Kiểm tra chẩn đoán,bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ABS

Một phần của tài liệu T minh phanh corolla altis (Trang 55)

XE TOYOTA COROLLA ALTIS 1 .8 2016

4.2. Xây dựng q trình chẩn đốn, bảo dưỡng hệ thống phanh

4.2.2. Kiểm tra chẩn đoán,bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ABS

Trước khi sửa chữa ABS, đầu tiên phải xác định xem hư hỏng là trong ABS hay là trong hệ thống phanh. Về cơ bản, do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS, ABS ECU dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường.

- Do ABS có chức năng tự chẩn đốn, đèn báo ABS bật sáng để báo cho người lái biết

khi có hư hỏng xảy ra. Nên sử dụng giắc sữa chửa để xác định nguồn gốc của hư hỏng.

- Nếu hư hỏng xảy ra trong hệ thống phanh, đèn báo ABS sẽ không sang nên tiến

hành những thao tác kiểm tra như sau. Lực phanh không đủ.

● Kiểm tra dầu phanh rò rỉ từ các đường ống hay lọt khí. ● Kiểm tra xem độ rơ chân phanh có q lớn không.

● Kiểm tra chiều dày má phanh và xem có dầu hay mở dính trên má phanh khơng. ● Kiểm tra trợ lực phanh xem có hư hỏng khơng.

● Kiểm tra xI lanh phanh chính xem có hư hỏng khơng. Chỉ có một phanh hoạt động hay bó phanh.

● Kiểm tra má phanh mịn khơng đều hay tiếp xúc khơng đều. ● Kiểm tra xem xi lanh phanh chính có hỏng khơng.

● Kiểm tra sự điều chỉnh hay hồi vị kém của phanh tay. ● Kiểm tra xem van điều hịa lực phanh có hỏng khơng. Chân phanh rung (khi ABS không hoạt động).

● Kiểm tra độ rơ đĩa phanh. ● Kiểm tra độ rơ moayơ bánh xe. Kiểm tra khác.

● Kiểm tra góc đặt bánh xe.

● Kiểm tra các hư hỏng trong hệ thống treo. ● Kiểm tra lớp mịn khơng đều.

● Kiểm tra sự rơ lỏng của các thanh dẫn động lái.

Trước tiên tiến hành các bước kiểm tra trên.Chỉ sau khi chắc chắn rằng hư hỏng không xảy ra ở các hệ thống đó thì mới kiểm tra ABS.

Khi kiểm tra ABS cần chú ý những hiện tượng đặc biệt ở xe ABS. Mặc dù không phải là hỏng nhưng những hiện tượng đặc biệt sau có thể xảy ra ở xe có ABS.

● Trong quá trình kiểm tra ban đầu, một tiếng động làm việc có thể phát ra từ bộ chấp hành. Việc đó bình thường.

4.2.3. Kiểm tra chẩn đoán,bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh đĩa .

- Kiểm tra , sửa chữa thay thế má phanh

- Cốt má phanh: Bề mặt cốt sắt để tán má phanh nếu bị vênh quá 0,4 (mm) thì phải sữa chữa lổ để lắp đệm lệch tâm khơng được mịn q (0,1-0,12)mm các đầu đinh tán phải chắc chắn không lỏng má phanh không nứt và cào xướt mặt đầu của các đinh tán phải cao hơn má phanh ít nhất là 2,5 (mm).

- Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh điều chỉnh theo yêu cầu đầu trên má phanh trước và sau là 0,25 [mm] đầu dưới má phanh trước và sau là 0,12 [mm] khe hở giữa trục quay má phanh với vòng đồng lệch tâm cho phép là: (0,06 – 0,15) [mm] lớn nhất là 0,25[mm]. Cùng một cầu xe má phanh hai bên bánh trái và bánh phải đồng chất không được dùng loại khác nhau má phanh cũ có dính dầu phải dùng xăng hoặc dầu hỏa để rửa không được dùng madút hoặc xút.

- Thay thế má phanh đĩa lau chùi bụi và tra dầu mỡ moayơ kiểm tra các vịng phốt xem có rị dầu khơng

4.2.3.1.Các hư hỏng chính thường gặp ở dạng phanh đĩa a. Hiệu quả phanh kém (phanh không ăn)

 Nguyên nhân từ cơ cấu phanh

- Do má phanh bị dính dầu từ moay ơ rò ra. - Do má phanh và đĩa phanh bị mịn khơng đều.

 Nguyên nhân từ dẫn động phanh - Do thiếu dầu.

- Do trong dầu có lẫn khí (bị e dầu). - Do cuppen phanh bị mịn.

- Do sước bề mặt xy lanh. - Do tắc các đường ống dẫn. - Do chảy dầu.

b. Bó phanh

- Nguyên nhân chủ yếu từ cơ cấu phanh. - Do các lò xo hồi vị yếu.

