Xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên, xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa và mục

Một phần của tài liệu TRIẾT học và NHẬN THỨC của bản THÂN về VAI TRÒ của TRIẾT học TRONG đời SỐNG (Trang 26 - 30)

dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống

Cụ thể là, triết học Mác - Lênin giúp sinh viên hiểu được mục đích cao nhất của con người là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong đó, mọi ng­ười đều có một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là một xã hội mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ng­ười".

Giáo dục triết học Mác - Lênin sẽ góp phần từng bước xây dựng và bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên thông qua việc trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về lý luận cách mạng xã hội, về bản chất và chức năng của nhà nước, về con người và các quan hệ xã hội của con người, về giai cấp, dân tộc, về xu hướng phát triển tất yếu của xã hội... Đồng thời, từng bước xây dựng cho sinh viên cách nhìn, lối sống cũng như cách vận dụng những định hướng giá trị xã hội đã được nhận thức vào thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn, từ tri thức về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, cung cấp cho sinh viên một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trị, vị trí của con ng­ười trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Hoặc là, khi phân tích kết cấu của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, với tất cả các quy luật tác động và chi phối nó, C.Mác đã kết luận: Sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Chính những kết luận như vậy tự nó đã mang đến cho mỗi sinh viên một niềm tin vào sự phát triển. Từ đó giúp họ có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực cũng như khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Điều này tạo ra trong

mỗi sinh viên thái độ lạc quan cách mạng để vượt qua những thử thách, cam go trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. ở đây, với những tri thức được học, sinh viên sẽ hiểu rằng lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học được xây dựng trên cơ sở kế thừa một cách chọn lọc những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của nhân loại trong lịch sử và được phát triển một cách khoa học lên tầm cao mới, đáp ứng đúng quy luật phát triển của xã hội. Và Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn nước ta để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Khi nhận thức rõ vấn đề đó, sinh viên sẽ tự nguyện, tự giác sống theo quan điểm sống của nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa như­ là một sự thôi thúc nội tâm. Mặt khác, việc giáo dục triết học Mác - Lênin cịn giúp sinh viên có năng lực nhận diện rõ và đấu tranh chống lại những quan điểm trái với những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, đứng vững trong cuộc đấu tranh phịng chống "diễn biến hịa bình" của các thế lực thù địch.

Chủ nghĩa Mác - Lênin thực chất là học thuyết về con người và giải phóng con người. Học thuyết Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng trang bị cho sinh viên một nhân sinh quan khoa học và nhân đạo, chỉ ra mục đích cao cả nhất của cuộc sống là vì con ng­ười và vì sự nghiệp giải phóng con người. Mỗi con người chỉ đạt được lợi ích, nhu cầu cá nhân cao nhất khi nhận thức đúng đắn và tự nguyện, tự giác thực hiện lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc mình. Nhân cách chỉ đư­ợc hình thành và phát triển khi giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, hạnh phúc của mỗi cá nhân chỉ được đảm bảo và thực hiện khi hạnh phúc của toàn thể xã hội được đảm bảo, được thực hiện. Mỗi cá nhân chỉ đ­ược giải phóng khi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại được thực hiện. Qua việc thẩm thấu những tri thức này, mỗi sinh viên tự nguyện hướng đến lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người và mọi người vì mình".

KẾT LUẬN

Triết học Mác - Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người. Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học cơng nghệ, sự gắn bó càng trở nên đặc biệt quan trọng. Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức biểu hiện mới. Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc hậu, nếu không được phát triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao của khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học.

Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học cần có hàng loạt những tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách trực tiếp ở mỗi con người. Thiếu tri thức đó, việc vận dụng những ngun lý triết học khơng những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể cịn dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều.Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng và chống chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa là mục đích trực tiếp của việc nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng khối khơng chun ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013

3. Lê Văn Đoán (chủ biên), 81 câu hỏi - đáp về môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010.

4. Lê Văn Lực, Trần văn Phòng (đồng chủ biên), Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (tập 1), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008.

5. Trần Văn Phòng, An Như Hải, Đỗ Thị Thạch, Hỏi - đáp môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.

6. Phạm Văn Sinh, Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ thi, kiểm tra cho các trường Đại học, Cao đẳng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.

7. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

8. Giáo trình “Những ngyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” ( dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không

chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ) nhà xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

Một phần của tài liệu TRIẾT học và NHẬN THỨC của bản THÂN về VAI TRÒ của TRIẾT học TRONG đời SỐNG (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)