Để nâng cao năng lực đấu thầu và trở thành một doanh nghiệp xây dựng mạnh, có uy tín trên thị trường thì tác giả có một số kiến nghị với Công ty như sau:
- Nâng cao hơn nữa năng lực tài chính, khả năng huy động và thu hồi vốn. Có kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
93
- Tăng cường mua sắm hệ thống máy móc thiết bị, tiếp thu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới vào thi công.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng lao động với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả.
- Thực hiện tốt tiến độ thi công công trình đã lập ra. Quan tâm hơn nữa đến công tác bảo đảm chất lượng, bảo trì công trình khi thi công và sau khi đã thi công xong.
- Đầu tư và quan tâm hơn nữa đến công tác marketing trong hoạt động đấy thầu của Công ty.
Kết luận chương 3
Nâng cao năng lực đấu thầu là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng trong thời điểm kinh tế ngày càng suy thoái và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các nhà thầu xây dựng như hiện nay. Để có thể thắng thầu trong các cuộc đấu thầu do chủ đầu tư lập ra, bắt buộc các doanh nghiệp xây dựng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực đấu thầu của mình. Các doanh nghiệp phải biết phát huy và khai thác triệt để những điểm mạnh mình sẵn có, tận dụng cơ hội và phải đưa ra những giải pháp khắc phục những điểm yếu của mình. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu có được đưa ra một cách kịp thời, hợp lý, phù hợp thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình đã và đang không ngừng đầu tư, chú trọng, tăng cường thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao năng lực nói chung và năng lực đấu thầu của bản thân nói riêng để trở thành một doanh nghiệp xây dựng mạnh và có uy tín trên thị trường xây dựng.
94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
Đấu thầu và đấu thầu xây dựng là một hoạt động tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Việc nâng cao năng lực đấu thầu ngày càng có vai trò mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình nói riêng. Năng lực đấu thầu mà mạnh chứng tỏ doanh nghiệp xây dựng đó là một doanh nghiệp mạnh về nhiều mặt: tài chính, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực… Điều này mang lại lợi thế rất lớn về khả năng trúng thầu cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu trong và ngoài nước.
Bên cạnh những điểm mạnh mà Công ty đã đạt được và cần phát huy thì cần phải có một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực đấu thầu của Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình để Công ty ngày càng lớn mạnh. Qua bài viết trên đây, tác giả đã trình bày được những vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu, đấu thầu xây dựng. Hơn nữa, sau quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phần nào làm rõ được tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động đấu thầu cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của Công ty. Qua đó, cũng đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty.
Tuy nhiên, đấu thầu và nâng cao năng lực đấu thầu là những lĩnh vực hết sức phức tạp liên quan đến nhiều kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, xã hội… Mặt khác, do cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta đã làm cho thị trường bất động sản vài năm trở lại đây đang chững lại và đóng băng, kéo theo ngành xây dựng cũng đang xuống dốc và trở nên trì trệ khiến cho các doanh nghiệp xây dựng gặp vô vàn khó khăn. Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình cũng không phải ngoại lệ. Ở bài viết trên, tác
95
giả cũng đưa ra được những số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình hoạt động đấu thầu của Công ty trong vài năm trở lại đây. Để qua đó, người đọc phần nào có thể thấy được sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế đối với Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình.
Kiến Nghị:
Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Bộ xây dựng đã ban hành nhiều Luật, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Quy định liên quan đến vấn đề đấu thầu xây dựng. Do tính chất phức tạp của lĩnh vực đấu thầu xây dựng nên việc ban hành các cơ chế, chính sách cũng phức tạp theo. Nhìn chung các quy định của pháp luật về đấu thầu xây dựng cơ bản đều được thẩm tra, thẩm định của Bộ Tư Pháp, Ủy ban Pháp luật Quốc hội nên vẫn đảm bảo tính hợp pháp và tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, do đất nước ta đã chuyển đổi từ mô hình tập trung bao cấp sang nên kinh tế thị trường cho nên Luật pháp cũng vì thế mà sửa đổi. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hơn nữa những chính sách, văn bản pháp luật sao cho phù hợp hơn để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Ngoài ra, một tồn tại nữa là việc thiếu tính kịp thời, linh hoạt trong việc ban hành các văn bản pháp luật hiện nay. Luật ra đời chậm, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, sửa đổi thường lùi lại sai đó vài năm khiến cho việc áp dụng vào thực tiễn gặp khó khăn. Vì vậy, cần thành lập một tổ chức do Chính phủ đứng đầu để rà soát lại toàn bộ Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, sửa đổi đã ban hành để trình Quốc hội xử lý kịp thời những điểm còn tồn tại, thiếu sót và không phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày
21/04/2010 về Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu;
[2]. Chính Phủ (2003), Nghị định 52/2003/NĐ-CP và nghị định 12/2004/NĐ -
CP về quản lý đầu tư và xây dựng;
[3]. Chính Phủ (2006), Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về việc
Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;
[4]. Chính Phủ (2008), Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 về Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;
[5]. Chính Phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
[6]. Chính Phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
[7]. Chính Phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng;
[8]. Chính Phủ (2012), Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng;
[9]. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội;
[10]. Nguyễn Văn Khiêm (2006), Giáo trình kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
[11]. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;
[12]. Nguyễn Xuân Phú (2007), Bài giảng kinh tế xây dựng, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội;
[13]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
[14]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
[15]. Trịnh Quốc Thắng (2009), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Hà Nội;
[16]. Nguyễn Bá Uân (2012), Tập bài giảng quản lý dự án đầu tư xây dựng, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội;
[17]. Văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu (2003), Nhà xuất bản