- Do Xy lanh bánh xe bị kẹt. - Do các khâu khớp bị kẹt. - Do két các dây kéo.

c. Phanh ăn không đều

d. Hiện tượng đạp phanh thấy nặng chân phanh

- - Do hỏng bộ trợ lực.

- - Do bị kẹt trên đường ống dẫn

- - Do bị kẹt ở các khâu khớp dẫn động

4.2.3.2. Phương pháp bảo dưỡng sửa chữa

a. Tháo cơ cấu phanh

Hình 3.1: tháo cơ cấu phanh

Nếu thấy hiện tượng phanh khơng ăn thì tháo cơ cấu phanh ra kiểm tra độ mòn của má phanh đồng thời kiểm tra bề mặt của má phanh và đĩa phanh, kiểm tra xem piston phanh có bị kẹt hay khơng. Trình tự tháo như sau: Đầu tiên bánh xe vẫn để dưới nền đường tiến hành nới lỏng hàng bu lông tắc kê ra, sau đó thì kích xe lên, tháo các bánh xe ra ngoài. Khi đã tháo các banh xe ra ngồi thì lộ ra cơ cấu phanh. Tháo bu lông liên kết giữa phần cố định và phần di chuyển lúc đó có thể tháo má phanh ra ngồi.

Tiến hành kiểm tra độ mòn của má phanh cũng sự mịn khơng đều giữa các má và kiểm tra bề mặt đĩa phanh.Nếu má phanh q mịn hoặc mịn khơng đều thì phải thay má phanh, đồng thời phải láng lại đĩa phanh.Nếu trường hợp đĩa q mịn thì phải thay đĩa phanh.

b. Lắp cơ cấu phanh

Khi tiến hành lắp cơ cấu phanh đầu tiên ta phải vam piston phanh lại, hoặc có thể xả 1 chút dầu để có thể đẩy piston phanh thụt sâu vào xy lanh một cách dễ dàng.Sau đó lắp má phanh vào càng phanh rồi tiến hành siết chặt bu long liên kết giữa phần cố định và phần di trượt. Tiến hành xả e trước khi lắp bánh xe lên, khi đã xả e xong thì lắp bánh xe lên moay ơ và siết sơ bộ hang bu long tắc kê rồi kiểm tra độ quay trơn của má phanh khi không phanh cũng như kiểm tra độ bám khi kéo phanh tay. Sau đó hạ kích cho bánh xe xng nền rồi thì tiến hành siết chặt hang bu long tắc kê bánh xe.

c. Kiểm tra phần dẫn động

Sau khi đã thay má phanh rồi mà phanh vẫn khơng ăn thì ta tiến hành kiểm tra phần dẫn động

- Nếu thiếu dầu thì phải bổ sung dầu.

- Nếu đủ dầu mà vẫn không ăn thì tháo xy lanh chính ra kiểm tra, khi tháo xy lanh chính chú ý xả hết dầu ra trước. Tháo hang bu long liên kết giữa xy lanh chính và bộ trợ lực rồi tháo xy lanh chính ra. Kiểm tra bề mặt cuppen xem nó có bị mịn hay sước khơng, nếu có hiện tượng mịn hoặc sước thì phải thay cuppen mới. Kiểm tra bề mặt xy lanh nếu có vết sước dọc trục thì phải thay tổng phanh mới.

- Nếu xy lanh cơng tác có hiện tượng chảy dầu thì phải tháo ra thay thế cuppen hoặc cả xy lanh, công việc kiểm tra xy lanh công tác sẽ tiến hành cùng với việc thay thế má phanh. Tháo piston ra khỏi xy lanh bằng cách: để một miếng vải giữ piston và xi lanh sau đó dùng khí nén thổi piston ra khỏi xi lanh.

Hình 3.2: Tháo piston ra khỏi xy lanh

d. Tháo lắp xilanh chính và trợ lực chính

Để tháo xi lanh chính và trợ lực ta tháo ống dầu phanh ra trước sau đó tháo bu lơng hãm giữa xi lanh chính và trợ lực.Khi đã tách xi lanh chính ra khỏi trợ lực ta tiến hành tháo piston xi lanh chính ra khỏi xi lanh.Khi lắp xi lanh chính cần bơi mỡ vào các bề mặt chi tiết cần thiết sau đó mới lắp.

Trong q trình lắp pít tơng vào xi lanh chính cần điều chỉnh lại chiều dài của cần đẩy trợ lực.Công việc này được tiến hành bằng dụng cụ chun dụng

Hình 3.3: Xilanh chính và trợ lực

4.2.3.3. Xả khí ra khỏi mạch dầu

Mạch dầu của hệ thống phanh phải khơng được có khí.Nếu khí lọt vào hệ thống, áp suất từ xi lanh chính sẽ khơng được truyền tới xi lanh bánh xe do nó chỉ ding để nén khí mà thơi.

