Chính sách xây dựng và phát triển mặt hàng chủ lực

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG 2 : CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU

2.1 Quá trình đổi mới và thực trạng ngành xuất khẩu Việt Nam hiện nay

2.2.1 Chính sách xây dựng và phát triển mặt hàng chủ lực

 Điều kiện để trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực:

 Mặt hàng đó phải có thị trường ổn định, vững chắc trong một thời gian tương đối dài;

 Mặt hàng đó có thể sản xuất với khối lượng lớn và hiệu quả sản xuất cao hơn so với hàng hố khác;

 Có kim ngạch lớn và mang tính chất quyết định đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

 Ý nghĩa và tính cấp thiết của việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nền kinh tế quốc dân

 Làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ đó góp phần làm tăng ngân sách nhà nước.

 Song song với sự ra đời và phát triển của kinh tế đối ngoại, xuất khẩu đã luôn được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản và hết sức quan trọng, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển nói chung, phương tiện chính để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, thiết bị phục vụ sản xuất tiêu dùng nói riêng, góp phần thanh tốn dần nợ nước ngồi. Như trên đã nói, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu mang tính chất quyết định đối với kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh sẽ là một nguồn quan trọng làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Do vậy, nếu nước nào có được một cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp nhất với năng lực sản xuất và xu thế phát triển kinh tế trong từng giai đoạn thì hoạt động xuất khẩu của nước đó sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nghĩa là thu được nhiều ngoại tệ, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và từ đó dẫn tới góp phần làm tăng ngân sách. Bên cạnh đó, việc kim ngạch xuất khẩu tăng cũng tạo điều kiện cải thiện đáng kể cán cân thương mại. Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

 Việc xác định rõ được cơ cấu, số lượng và danh sách cụ thể các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách đề ra những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với tình hình hiện tại như quy hoạch, mở rộng quy mô các vùng sản xuất nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này, bởi mỗi mặt hàng

cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và để phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu thì nền sản xuất càng phải đi vào cơng nghiệp hố- hiện đại.

 Tạo cơ sở vật chất để mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại.Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực là một bộ phận lớn cấu thành trong hoạt động xuất khẩu nói chung, cho nên nó cũng thực hiện chức năng quan trọng đó. Thêm nữa, việc phát triển một ngành hàng xuất khẩu chủ lực thường đi liền với việc lên kế hoạch, định hướng có quy mơ và nhiều triển vọng chứng tỏ đó là một ngành hàng có sức cạnh tranh cao, điều này sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào.

 Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. Với nhận thức rằng mặt hàng xuất khẩu chủ lực là con chủ bài trong nền ngoại thương quốc gia, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu mang tính chất quyết định đối với tổng kim ngạch xuất khẩu, nên các quốc gia thường đưa ra những chiến lược, định hướng sản xuất và xuất khẩu, đầu tư khoa học kỹ thuật... để phát triển ngành hàng trong nước, nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng, nhờ thế mà mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một quốc gia có thể thâm nhập và khẳng định vị trí của mình tại thị trường nước ngồi, hay nói khác đi nó góp phần giữ vững thị trường xuất khẩu.

 Thêm nữa, một hệ quả tích cực của tác dụng này là sự củng cố vị trí của mặt hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài sẽ tạo nên một uy tín quốc gia trên thị trường đó, do đó kéo theo sự xuất khẩu của các mặt hàng khác sang thị trường nước ngồi đó. Như vậy, việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực không chỉ giữ vững thị trường cho mặt hàng đó mà cịn góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu.

 Thúc đẩy phân công lao động trong nước, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa

 Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tốt sẽ phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu dẫn đến tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân từ đó góp phần thúc đẩy q trình phân cơng lao động

trong nước theo hướng công nghiệp hoá là định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, nhất là đối với một nước có tỷ lệ dân số sản xuất nơng nghiệp cao như Việt Nam. Mức sống của người dân được cải thiện sẽ làm cho hoạt động thương mại trong nước sôi động hơn và làm phong phú thị trường nội địa hơn.

