Giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 99 - 101)

b. Xét cơ cấu nợ quá hạn KHCN theo lĩnh vực cho vay

3.2.3. Giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

tốt những biện pháp trên để tăng và thu hút chất lượng đầu vào cho vay, hạn chế rủi ro và giải quyết các tổn thất khi xảy ra rủi ro thì Chi nhánh cần chủ động xử lý kịp thời các khoản nợ q hạn, nợ khó địi, nợ xấu nhằm lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh của chính mình.

Đối với những hộ gia đình kinh doanh thua lỗ là do nguyên nhân bất khả kháng, chưa có khả năng trả nợ, họ cần vốn để vực dậy sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay là khơng ít. Do đó, chi nhánh cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để xem có nên tiếp tục gia hạn và cung cấp vốn không. Đồng thời, Chi nhánh cần kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ…của từng hộ sản xuất. Với các cá nhân và hộ gia đình có đủ điều kiện để trả nợ mà khơng hợp tác cần phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý nghiêm minh. Những món nợ xấu, nợ quá hạn hay các món nợ tồn đọng cán bộ tín dụng của chi nhánh cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xun, có hệ thống phân loại chính xác, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới ngay lập tức. Nhờ đó, chi nhánh có thể xác định được mức độ nợ quá hạn của khách hàng diễn biến như thế nào.

Ngoài ra, chi nhánh cần tổ chức phân tích các khoản nợ quá hạn theo định kỳ, phân loại theo nợ thu được ngay, nợ khó địi,… để từ đó xác định được nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp và thời gian thu nợ phù hợp với từng đối tượng KHCN. Với các khoản vay mới, chi nhánh cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay, phát huy tối đa hiệu quả cho vốn vay và tạo ra dư nợ mới với chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Chi nhánh cũng nên chia nhỏ nhóm khách hàng theo từng địa bàn cho từng cán bộ tín dụng phụ trách để xác định cụ thể khả năng trả nợ của từng khách hàng và kịp thời báo cáo với ban lãnh đạo để có những phương án giải quyết kịp thời.

Đối với cho vay KHCN không thu hồi hết kể cả sau khi đã thanh lý tài sản đảm bảo, chi nhánh cần chủ động trích lập từ quỹ dự phịng rủi ro sang để giảm bớt nợ xấu và thực hiện thu nợ cịn lại. Vì vậy, hằng năm chi nhánh cần phải lập quỹ dự phòng rủi ro cần thiết và trích lập quỹ với tỷ lệ hợp lý dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của những năm trước và kế hoạch kinh doanh trong năm nay nhằm giảm

bớt nợ tồn đọng cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w