Khi tháo hệ thống phanh có thể có khí trong mạch dầu, thì phải xả hết khí ra khỏi hệ thống ,thự hiện theo các bước sau: Đầu tiên xả khí ra khỏi xi lanh chính .Sau đó xả khí ra khỏi xi lanh bánh xe.

- Cơng việc xả khí phải được tiến hành bởi 2 người, người giúp việc ngồi ở ghế người lái để đạp phanh khi cần. Cịn người kia vặn vít xả e.

- Khi xả e phải đạp phanh chậm. Nếu đạp phanh nhanh, các bọt khí sẽ vỡ nhỏ vì vậy khó xả ra khỏi hệ thống.

a. Xả khí ra khỏi xi lanh chính

Khi bình dầu cạn hay khi tháo lắp khí lọt vào xi lanh chính vì vậy ta phải xả khí ra khỏi xi lanh, tiến hành theo các bước sau:

- Đạp bàn đạp phanh chạm và giữ nó ở vị trí dưới cùng. - Bịt nút cửa ra bằng ngón tay rồi nhả phanh.

b. Xả khí ra khỏi mạch dầu

* Lắp ống nhựa vào nút xả khí trên xi lanh phanh bánh xe. - Nhả phanh tay.

- Tháo nắp lút xả khí ra khỏi van xả khí.

- Nối ống nhựa vào van xả khí và đưa đầu kia của ống vào bình có chứa một nửa dầu phanh.

* Xả khí ra khỏi đường dầu:

Người trên khoang lái đạp phanh chậm chậm vài lần để dồn khí về xy lanh và cuối

cùng đạp một cái mạnh và giữ chặt, sau đó ra tín hiệu để người ở dưới xả e. Nếu thấy có bọt khí chứng tỏ trong dầu có lẫn khí, cứ làm đi làm lại vài lần cho tới khi hết bọt khí là được. Lưu ý trong quá trình xả e phải bổ sung dầu vào bình nếu thấy thiếu dầu.

4.2.3.4. Kiểm tra hoạt động của trợ lực phanh a. Kiểm tra hoạt động của trợ lực

- Để xả chân không bên trong trợ lực, đạp phanh vài lần khi động cơ tắt. - Đạp phanh và giữ lực đạp không đổi.

- Nổ máy và kiểm tra rằng chân phanh lún nhẹ xuống.

b. Kiểm tra sự kín khít của trợ lực

- Sau khi nổ máy 1-2 phút, tắt máy.

- Sau khi đạp phanh vài lần với lực đạp không đổi, kiểm tra rằng độ cao cực tiểu của chân phanh tăng dần sau mỗi lần đạp phanh.

- Có thể dùng nước xà phịng lỗng để kiểm tra đơ kín của bộ trợ lực

4.3. Sửa chữa hư hỏng một số chi tiết, bộ phận chính

Các cơng việc sửa chữa, bảo dưỡng phanh bao gồm: - Châm thêm dầu phanh.

- Làm sạch hệ thống thủy lực. - Tách khí khỏi hệ thống thủy lực.

- Sửa chữa hoặc thay thế xi lanh chính hay các xi lanh bánh xe. - Thay má phanh.

- Sửa chữa hoặc thay thế bộ phận trợ lực phanh.

- Ngồi ra cịn có: Sửa chữa hoặc thay thế đường ống dầu phanh cơng tắc hoặc các van. - Xilanh chính và xi lanh bánh xe thường có những hư hỏng như: Bề mặt xi lanh bị cào xước, xi lanh bị cơn, méo các lị xo hồi vị bị gẫy mất đàn hồi, các vịng làm kín bị nở, các răng ốc nối các ống dẫn dầu bị tua.

-Theo u cầu thì bề mặt xi lanh phải nhẵn bóng khơng có vết rỗ xước sâu q 0,5[mm]. Ðường kính xi lanh khơng được cơn méo quá 0,05[mm] so với đường kính tiêu chuẩn, các lị xo hồi vị phải đủ tiêu chuẩn về lực đàn hồi.

- Ðối với những hư hỏng trên thì phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới chứ không thể điều chỉnh được. Các vịng làm kín, lị xo hồi vị nếu kiểm tra khơng đạt u cầu thì nên thay mới. Các piston, xi lanh bị cơn hoặc méo thì phải tiến hành gia công trở lại. Chú ý khi gia công khe hở giữa xilanh và piston không được vượt quá giá trị cho phép tối đa là (0,030 – 0,250) mm độ côn và méo của xi lanh bánh xe sau khi gia công cho phép tối đa là 0,5 [mm] độ bóng phải đạt 9.

-Ðối với bầu trợ lực cần phải kiểm tra piston màng nếu có hiện tượng rạng rách thì phải thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh.

