế mà còn là sự bảo lưu, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đẹp đẽ mà cha ông để lại.

Những sản phẩm của TTCN và làng nghề vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa chứa đựng trong đó những tinh hoa nghệ thuật bí truyền, mang đậm dấu ấn, bản sắc của mỗi miền quê. Song song với sự hưng thịnh và phát triển của mỗi làng nghề, xã nghề là những sinh hoạt văn hóa truyền thống, những lễ hội từ ngàn xưa hết sức sinh động. Có thể nói TTCN Bắc Giang có vai trò rất to lớn trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Bắc Giang.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, TTCN Bắc Giang còn nhiều hạn chế: phát triển chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn thấp, trang bị chưa được cải tiến nhiều, đa phần vẫn lạc hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường còn phổ biến. Do đó, đòi hỏi các cấp ủy, đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân Bắc Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cần quan tâm và chú trọng đến ngành TTCN và làng nghề hơn nữa. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay thì vấn đề này càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Đó là cơ sở để TTCN Bắc Giang khắc phục những tồn tại, khó khăn và phát huy những thành tựu đạt được để tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1. Bắc Giang là một trong những cái nôi xuất hiện các nghề thủ công từ khá sớm: nghề nấu rượu, nghề làm bánh đa kế, nghề mây tre đan. Dựa trên nền tảng vững chắc đó, ngành TTCN Bắc Giang đã sớm ra đời, tồn tại và phát triển, gắn liền với những giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử Bắc Giang. Đặc biệt, Bắc Giang còn là vùng đất hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về tự nhiên và xã hội như: tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào đã tạo điều kiện cho ngành TTCN càng ổn định và phát triển hơn.

2. Từ năm 1997 cho đến năm 2010, được sự quan tâm của các cấp ủy, đảng, chính quyền cùng với sự cố gắng nỗ lực của các dân tộc tỉnh Bắc Giang, ngành TTCN của tỉnh đã từng bước khắc phục những khó khăn, thách thức trong giai đoạn đầu tái lập tỉnh, dần đi vào ổn định và đạt được nhiều kết quả đáng kể.

TTCN Bắc Giang mang đậm bản sắc của mỗi miền quê nơi đây, đã phát huy và khai thác được lợi thế của mỗi vùng. Do đó, cơ cấu ngành nghề TTCN Bắc Giang khá phong phú và đa dạng. Ngành chế biến nông lâm sản gắn với những vùng nguyên liệu sẵn có về tài nguyên rừng như Sơn Động, vùng giàu về hoa quả như Lục Ngạn - nơi có đặc sản quả vải thiều nổi tiếng. Ngoài ra, ngành chế biến nông lâm sản còn gắn liền với những vùng đồng bằng, nông thôn có nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, vôi hòn, cay sỉ thường tập trung chủ yếu ở Yên Thế, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam… Đó là những nơi có nhiều thế mạnh về khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét chịu lửa, cát sỏi…

3. Giá trị sản xuất TTCN Bắc Giang không ngừng tăng lên qua các năm. Nhờ đó, sản phẩm TTCN nơi đây ngày càng phong phú và đa dạng, mẫu mã và chất lượng đều được nâng cao. Do đó, ngành TTCN Bắc Giang đã đáp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, một số làng nghề như làng nghề mây tre đan Tăng Tiến đã tạo ra nhiều sản phẩm hoàn mĩ, không chỉ được khách hàng trong nước ưa chuộng mà còn vươn ra thị trường thế giới, thậm chí cả những quốc gia phát triển nhất như Mĩ, Canada, Nhật Bản… Qua đó, vị thế và uy tín của làng nghề Bắc Giang ngày càng được khẳng định.

4. Nền sản xuất TTCN vừa tách khỏi nông nghiệp nhưng vẫn gắn bó mật thiết với nông nghiệp. Đồng thời, TTCN và nông nghiệp còn hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển.

Sản phẩm nông nghiệp là những nguyên liệu quan trọng phục vụ cho ngành chế biến nông lâm sản như chế biến vải thiều ở Lục Ngạn, nghề làm mì, làm bánh đa, nấu rượu…Ngược lại, sản phẩm TTCN lại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như tạo ra thúng, dần, sàng…

Không chỉ có vậy, trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ giữa TTCN, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ vẫn luôn gắn bó mật thiết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau phát triển.

5. TTCN Bắc Giang đã góp phần quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nơi đây. Cùng với những ngành kinh tế khác, TTCN Bắc Giang đã cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao hơn, kinh tế phát triển. Nhân dân càng tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, khối đoàn kết toàn dân được củng cố, các tệ nạn xã hội giảm, an ninh quốc phòng được giữ vững, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác ngày càng phát triển hơn…. Đó chính là những minh chứng khẳng định TTCN đóng vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân Bắc Giang. Ngoài ra, TTCN Bắc Giang còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạnh công cuộc CNH, HĐH nông thôn.

Hiện nay, các cấp chính quyền cùng toàn thể nhân dân Bắc Giang vẫn tiếp tục quan tâm, chú trọng đến ngành TTCN thông qua những chính sách, biện pháp, đầu tư, cải tiến kĩ thuật, đào tạo nhân lực. Với những kết quả mà TTCN Bắc Giang đã đạt được từ khi tái lập tỉnh cho đến năm 2010, chúng ta tin tưởng rằng TTCN Bắc Giang sẽ ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa./

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban nghiên cứu lịch sử đảng tỉnh Hà Bắc (1987), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Hà Bắc, Hà Bắc.

2. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn- Sử- Địa, Hà Nội

3. Vũ Ngọc Bích (1978), Lược truyện thần tổ các làng nghề, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Cần (chủ biên), (2001), Di tích Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang.

5. Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1977), Truyện

các làng nghề, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Ngô Đức Chúc (2005), Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển kinh

tế làng nghề, ngành nghề trên địa bàn huyện Việt Yên, Trường Chính

trị tỉnh Bắc Giang.

7. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2003), Niên giám thống kê 2000 - 2002, Bắc Giang.

8. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2007), Niên giám thống kê 2006, Bắc Giang.

9. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang ( 2010), Niên giám thống kê tỉnh Bắc

Giang 2009, Bắc Giang.

10.Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bắc

Giang 2010, Bắc Giang.

11. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Những bàn tay tài hoa

của cha ông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Phan Đại Doãn (1992) Làng Việt Nam- một mô hình kinh tế- xã hội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi

phục và phát triển làng nghề truyền thống, Thư viện tỉnh Bắc Giang.

15. Trần Văn Giáp (phiên dịch và khảo chứng) (1970), Phong thổ Hà Bắc

đời Lê, Ty văn hóa Hà Bắc.

16. Hội đồng Lịch sử Bắc Giang (1986), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang. 17. Mai Thế Hởi (Chủ biên), Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc (2003), Phát

triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Làng Cầu Gụ - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của

làng Cầu Gụnăm 2010.

19. Làng Bờ Mận - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng Bờ Mận năm 2010.

20. Làng Hốt Hồ - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng Hốt Hồ năm 2010.

21. Làng Song Khê - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanhnăm 2010.

22. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trương Hữu Quýnh, Vũ Ngọc Khánh, Nghiêm Đình Vỳ (2000), Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống

Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Thu Minh, Trần văn Lạng (2010), Làng nghề và những nghề

thủ công truyền thống ở Bắc Giang, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

24. Nghiêm Phú Ninh (1986), Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ

công nghiệp Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

25. Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn (1987), Kinh Bắc - Hà Bắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27. Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1958-1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1996), Lịch sử Việt Nam từ

nguyên thủy đến 1858, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

29. Lê Quốc Sử (1998), Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Phạm Quốc Sử (2008), Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Bình 1954 –

1975 ( Lịch sử và di sản), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

31. Sở Công nghiệp Bắc Giang (2002), Báo cáo 2 năm thực hiện đề án “ Tiểu thủ công nghiệp nông thôn, làng nghề tỉnh Bắc Giang hiện trạng

và giải pháp phát triển”, Bắc Giang.

32. Sở Công nghiệp Bắc Giang (2002), Đề án thành lập quỹ hỗ trợ phát

triển công nghiệp-TTCN tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.

33. Sở Công nghiệp Bắc Giang (2006), Quy hoạch phát triển công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Bắc Giang.

34. Sở Công nghiệp Bắc Giang (2007), Báo cáo tình hình, kết quả phát triển công nghiệp-TTCN và ngành nghề nông thôn năm 2006; Mục

tiêu, nhiệm vụ năm 2007, Bắc Giang.

35. Sở Công nghiệp Bắc Giang (2009), Đề ánđánh giá thực trạng làng nghề

tỉnh Bắc Giang và phương hướng phát triển đến năm 2015, Bắc Giang.

36. Sở Công nghiệp Bắc Giang (2007), Ngành công nghiệp Bắc Giang 62

năm xây dựng và trưởng thành, Bắc Giang.

37. Sở Công thương Bắc Giang (2010), Làng nghề Bắc Giang 2010, Bắc Giang. 38. Sở Công thương Bắc Giang (2011), Dự thảo quy hoạch phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Bắc Giang.

39. Sở Công thương Bắc Giang (2011), Kỷ yếu 60 năm ngành công thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40. Sở Khoa học công nghệ và môi trường – Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang (1998), Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm HTX chuyển đổi hoạt động theo luật HTX trên các lĩnh vực Tiểu- Thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, tín dụng và tiêu

thụ điện năng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.

41. Sở Khoa học công nghệ và môi trường – Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang (2001), Báo cáo khoa học hoàn thiện một số mô hình hợp tác xã

dịch vụ hỗ trợ ngoài nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.

42. Sở Khoa học công nghệ và môi trường – UBND huyện Việt Yên (2002), Báo cáo khoa học đề án áp dụng tiến bộ kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển ngành nghề mây tre tại xã Tăng

Tiến – huyện Việt Yên, Bắc Giang.

43. Sở Văn hóa thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (2006), Địa chí Bắc Giang: Địa lí và kinh tế.

44. Nguyễn Văn Thao (1961), Phát huy vai trò của thủ công nghiệp trong

kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

45. Phạm Minh Thảo (2005), Thần tổ các ngành nghề, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

46.Thư viện tỉnh Hà Bắc (1982), Địa chí Hà Bắc, Hà Bắc.

47. Thư viện tỉnh Bắc Giang, Lược biên về tỉnh Bắc Giang, tài liệu sưu tầm từ tư liệu chép tay ghi tại Bắc Giang của quan tuần phủ, Bắc Giang.

48. Tỉnh ủy Bắc Giang (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập II

(1975-2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 98 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)