 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay

10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN trong tháng 8/2017, nguồn

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/10-mat-hang-xuat-khau- chu-luc-cua-viet-nam-trong-8-thang-2017-121859.html

 Điện thoại các loại và linh kiện

 Mặt hàng dệt, may

 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 Giày dép các loại

 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 Hàng thủy sản

 Gỗ và sản phẩm gỗ

 Phương tiện vận tải và phụ tùng

 Hàng rau quả

 Cà phê

1.2.1.2 Phân tích mặt hàng thủy sản

Một trong những quan điểm của Chính phủ trong phát triển thủy sản là làm nó trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới.

 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian gần đây

Ngành thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Giai đoạn 2001-2011, kinh tế thủy sản đóng góp vào GDP chung tồn quốc khoảng bình qn trên 3%, ngành thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, và giải quyết việc là cho khoảng trên 4 triệu lao động thủy sản, trong đó có trên 1,89 triệu lao động chuyên thủy sản còn lại là lao động thủy sản kết hợp, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Trong những năm qua, sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận cả về sản lượng và giá trị. Theo Tổng cục thống kê năm 2016, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 6,8 triệu tấn (tăng gấp 7,6 lần so với 1990, bình quân tăng 8,48%/năm trong 25 năm); sản lượng nuôi trồng đạt 3,64 triệu tấn (tăng gấp 22,5 lần so với 1990, bình quân tăng 13,25%/năm, 25 năm qua); sản lượng KTTS đạt trên 3,16 triệu tấn (tăng gấp 4,34 lần so với năm 1990, bình quân tăng 6,04%/năm, 25 năm), thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 7,047 tỷ USD (tăng gấp 11,3 lần so năm 1995, bình quân tăng 12,9%/năm). Đặc biệt trong 25 năm qua tôm nước lợ và cá tra là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực, năm 2016 đạt kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 2,9 tỷ USD và 1,63 tỷ USD, góp phần khẳng định ngành thủy sản luôn trong tốp đầu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta và Việt Nam thuộc trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Giai đoạn này, Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu hàng thủy sản đến 50 thị trường trên thế giới. Những thị trường chính đem lại nguồn lợi lớn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Đức, Australia…

Đến nay, thủy sản đã phát triển thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Đối với ni trồng thủy sản, có Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/12/1999 phê duyệt Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999-2010 với mục tiêu “Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nhiên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu lao động, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và an ninh ven biển”. Kết quả thực hiện vượt về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, cũng như vượt một số các chỉ tiêu cụ thể khác.

Chính phủ ra Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, cho phép chuyển diện tích đất nơng nghiệp kém hiệu quả sang phát triển NTTS đã tạo điều kiện bước ngoặt chuyển hàng trăn ngàn ha làm muối, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn.

Chương trình 224 nêu trên và Nghị quyết 09 là những chính sách quan trọng, tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nơng nghiệp nói chung và NTTS nói riêng, thúc đẩy sản xuất NTTS phát triển trên phạm vi cả nước, trong đó có hai vùng châu thổ quan trọng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với công tác đảm bảo giống thuỷ sản, có Quyết định 103/2000/QĐ- TTg về Một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản và Quyết định 112/2004/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010. Kết quả thực hiện đã hình thành hệ thống sản xuất giống từ trung ương tới địa phương, tạo ra mạng lưới cung cấp ngày càng đa dạng về số lượng, chủng loại, cũng như nâng cao chất lượng con giống đưa ra thị trường. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơng tác kiểm dịch, quản lý trại tôm, cá giống được coi trọng.

Về bao tiêu sản phẩm: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về thực hiện chính sách bao tiêu sản phẩm thông qua hợp

đồng. Tuy vậy, kết quả thực hiện còn hạn chế. Việc liên kết “bốn nhà” (Nhà nông, doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học) cịn có bất cập.

 Chính sách thuế

Nhằm khuyến khích phát triển đội tàu xa bờ, Chính phủ đã bãi bỏ thuế khai thác tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp cho tàu thuyền khai thác thủy sản, giảm 50% thuế trước bạ cho việc đóng mới, thay mới cho tàu đánh cá xa bờ.