4.4. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán

* Chức năng kiểm tra ban đầu:

Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành. a) Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn hơn 6 km/h.

b) Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không.

Lưu ý: ABS ECU tiến hành kiểm tra ban đầu mổi khi nổ máy và tốc độ ban đầu vượt qua 6 km/h. Nó cũng kiểm tra chức năng của van điện 3 vị trí và bơm điện trong bộ chấp hành. Tuy nhiên, nếu đạp phanh, kiểm tra ban đầu sẽ khơng được thực hiện nhưng nó xẽ bắt đầu khi nhả chân phanh.

Nếu khơng có tiếng động làm việc, chắc chắn rằng bộ chấp hành đã được kết nối.Nếu khơng có gì trục trặc, kiểm tra bộ chấp hành.

* Chức năng chẩn đoán: - Đọc mã chẩn đoán :

* Kiểm tra điện áp quy: Kiểm tra điện áp ác quy khoảng 12 V. * Kiểm tra đèn báo bật sáng

+ Bật khoá điện.

+ Kiểm tra rằng đèn ABS bật sáng trong 3 giây, nếu không kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đèn báo hay dây điện.

* Đọc mã chẩn đoán: + Bật khoá điện ON + Rút giắc sửa chữa.

+ Dùng SST, nối chân Tc và E1 của giắc kiểm tra.

+ Nếu hệ thống hoạt động bình thường (khơng có hư hỏng), đèn báo sẽ nháy 0,5 giây 1 lần.

+ Trong trường hợp có hư hỏng, sau 4 giây đèn báo bắt đầu nháy. Đêm số lần nháy --> Xem mã chẩn đoán (số lần nháy đầu tiên sẽ bằng chử số dầu của mã chẩn đoán hai số. Sau khi tạm dừng 0,5 giây đèn lại nháy tiếp. Số lần nháy ở lần thứ hai sẽ bằng chử số sau của mã chẩn đốn. Nếu có hai mã chẩn đốn hay nhiều hơn, sẽ có khoảng dừng 2,5 giây giữa hai mã và việc phát mã lại lặp lại từ đầu sau 4 giây tạm dừng. Các mã sẽ phát thứ tự tăng dần từ mã nhỏ nhất đến mã lớn nhất).

+ Sửa chửa hệ thống.

+ Sau khi sửa chửa chi tiết bị hỏng, xoá mã chẩn đoán trong ECU. + Tháo SST ra khỏi cực Tc và E1 của giắc kiểm tra.

+ Nối giắc sửa chửa.

+ Bật khoá diện ON. Kiểm tra rằng đèn ABS tắc sau khi sáng trong 3 giây. - Xóa mã chẩn đốn:

Bật khố điện ON.

+ Dùng SST, nối chân Tc với E1 của giắc kiểm tra. + Kiểm tra rằng đèn báo ABS tắc.

+ Xoá mã chẩn đoán chứa trong ECU bằng cách đạp phanh 8 lần hay nhiều hơn trong vòng 3 giây.

+ Kiểm tra rằng đèn báo chỉ mã bình thường. + Tháo SST ra khỏi cực Tc và E1 của giắc kiểm tra

Bảng 4.1.Mã chẩn đoán.

Các kiểu nháy Chẩn đoán Phạm vi hư hỏng

11 Hở mạch trong

mạch rơ le van điện.

- Mạch bên trong của bộ chấp hành. - Rơle điều khiển. -Dây điện và giắc nối của mạch rơle van điện 12 Chập mạch trong rơ le van điện 13 Hở mạch trong mạch rơ le môtơ bơm. - Mạch bên trong của bộ chấp hành. - Rơle điều khiển. -Dây điện và giắc nối của mạch rơle môtơ bơm

14 Chập mạch trong

mạch rơ le môtơ bơm.

21 Hở mạch hay ngắn

mạch van điện của bánh xe trước phải.

Các kiểu nháy Chẩn đoán Phạm vi hư hỏng

- Van điện bộ chấp hành.

- Dây điện và giắc nối của mạch van điện bộ chấp hành.

22 Hở mạch hay ngắn

mạch van điện của bánh xe trước trái.

23 Hở mạch hay ngắn

mạch van điện của bánh xe sau phải.

24 Hở mạch hay ngắn

mạch van điện của bánh xe sau trái. 31 Cảm biến tốc độ bánh xe trước phải bị hỏng. - Cảm biến tốc độ bánh xe. - Rôto cảm biến tốc độ bánh xe

- Dây điện, giắc nối của cảm biến tốc độ bánh xe 32 Cảm biến tốc độ bánh xe trước trái bị hỏng. 33 Cảm biến tốc độ bánh xe sau phải bị hỏng. 34 Cảm biến tốc độ bánh xe sau trái bị

Một phần của tài liệu T minh phanh corolla altis (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w