CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG XKLĐ Ở VIỆT NAM
3.3.1 Với Nhà nước
Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật
Hiện nay hoạt động XKLĐ của nước ta vẫn chưa có một hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ do đó các doanh nghiệp thiếu các cơ sở pháp lý cần thiết để tiến hành XKLĐ. Do vậy, một trong những giải pháp đầu tiên mang tính chất đột phá là nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật để nâng cao khả năng hoạt động và tạo sự chủ động cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trước hết, cần tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia XKLĐ. Cùng với đó, Nhà nước cần ban hành bổ sung nghị định hoặc pháp lệnh về XKLĐ trong đó có các chế tài xử lý nghiêm khắc như phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc phạt tù, lao động cơng ích tại địa phương... đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động XKLĐ, nhất là đối với các hành vi: lợi dụng danh nghĩa XKLĐ để lừa đảo; tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài; tuyển chọn lao động, đào tạo, thu tiền và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trái quy
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
định của pháp luật; lao động Việt Nam ở nước ngồi có hành vi lơi kéo, dụ dỗ người khác bỏ trốn; giả mạo giấy tờ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chứng nhận sai giấy tờ để đi làm việc ở nước ngoài; lao động Việt Nam vi phạm pháp luật ở nước sở tại làm ảnh hưởng đến quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước.
Hồn thiện chính sách về tài chính phục vụ cho cơng tác XKLĐ
Trong chính sách tài chính, điều quan trọng chủ yếu là phải quan tâm và bảo đảm hài hịa các lợi ích: lợi ích người lao động, lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ và lợi ích quốc gia, lợi ích của các chủ sử dụng lao động nước ngồi. Chính sách tài chính thời gian tới cần tập trung vào:
- Nghiên cứu để giảm chi phí đến mức thấp nhất và có những chính sách cụ thể mang tính khả thi, giúp đỡ, tạo điều kiện để người nghèo có thể tham gia vào XKLĐ như:
+ Các tỉnh, huyện nên thành lập các trung tâm tư vấn miễn phí, cung cấp thơng tin, hướng dẫn cho người lao động làm các thủ tục về XKLĐ, giúp người lao động tránh được những rắc rối, phiền hà và cả những rủi ro do thiếu hiểu biết.
+ Thành lập các trung tâm đào tạo về ngoại ngữ, nghiệp vụ ngay tại địa bàn của tỉnh, huyện.
+ Các doanh nghiệp XKLĐ nên có chính sách ưu đãi với người nghèo bằng cách giúp đỡ tạo điều kiện và giảm một phần chi phí cho người nghèo khi tham gia XKLĐ.
+ Các doanh nghiệp XKLĐ, các chi nhánh ngân hàng nơi người lao động nghèo sinh sống cùng với gia đình và địa phương phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt chính sách cho người lao động vay vốn tham gia XKLĐ bằng hình thức tín chấp. Chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... nên đứng ra bảo lãnh cho người nghèo vay một phần vốn để tham gia XKLĐ. Việc trả vốn vay có thể sau 3 đến 4 tháng đi lao động hoặc lâu hơn tùy theo mức độ bảo lãnh của đoàn thể và sự thỏa thuận với người vay và gia đình họ.
- Thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, người lao động và một phần từ ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường, giải quyết các trường hợp bất khả kháng trước mắt.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Đầu tư xây dựng các doanh nghiệp XKLĐ đủ mạnh về cả người, trang thiết bị và vốn để cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Ban hành các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp XKLĐ như: Cho vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường tìm kiếm hợp đồng, xây dựng chi phí mơi giới cho doanh nghiệp...
- Nghiên cứu sao cho mức thu phí dịch vụ phải vừa đảm bảo có lãi cho doanh nghiệp XKLĐ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, đồng thời mức thu này không được quá cao. Nếu các khoản chi phí lớn, mức thu nhập thấp sẽ là nguyên nhân làm cho người lao động phải tìm cách ra ngồi làm thêm hoặc tự ý phá bỏ hợp đồng đi làm cho nơi khác có thu nhập cao hơn. Những hiện tượng này khơng cịn là cá biệt mà đã xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc, làm ảnh hưởng đến việc duy trì thị trường, và tổn hại đến các lợi ích kinh tế khác.
