10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2 Các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
3.2.3 Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo
hướng phát triển năng lực học sinh
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
- Hướng tới hình thành một đội ngũ GV có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, sáng tạo, biết chia sẻ và hợp tác, là tấm gương trong việc rèn đức, luyện tài.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
- Đổi mới nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Giúp giáo viên nắm vững quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với đối tượng học sinh.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với GV, GV với GV, GV với HS hợp tác, thân thiện, dân chủ. Tạo môi trường làm việc đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho tất cả GV.
3.2.3.2. Tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng trước hết làm công tác tuyên truyền cho mọi CBGVNV hiểu rõ yêu cầu phải đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới PPDH. Đổi mới ở đây khơng có nghĩa là thay đổi SHCM truyền thống bằng cái mới mà đòi hỏi sự vận dụng phối kết hợp và kế thừa chọn lọc một cách hài hòa, hiệu quả trong SHCM cho từng nội dung, từng đối tượng, chú ý sử dụng CNTT hỗ trợ một cách khoa học, hiệu quả vào công việc.
- Coi trọng bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy; Dành thời gian nhiều hơn cho việc phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đã được giáo viên trong tổ, nhóm chun mơn dự giờ. Phân cơng giáo viên soạn giảng một bài dạy cụ thể và tiến hành dạy minh hoạ; tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, góp ý trong kỳ họp tiếp theo.
- Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên NCBH thông qua các hoạt động:
+ Phổ biến và biên soạn các tài liệu SHCM dựa trên NCBH.
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến GV, giúp họ có ý thức và cách thức đổi mới SHCM.
+ Tạo điều kiện cao nhất (về thời gian, CSVC và nhất là kinh phí) để các tổ tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên NCBH.
+ Yêu cầu GV chuẩn bị tốt cho từng BDMH. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và các thí nghiệm, áp dụng có hiệu quả các PTKT - CNTT hiện đại vào giảng dạy.
- Hiệu trưởng quản lí có hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, tạo điều kiện để GV có điều kiện đi học nâng cao trình độ, tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPDH. Tổ chức cho GV tham gia giao lưu học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các trường điển hình tiên tiến trong và ngồi tỉnh.
- Phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn. Mỗi tổ chun mơn đều có giáo viên
đầu đàn. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên mơn thực hiện các nhiệm vụ chun mơn nói chung, đổi mới PPDH – KTĐG và nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên nói riêng. Đó là những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Là tổ trưởng chuyên môn giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Phát triển dần tổ chuyên môn theo tinh thần là “Tổ chức biết học hỏi” nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các đợt Hội giảng - Hội học theo chủ đề, bồi dưỡng GV tham gia hội thi GV giỏi cấp tỉnh. Coi đây là trọng tâm để cùng xây dựng, thực hiện việc đổi mới sinh hoạt tổ chun mơn, đổi mới PPDH. Có động viên, khen thưởng kịp thời những GV có thành tích cao.
- Hiệu trưởng quản lí các các điều kiện, phương tiện phục vụ cho sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên NCBH. Động viên, khuyến khích các thành viên các tổ chuyên môn tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc tham gia sinh hoạt tổ chun mơn dựa trên NCBH, có kiến thức sâu rộng, có nghệ thuật sư phạm và nắm chắc yêu cầu sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên NCBH.
- GV được đào tạo bài bản, tồn diện để vừa có kiến thức sâu rộng, có nghiệp vụ sư phạm tốt, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống sư phạm, có khả năng cảm hóa HS, biết định hướng phát triển toàn diện HS theo mục tiêu giáo dục.
- Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trị tự chủ của GV trong chun mơn.
- CSVC trang thiết bị nhà trường ngày càng được tăng cường khang trang, đồng bộ, hiện đại, kết nối Internet rộng rãi để truy cập, tham khảo tài liệu phục vụ tốt cho sinh hoạt tổ chuyên môn, phục vụ tốt dạy và học.
- Hỗ trợ, cải thiện môi trường làm việc, tạo môi trường làm việc hợp lý. - Biểu dương, khen thưởng kịp thời đúng người, đúng lúc.