CHĂN ĐỆM, ĐỒ VẢI VÀ GIẶT LÀ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ lưu trú (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 56)

Giới thiệu: Bài 4 giới thiệu qui trình các cơng việc bảo quản chăm sóc

đồ vải trong khách sạn, qui trình giặt ủi đồ cho khách trong khách sạn, qui trình dịch vụ sửa chữa may vá đồ cho khách trong khách sạn.

Mục tiêu:Giúp cho sinh viên hình dung được cơng việc giặt ủi đồ vải

trong khách sạn, đồ cho khách và sửa chữa may vá đồ cho khách trong khách sạn. Sinh viên có thể vận dụng những kiến thức này vào trong môn thực hành buồng và cơng việc của mình sau này.

Nội dung chính:

BÀI 4: CHĂN ĐỆM, ĐỒ VẢI VÀ GIẶT LÀ

1. Bảo quản đồ vải 1.1. Chăm sóc đồ vải 1.1. Chăm sóc đồ vải

Phải hết sức chú ý khi xử lý đồ vải bẩn và sạch để duy trì chất lượng và ngoại quan ở chuẩn mực cao khi cung cấp cho khách trong khách sạn. Đồ vải bẩn sẽ gây ấn tượng xấu cho khách về điều kiện vệ sinh và sự sạch sẽ của khách sạn. Theo quan điểm của khách sạn thì đồ vải là vật dụng đắt tiền nên tránh làm hư hỏng.

a. Giữ gìn và sử dụng đồ vải sạch

Chuẩn bị xe đẩy khi bắt đầu ca làm việc sẽ giúp công việc xử lý đồ vải một cách có hiệu quả và vệ sinh hơn. Việc chuẩn bị xe đẩy có liên quan tới việc xử lý đồ vải

56

* Đảm bảo rằng các ngăn đựng đồ là sạch trước khi để đồ vải vào để tránh dây bẩn hoặc lan nhiễm vi khuẩn.

* Chuẩn bị đồ sạch cho một số buồng theo danh sách khách rời khách sạn và các buồng có yêu cầu thay đồ.

*Phải sắp riêng khăn trải giường theo từng kích cỡ để dễ lấy khi dọn buồng.

* Chú ý mang theo số lượng đồ nhất định để đề phòng trường hợp cần thay thế cho những đồ đã hư hỏng hay bị bẩn.

* Luôn luôn đặt đồ vải trong xe đẩy với nếp gấp hướng ra ngoài để dễ dàng lấy ra và kểm tra bạn đã chuẩn bị đúng số lượng cần thiết chưa.

b. Xử lý đồ vải bẩn

Cần phải xử lý đồ vải bẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn và kéo dài tuổi thọ của đồ vải.

* Cho đồ vải bẩn vào túi đụng ngay- không được để đồ bẩn lẫn với đồ sạch để đề phòng lây nhiễm khuẩn.

* Để riêng đồ đã rách. Nên buộc nút ở góc đồ và giửi cho bộ phận phụ trách đồ vải kèm với lời giải thích.

* Để riêng đồ quá bẩn hoặc ẩm ướt để tránh bẩn thêm đồ bẩn ít. Để riêng đồ ướt với đồ khô để tránh bị ẩm mốc.

* Phải đưa những đồ cần chú ý đặc biệt tới bộ phận đồ vải kèm lời giải thích.

1.2. Phịng tránh lây nhiễm

Điều thiết yếu bạn phải tránh làm lây nhiễm khi tiếp xúc đồ vải sạch với đồ vải bẩn. Không được để vi trùng từ đồ vải bẩn sang đồ vải sạch.

57

* Không đặt đồ sạch lên sàn nhà hoặc nơi có bụi bẩn.

* Khơng để đồ gần mặt hặc miệng mình để tránh lây lan vi khuẩn.

* Phải coi như là một phần của công việc vệ sinh cá nhân hàng ngày, bạn phải rửa tay sau khi hút thuốc, vào nhà vệ sinh, đổ rác trước khi cầm vào đồ vải.