 Vốn đầu tư

Về vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản, theo Quyết định 02/2001/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nơng nghiệp, theo đó các dự án ni trồng thuỷ sản khi được xem xét là có hiệu quả và khả năng trả nợ sẽ được quyết định mức cho vay nhưng tối đa không được quá 90% tổng số vốn đầu tư của dự án. Ngoài ra đối với các dự án thuộc Chương trình khuyến khích phát triển ni trồng thuỷ sản (Chương trình 224) và Chương trình khuyến khích phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010 (Chương trình 112) cịn được đầu tư cho quy hoạch và rà soát điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và giống thuỷ sản, xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa.

Các chính sách huy động vốn cho phát triển sản xuất thủy sản cũng được quan tâm xây dựng và thực thi.

 Cung cấp vốn tín dụng trong ni trồng thủy sản

Nhiều chính sách của Nhà nước liên quan đến cung cấp vốn tín dụng cho phát triển ni trồng thủy sản nói chung và ni biển đảo nói riêng đã được xây dựng và áp dụng: Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn theo quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999; Chính sách bảo đảm tiền vay cho các tổ chức tín dụng thể hiện trong các Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 284/QĐ- NHNNI của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay; Quyết định

423/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về chính sách cho vay đối với các trang trại; Công văn số 934/CV-NHNN hướng dẫn thực hiện quyết định số 103/2003/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giống thủy sản,…

Các ngân hàng thương mại đã có hoạt động cho vay vốn phát triển ni trồng thủy sản. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với Bộ quản lý chuyên ngành đưa ra các giải pháp giải quyết vốn tín dụng cho ni trồng thủy sản. Các hộ dân ở nông thôn tham gia nuôi trồng thủy sản đã được vay vốn tín dụng hoặc vay từ các nguồn tài chính khác theo các kênh chính thức và khơng chính thức. Những kênh cho vay vốn chính thức hiện nay chủ yếu gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Cơng thương (CIB), Ngân hàng Chính sách Xã hội. Các kênh cho vay khơng chính thức là các thành viên trong gia đình và bạn bè, chủ yếu cung cấp dịch vụ vay vốn và thế chấp tài sản. Vốn vay từ ngân hàng hàng chục ngàn tỷ đồng đã góp phần quan trọng giúp nơng ngư dân có vốn đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, con giống, thức ăn và các vật tư khác phục vụ ni trồng thủy sản.

Nhờ những chính sách cho vay tín dụng lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách, với những khoản vay nhỏ đã giúp cho nông dân đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các nguồn vốn vay nhỏ chưa thực sự đáp ứng đối với sản xuất thủy sản do đặc thù thời vụ và quy mô lớn hơn so với các hoạt động nơng nghiệp khác.

Chính sách vay vốn phục vụ phát triển giống cho NTTS chưa được thực thi một cách hiệu quả. Mặc dù số lượng trại giống tăng nhanh, nhưng việc thực hiện chính sách theo tinh thần Quyết định 103 chậm được triển khai. Lãi suất tiền vay và thời gian vay vốn theo quy định hiện hành, mức vay dưới 50 triệu đồng thì khơng phải thế chấp đều chưa phát huy tác dụng.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ lĩnh vực thủy sản đã được quan tâm. Ngư dân được vay vốn đầu tư tàu đánh bắt xa bờ thay vì gần bờ vừa tăng năng suất lại tạo thêm việc làm cho nhiều ngư dân khác.

Các chính sách hỗ trợ và ưu đãi về vốn, dạy nghề, chuyển đổi nghề... đã phát huy tác dụng, nhiều hộ ngư dân bị mất thuyền, lưới, ao đầm sau bão, lũ đã có cơ hội khôi phục hoặc chuyển đổi nghề, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Cũng thơng qua thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính phủ về vốn, cơ sở hạ tầng mà ngành thủy sản đã từng bước được hiện đại hóa.

 Chính sách khuyến ngư

Hệ thống khuyến nông-khuyến ngư được hình thành từ trung ương đến địa phương đã góp phần nâng cao tay nghề ngư dân cũng, giúp họ xây dựng các mơ hình đánh bắt hiệu quả cũng như gia tăng hiểu biết về các vấn đề xã hội và bảo vệ mơi trường.

 Chính sách hỗ trợ thiên tai

Hàng năm, chính phủ cung cấp ngân sách để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đầu tư hệ thống tìm kiếm cứu nạn cấp vùng và đến cộng đồng ngư dân. Ngư dân được cấp khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi để sửa chữa, đóng mới

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)