Sự cần thiết phải ra đời UCP600 và ISBP

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 35)

2. TỔNG QUAN VỀ UCP600 VÀ ISBP745 1 Tổng quan về bộ tập quán quốc tế của ICC

2.3. Sự cần thiết phải ra đời UCP600 và ISBP

2.3.1. Về mặt lý luận

Khơng có một bản sửa đổi nào là tồn diện, có khả năng bao quát toàn bộ thực tiễn và giảm thiểu toàn bộ những sai biệt. Lịch sử hơn 70 năm của UCP đã chứng kiến nhiều làn sửa đổi tiến bộ, tuy nhiên UCP chưa thể nhổ tận gốc nhiều vấn đề trong phương thức tín dụng chứng từ. Thương mại quốc tế càng phát triển thì càng địi hỏi các phương thức thanh tốn cũng như các nguồn luật điều chỉnh nó ngày càng hồn thiện hơn. Chính vì vậy, việc UCP 600 và ISBP 745 ra đời là kết quả tất yếu để giảm thiểu hơn nữa những sai biệt và thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển.

2.3.2. Về mặt thực tiễn

Mặc dù UCP500 và đi kèm với nó là Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP 645) ra đời hết sức tiến bộ, đạt kỷ lục về thời gian tồn tại, bởi vì thơng thường cứ khoảng 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần trong khi UCP 500 kéo dài vị trí của mình tới 14 năm, thế nhưng tỷ lệ bộ chứng từ có sai biệt trong lần xuất trình đầu tiên vẫn lên tới 60%-80% (Số liệu nghiên cứu của VIBank) Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu sai biệt trong số 60%- 80% này là do cách hiểu không thống nhất về UCP?

Xét dưới góc độ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCP 500 được xem như một bộ luật tương đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về mặt quy trình. Do khơng hiểu một cách tường tận về UCP 500, các doanh nghiệp thường hoạt động theo thói quen thương mại của mình là chính. Bộ chứng từ vì vậy cũng thường có sai biệt, mặc dù có thể về thực tế, hàng hố được giao khơng khác như yêu càu của

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hợp đồng thương mại. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu rất nhiều chi phí để sửa chữa các sai biệt này, chỉ đơn cử như việc tín dụng yêu càu vận tải đơn phải ghi rõ số L/C, điều này không giúp cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa dễ dàng hơn, nhưng người xuất khẩu vẫn có thể mất tới mấy chục đô la (kết quả nghiên cứu của VIBank) để sửa lại vận đơn sau khi đã được phát hành nếu vận đơn không dẫn chiếu tới số L/C. Ngoài ra, nếu việc sửa chữa sai biệt này mất nhiều thời gian, người xuất khẩu lại gặp phải nguy cơ xuất trình muộn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất ngại khi gặp phải các vấn đề liên quan đến UCP và thường phó thác hết cho ngân hàng của mình.

Về phía các ngân hàng, khi tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về UCP cũng gặp phải khơng ít khó khăn về sự mơ hồ về các điều khoản của UCP. Đặc biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP 500 và ISBP 745 các ngân hàng đã gặp phải khơng ít khó khăn như thương lượng bộ chứng từ, các vấn đề liên quan đến kiểm tra chứng từ...

Thực tế đó buộc UCP và ISBP phải sửa đổi, nếu khơng thì nguy cơ phương thức tín dụng chứng từ- từ một phương thức an tồn trong thanh tốn quốc tế rất dễ trở thành một công cụ để từ chối thanh toán và thu phí của ngân hàng. Một yêu cầu nữa của thực tiễn là, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận tải kéo theo nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thương mại quốc tế, đòi hỏi UCP cũng như ISBP cũng phải có những điều chỉnh thích họp.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)