* Khi chưa gấp đồ lại, phải kiểm tra xem có viết ố hay hư hỏng nào không để thay thế nếu cần

2. Giặt là cho khách 2.1. Loại hình dịch vụ 2.1. Loại hình dịch vụ

Giặt là cho khách là thuật ngữ dùng để hỉ việc giặt, là hay giặt khô quần áo cho khách.

Giặt khô là phương pháp loại bỏ vết bẩn bằng hóa chất đặc biệt hơn là dùng biện pháp giặt thơng thường. Hóa chất này thường là dung môi khơng gây cháy, có thể loại bỏ bụi và vết bẩn mà không làm co sợi vải.

Là hơi tương tự như là thơng thường nhưng có sử dụng hơi nước, mục đích là loại bỏ nếp nhăn.

2.2. Dịch vụ giặt là cho khách - Lưu ý khi nhận đồ giặt

+ Ghi rõ điều khoản và trách nhiệm trên danh mục giặt là (Laundry list) đặt trong phòng và cách giải quyết khi bị hư rách, mất mát quần áo giặt ủi của khách.

+ Kết số phòng khách vào hàng giặt ủi để tránh thất lạc.

58

+ Kiểm tra và lưu ý khách hàng về những vết dơ khó giặt.

+ Nhân viên giặt ủi phải được huấn luyện và biết nhận dạng các loại hàng vải, biết cách đọc các dấu hiệu giặt ủi, biết cách sử dụng các loại hóa chất.

- Nhận đồ giặt của khách

+ Nhận thông tin yêu cầu giặt ủi + Nhận độ giặt

+ Ghi hóa đơn

+ Chuyển đồ tới nhà giặt + Giao trả lại cho khách - Trả đồ giặt là cho khách

+ Mang đồ đã giặt tới buồng của khách: + Thường là sau 5 giờ chiều

+ Sử dụng danh mục trả đồ giặt là của khách

+ Kiểm tra số đồ giặt phải trùng khớp với danh mục đồ giặt của khách + Thực hiện quy trình vào phịng khách

+ Nếu có khách ở trong phịng thì u cầu khách kiểm tra lại và ký vào hóa đơn giặt ủi.

- Nếu khơng có khách trong phịng thì:

+ Quần áo treo trên móc phải được treo vào trong tủ

+ Quần áo xếp trong giỏ hoặc trong bao phải được đặt trên bàn hoặc trên giường, đính kèm một bản sao danh mục giặt là.

59

- Kiểm tra lại danh mục đã trả đầy đủ đồ giặt là đến các buồng của khách.

- Chuyển lại damh mục đồ giặt là cho bộ phận buồng cùng với liên hóa đơn giặt là trong ngày.

+ Liên 1: dùng để báo cáo tổng hợp trong ngày

+ Liên 2: chuyển tiếp tân và yêu cầu nhân viên tiếp tân ký nhận vào sổ chuyển hóa đơn

+ Giao cho khách hàng kèm theo đồ giặt khi trả lại đồ giặt cho khách 2.3. Qui trình giặt khơ

- Giặt khơ là phương pháp loại bỏ vết bẩn bằng hóa chất đặc biệt hơn là dùng phương pháp giặt thơng thường. Hóa chất này thường dùng dung môi không gây cháy, có thể loại bỏ bụi và vết bẩn mà không làm co sợi vải. Phương pháp giặt khô rất phức tạp và đòi hỏi phải có trình độ chun mơn cao. Người ta thường sử dụng hóa chất thay vì nước. Perchloroethylene (PERC) là dung mơi chính thường được sử dụng trong giặt khơ chun nghiệp.

- Quy trình:

+ Đeo số vào đồ vải theo tên chủ nhân và phân chia đồ vải theo loại vải, màu sắc, cách may thay vì chu trình giặt khơ được điều chỉnh theo từng loại vải cần giặt.

+ Một số vết bẩn phải được tầy trước để đảm bảo sạch sau khi giặt.

+ Cho quần áo vào thùng giặt, từ đó hóa chất giặt khơ sẽ liên tục xả qua quần áo.