- Mở tài khoản cá nhân cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi để người lao động có thể gửi tiền về giúp đỡ gia đình cải thiện đời sống hoặc đầu tư cho sản xuất. Phương pháp này giúp người lao động yên tâm hơn, đồng thời cũng giúp Nhà nước có thể kiểm sốt được ngoại hối chuyển về nước.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý XKLĐ
- Thực hiện cải cách và sắp xếp lại các doanh nghiệp XKLĐ theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các văn bản pháp luật về XKLĐ hiện hành và trên cơ sở hiệu quả hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động kinh doanh XKLĐ. Nhà nước chỉ nên giữ lại các doanh nghiệp XKLĐ hoạt động có hiệu quả, có đủ tiềm lực về vốn, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có khả năng quản lý, khai thác mở rộng thị trường, có đủ tiềm lực để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động XKLĐ. Thiết lập các điều kiện và quy trình thẩm định việc cấp phép kinh doanh XKLĐ mới theo hướng vừa chặt chẽ, thống nhất trong cả nước và đối với các thành phần kinh tế, đồng thời vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động XKLĐ.
- Chính phủ ban hành, bổ sung các chính sách, biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia hơn nữa vào hoạt động XKLĐ, như: thực hiện ưu đãi thuế đầu tư thúc đẩy XKLĐ, miễn thuế cho các doanh nghiệp XKLĐ trong các năm đầu mới thành lập và giảm thuế thu nhập doanh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
nghiệp trong một số năm tiếp theo, hỗ trợ các doanh nghiệp XKLĐ mới thành lập tiếp cận thông tin về thị trường, đối tác...
- Hiệp hội XKLĐ Việt Nam phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm trong hoạt động để tạo ra sự bình đẳng, thống nhất và ổn định trong hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ; chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận trong hoạt động XKLĐ như giảm giá LĐXK, tăng phí mơi giới để dành đối tác, thu phí đi XKLĐ sai quy định,...
- Cơ quan quản lý hoạt động XKLĐ định kỳ đánh giá, tổng kết về cơng tác XKLĐ, các mơ hình XKLĐ hiệu quả để rút kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp quản lý, điều tiết phù hợp với những biến động của tình hình thực tế, tạo sự thống nhất cho các doanh nghiệp về cơ chế hoạt động và sự thuận lợi trong quá trình giải quyết các tiêu cực phát sinh trong hoạt động XKLĐ.
- Thực hiện phân cấp, phân công rõ ràng và thống nhất, quy trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp XKLĐ trong việc quản lý, giám sát người lao động đang lao động, tu nghiệp ở nước ngoài. Các doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm quản lý lao động do doanh nghiệp đưa sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan làm việc, như: về số lượng, địa điểm lao động, điều kiện làm việc và sinh hoạt và thực hiện các nghĩa vụ khác theo pháp luật hiện hành. Phối hợp chặt chẽ với phía sử dụng lao động và người lao động thực hiện đầy đủ và đúng các điều khoản trong các hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp với phía tiếp nhận, giữa người lao động với chủ sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Cơ quan chức năng và đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngồi có trách nhiệm bảo vệ người lao động theo luật pháp Việt Nam, luật pháp nước sở tại và theo các cơng ước quốc tế, đồng thời phải có biện pháp để ln theo sát quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động ngay cả khi họ đã thuộc quyền quản lý của người sử dụng nước ngồi; hỗ trợ việc tìm kiếm đối tác, xúc tiến mở rộng thị trường XKLĐ, tác động phía nước ngồi tăng chỉ tiêu LĐXK cho Việt Nam.
- Giảm các đầu mối trung gian, hoàn thiện bộ máy tinh gọn nhưng hiệu quả hoạt động cao. Có như vậy mới giảm được chi phí, tránh được phiền hà và cả những tiêu cực do bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực mang lại. Bộ máy quản lý phải bao quát và xử lý tốt mọi nội dung quản lý nhà nước, đảm bảo tính linh hoạt, năng động.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Nhanh chóng thành lập các tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam trên những thị trường lao động quốc tế có người lao động của ta làm việc, sinh sống để giám sát, giải quyết kịp thời các vướng mắc và tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền lợi của LĐXK, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và tạo niềm tin cho họ. Đối với những khu vực có ít lao động Việt Nam làm việc và sinh sống, đàm phán và phối hợp với phía nước ngồi, nhất là các cơ sở tuyển dụng, tổ chức định kỳ các buổi gặp mặt, trao đổi thơng tin để nắm tình hình về LĐXK Việt Nam; thiết lập đường dây trao đổi thông tin giữa bộ phận quản lý lao động với người sử dụng LĐXK Việt Nam để cùng giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền lợi của LĐXK Việt Nam.
