KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 31)

6 Các số liệu được dẫn từ nghiên cứu Forrester Research (Temkin 2002)

KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là một hệ thống các vật thể, công cụ, phương tiện cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động của một xã hội, của một cộng đồng. Ví dụ các hệ thống đường xá, cảng đường thủy và hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện, hệ thống tưới tiêu…

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật thường được các cơ quan chính phủ địa phương hoặc trung ương sở hữu và vận hành. Trong nền kinh tế thị trường, những thành phần nhất định của cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cả các tổ chức tư nhân sở hữu và vận hành. Về mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được coi như một bộ phận của nền kinh tế, một yếu tố trong q trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ (ví dụ đường xá vận chuyển nguyên liệu thô và sản phẩm cuối cùng).

- Kết cấu hạ tầng CNTT-TT cho TMĐT là một bộ phận của kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Khi nói tới kết cấu hạ tầng CNTT-TT cho TMĐT, người ta muốn nói tới các mạng truyền thông (Internet, điện thoại hữu tuyến và vô tuyến, các mạng truyền thơng khác), các máy tính, các cơ sở dữ liệu, các dịch vụ, các phương tiện điện tử dân dụng, các hệ thống phần cứng, phần mềm CNTT cần thiết để phục vụ cho việc tiến hành các giao dịch thương mại.

Các đặc trưng tiêu biểu của kết cấu hạ tầng kỹ thuật là:

- Là các hệ thống lớn, được xây dựng qua nhiều thế hệ, và không thường xuyên được thay thế như một hệ thống tổng thể.

- Hệ thống hoặc mạng lưới đó có thời gian tồn tại lâu dài do khả năng phục vụ của nó đượcj duy trì liên tục (trạng bị lại và thay thế liên tục các thành phần lạc hậu, hư hỏng).

- Các thành phần của hệ thống là phụ thuộc lẫn nhau và ít có khả năng phân chia thành các bộ phận nhỏ tách rời, và hệ quả là khơng sẵn có trên thị trường thương mại.

- Tính phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống làm ngắn đi chu kỳ sống của mỗi thành phần hệ thống so với trường hợp thành phần đó tồn tại độc lập.

- Chi phí ban đầu cho xây dựng hệ thống thường cao và khó xác định được giá trị của hệ thống.

3.1.2. Ý nghĩa của việc tổ chức kết cấu hạ tầng CNTT-TT cho TMĐT

CNTT, nhất là mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính tồn cầu. Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ. Mạng Internet, kết nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng, có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thơng tin trên khắp thế giới, khơng cịn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hố, giáo dục..., có tác động rất lớn đến các chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh. Thông qua mạng Internet, làm cho khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại và dần dần mất đi, khơng những người sản xuất có thể kịp thời hiểu được nhu cầu cuả khách hàng, mà người tiêu dùng cịn có thể tham gia q trình sản xuất thực tế, lựa chọn, thiết kế và sản xuất ra những sản phẩm thích hợp nhất cho mình.

Khu vực kinh tế thông tin là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt ở các nước phát triển. Khu vực này bao gồm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)