60

+ Sau khi giặt xong, dung dịch chảy ra ngăn chứa hóa chất và quần áo đượclàm khô trong khoang sấy.

+ Cuối cùng là việc ép mạnh cùng với hơi nước sẽ loại đi các vết nhăn và là phẳng đồng thời tạo ly.

2.4. Các dịch vụ giặt là trong hoặc ngoài khách sạn.

Trong hoạt động của khách sạn thường có bộ phận giặt ủi để giặt là đồ cho khách, giặt đồ vải cho khách sạn và giặt là đồng phục cho nhân viên. Bên cạnh đó có khách sạn sử dụng dịch vụ giặt là của công ty. Cả hai hệ thống này đều có tính ưu và nhước điểm như sau:

* Ưu điểm:

- Việc giặt là đồ cho khách mang lại lợi nhuận cho khách sạn - Có khả năng cung cấp dịch vụ nhanh cho khách.

* Nhược điểm:

- Việc mua sắm thiết bị giặt là trong khách sạn rất đắt tiền.

- Việc điều hành dịch vụ giặt là yêu cầu phải có chuyên viên kỹ thuật. Theo kinh nghiệm hàng vải giặt là trong khách sạn có tuổi thọ dài hơn hàng vải giặt là tại các cơ sở bên ngồi. Ví dụ: Ga có số lần giặt trong khách sạn: 400-500 lần, giặt ngồi: 250-300 lần.

3. Thực hiện cơng việc may vá 3.1. Kiểm tra đồ cần sửa chữa 3.1. Kiểm tra đồ cần sửa chữa

Tất cả đồ vải cần được kiểm tra để sửa chữa. Việc kiểm tra phải trở thành công việc nghiêm túc hàng ngày. Phải giửi ngay những đồ cần sửa chữa tới người chịu trách nhiệm về may vá sửa chữa. nếu đồ nào không sử dụng

61

được nữa thì bỏ đi. Phải hồn thành việc may vá sửa chữa trước khi đưa cho bộ phận giặt là.

3.2. Dịch vụ may vá lại đồ giặt cho khách

Thơng thường, ở hầu hết các khách sạn đều có cung cấp dịch vụ may vá sửa chữa đồ vải cá nhân hoặc quần áo cần giặt của khách. Dịch vụ này có khách sạn tính phí có khách sạn khơng tính phí. Các hình thức sử chữa thường có ở khách sạn là:

* Sửa khóa kéo

* May lại các đường may bị tuột * Sửa chữa gấu quần, viền áo * Đơm lại cúc, khuy

* Khâu vết rách trên tất. 3.3. Thiết bị

Dụng cụ cho công việc là: * Kim với đủ các kích cỡ

* Chỉ khâu với nhiều cỡ số/ màu sắc * Các loại khuy

* Các loại khóa với kích cỡ màu sắc và chất liệu khác nhau như nhựa, kim loại.

* Kéo cắt vải. 3.4. Qui trình

62

Nên ghi tất cả các chi tiết liên quan đến cơng việc mình cần sửa chữa trong sổ đăng ký, bao gồm:

 Số buồng  Tên khách

 Hình thức sửa chữa

 Ngày tháng và thời gian đồ dùng được chuyển đến  Người thực hiện việc sửa chữa

 Thời gian thực hiện  Ngày trả đồ cho khách  Lệ phí (nếu có).

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Nắm vũng lý thuyết, qui trình xử lý đồ vải bẩn, các bước giặt là cho khách, cơng việc may vá. Sau đó thực hành, thảo luận.Các bước và cách thức thực hiện công việc: học trên lớp nắm vững qui trình sau đó thực hành.

- Bài tập thực hành của học sinh sinh viên: có thể thảo luận + Cách xử lý đồ vải bẩn

+ Các bước giặt là + Công việc may vá

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Nội dung đánh giá:

- Ghi nhớ:

+ Xử lý đồ vải bẩn

+ Các bước giặt là cho khách + Công việc may vá

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ lưu trú (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)