3.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
3.3.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chính sách thuế giá
- Điều chỉnh chính sách thuế để phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế:
Chính sách thuế GTGT cần phải được hoàn thiện theo hướng đơn giản, ổn định, công bằng, hiệu quả, đáp ứng xu thế hội nhập và tồn cầu hố hiện nay; đồng thời phát huy vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước của thuế GTGT trong điều kiện cắt giảm thuế quan và vai trị điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế xã hội của nhà nước theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất, khuyến khích hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế nơng nghiệp phát triển như khuyến khích hoạt động chế biến nông sản, gia công...
- Về đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế:
Hiện nay chính sách thuế GTGT đang quy định 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc diện chịu thuế GTGT. Đây là những hàng hóa, dịch vụ mang tính thiết yếu, phục vụ cho đời sống nhân dân, không mang tính chất kinh doanh hoặc là những hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu vì mục tiêu nhân đạo, hàng hóa, dịch vụ của các ngành cần khuyến khích phát triển (như sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm muối), hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm (dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khốn, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm vật ni...), hàng hóa mang tính chất phục vụ nhu cầu đặc biệt của Nhà nước cần bảo mật (vũ khí, khí tài chun dùng phục vụ quốc phịng, an ninh)...
Có thể nhận định rằng, việc quy định trên là phù hợp với chủ trương chung về ưu đãi thuế, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp lại mâu thuẫn với mục tiêu
của các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sách ưu đãi này. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm khơng thuộc diện chịu thuế thì giá thành sản phẩm thường cao vì giá này thường bao gồm cả số thuế GTGT đã trả khi mua nguyên liệu, máy móc, thiết bị đầu vào (do khơng có thuế GTGT đầu ra để khấu trừ). Ngược lại, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng do nguyên liệu đầu vào thuộc diện không chịu thuế nên không được hưởng lợi thế khấu trừ, vì vậy khi áp dụng thuế GTGT sẽ phải tăng giá bán hoặc giảm giá mua để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế.
Một số hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc diện chịu thuế như "hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước" được đưa vào luật nhằm thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng là người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc quy định như vậy là khơng rõ căn cứ, rất khó xác định đâu là hàng hóa, dịch vụ của cá nhân có thu nhập thấp, thu nhập cao.
Từ những phân tích trên, tơi kiến nghị mở rộng đối tượng chịu thuế, thu hẹp diện không chịu thuế GTGT bằng cách chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang diện chịu thuế hoặc loại bỏ một số hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc diện chịu thuế (như hoạt động khuyến nông, hoạt động cung cấp dịch vụ, thông tin, kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất …). Điều này phù hợp với chủ trương của Nhà nước hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn và cũng là để đảm bảo tính liên hồn của thuế GTGT.
- Về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT: Chỉ nên áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ và Giám đốc, kế tốn của doanh nghiệp có đủ trình độ quản trị và hạch tốn kế tốn cịn lại thực hiện khai thuế theo phương khoán trực tiếp trên doanh thu.
- Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Quy định bắt buộc tất cả các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá phải thanh toán qua ngân hàng bằng chuyển khoản (đối với trường hợp hồn thuế GTGT) thì mới được hồn thuế GTGT và tiến tới quy định
này đối với tất cả các doanh nghiệp khi có hoạt động mua bán hàng hố. Đồng thời, Nhà nước cần có biện pháp mở rộng thanh tốn qua tài khoản mở tại ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng và thanh tốn qua tài khoản đó.
Kết luận chương 3
Các giải pháp, kiến nghị được đưa ra trong chương 3 được đưa ra căn cứ vào thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Qua đó, tác giả hi vọng sẽ góp phần để nâng cao chất lượng trong công tác thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên nói riêng và trên tồn địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung. Chắc chắn rằng trong thời gian tới với các giải pháp thiết thực của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn sẽ có mơi trường kinh doanh tốt để phát triển mạnh mẽ và thực hiện tốt đối với cơng tác thuế, qua đó góp phần tích cực vào việc chống thất thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện nghiêm Luật thuế đề ra.
KẾT LUẬN
Thuế đã và đang trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ vậy số thu từ thuế và phí đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN, góp phần bảo đảm cơng bằng xã hội, tạo môi trường cạnh tranh. Công cụ thuế đã phát huy tác dụng tích cực thu hút đầu tư, tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh; khuyến khích doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước.
Trải qua hơn 17 năm thực hiện, cùng với các sắc thuế khác trong hệ thống thuế Việt Nam, thuế GTGT đã góp phần làm ổn định nguồn thu cho NSNN, tạo ra sự công bằng hơn cho mọi đối tượng nộp thuế, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách thuế GTGT trong thực tế cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần tiếp tục giải quyết. Công tác quản lý thuế cũng cịn nhiều bất cập. Tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, nợ đọng thuế còn phổ biến, ảnh hưởng lớn đến việc phát huy được tác dụng của công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thu ngân sách nhà nước. Những khó khăn, hạn chế đó địi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm ngày càng hồn thiện chính sách thuế GTGT, tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết và mang tính thời sự. Đề tài đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT, phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giúp cơ quan thuế có thể quản lý đối tượng này được tốt hơn, đảm bảo và ổn định nguồn thu lâu dài cho NSNN nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hố đất nước, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài Chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định số 503/QĐ-BTC ngày 29/3/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế;
2. Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 2710/QĐ-BTC ngày 20/12/2016 “V/v phê duyệt kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016- 2020”, Hà Nội.
3. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh (2015 - 2017), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện
nhiệm vụ cơng tác thuế từ năm 2015 đến năm 2017;
4. Chi cục thuế thị xã Quảng Yên (2015 - 2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế từ
năm 2015 đến năm 2017;
5. Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, khố XI (2006), Luật Quản lý Thuế
số 78/2006/QH11, Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, khố XIII (2012), Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, khố XII (2008), Luật Thuế giá trị
gia tăng số 13/2008/QH12, Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, khố XIII (2013), Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.
9. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XIII (2016), Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) đề tài Luận án Tiến sĩ của Trường Đại học kinh tế
quốc dân, “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp”.
11. Lê Thị Hồng Lũy (2012) đề tài Luận văn thạc sỹ “Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh Bình Định”.
12. Nguyễn Thành Cơng (2014) đề tài Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
13. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày
18/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
14. www.baoquangninh.gov.vn 15. www.mof.gov.vn
16. www.quangninh.gov.vn 17. www.gdt.gov.vn