- Hỗ trợ về tài chính, giảm các thủ tục xuất nhập cảnh,... cho các doanh nghiệp XKLĐ cử đại diện sang nước NKLĐ, nhất là tại các khu vực có đơng lao động Việt Nam do doanh nghiệp đưa đi. Trên cơ sở pháp luật của nước sở tại, thành lập các tổ, hội, cơ sở Đảng, Đoàn để người lao động tham gia sinh hoạt. Thơng qua đó, một mặt nắm được tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề vướng mắc trong sinh hoạt, quan hệ chủ thợ của người lao động để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời; mặt khác đây là biện pháp để theo dõi, quản lý, giám sát người lao động ở nước sở tại.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Bên cạnh việc khuyến khích ý thức tự giác chấp hành chính sách pháp luật của từng doanh nghiệp XKLĐ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mà cơ quan chức năng trực tiếp là Cục Quản lý lao động với nước ngoài cũng cần tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra định kì và đột xuất để có chế độ khen thưởng, nêu gương với các doanh nghiệp XKLĐ hoạt động tốt, kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót của một số doanh nghiệp, phát hiện và xử lý hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm xuất khẩu lao động, kinh doanh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người LĐXK và lợi ích của quốc gia. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra giám sát các doanh nghiệp XKLĐ trong việc ký kết và thực hiện các điều khoản trong hợp đồng cung ứng lao động cho các đối tác nước ngoài để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và thỏa thuận hợp tác lao động của nước ta với các nước
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
NKLĐ. Kiểm tra, giám sát các hoạt động môi giới, tuyển dụng đưa người ra nước ngoài làm việc của các đơn vị XKLĐ nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động XKLĐ, tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, nhất là trong hoạt động thu phí mơi giới, tuyển dụng, đào tạo LĐXK,...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng lao động Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động, vấn đề này cần được Nhà nước quan tâm khắc phục càng sớm càng tốt.
- Cần đầu tư xây dựng hệ thống Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp có quy mơ lớn, trang bị hiện đại và đội ngũ giáo viên có trình độ về khoa học kỹ thuật cơng nghệ cao với mục tiêu nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề và đào tạo ngoại ngữ cho người lao động tránh tình trạng bất đồng ngơn ngữ khá lớn.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh, đặc biệt là các thông tin cần thiết về luật, quy định của nước tiếp nhận, tôn giáo, phong tục, tập quán, điều kiện sống và sinh hoạt ở nước tiếp nhận một cách chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu qua nhiều hình thức khác nhau.
- Đẩy mạnh triển khai mơ hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo có nguồn lao động xuất khẩu lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế, Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động
Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường lao động quốc tế
Muốn hiểu rõ nhu cầu lao động trên thị trường thế giới, Nhà nước ta cần áp dụng các biện pháp sau:
- Không ngừng củng cố, mở rộng và phát triển ngoại giao với các nước trên thế giới, để bước đầu tiếp cận, khai phá các thị trường này; tích cực đàm phán, kí kết các hiệp định khung về xuất khẩu lao động đặt nền móng về mặt pháp lý để
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta tiến hành các bước tiếp theo nhằm khai thác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại đây. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, mở rộng quan hệ về kinh tế nói chung và mở rộng thị trường lao động nói riêng.
- Tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơ chế chính sách khuyến khích những doanh nghiệp dám mạnh dạn nghiên cứu, tiếp cận và xâm nhập vào các thị trường lao động mới mẻ bằng những ưu đãi về tài chính, kể cả hỗ trợ một phần kinh phí.
- Thành lập các trung tâm nghiên cứu thị trường lao động quốc tế để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp XKLĐ và đưa ra những dự báo về thị trường lao động thế giới làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây dựng phương hướng, kế hoạch XKLĐ của mình.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về XKLĐ