Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quản lý đất đai trong thời kì mới (Trang 74 - 77)

b. Giá trị ngày công.

4.3.4.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về kinh tế - xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là bền vững về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó không có ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Đánh giá tính bền vững về mặt môi trường là một việc làm quan trọng, qua đó giúp cho ta biết được phương thức canh tác đã hợp lý hay chưa, vấn đề sử dụng đất còn gì bất cập hay không? Và từ đó ta có thể hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực của loại hình sử dụng đất đó gây ra cho môi trường xung quanh.

* Hệ số sử dụng đất:

Biểu đồ 4.14: Hệ số sử dụng đất giai đoạn 2010-2012

(Đơn vị tính: lần)

(Nguồn UB xã Thanh Thịnh) Hệ số sử dụng đất hay còn gọi cách khác là số vụ /năm, là một xã bán sơn địa thì dựa vào bảng cho ta biết hệ số sử dụng đất của xã ở mức trung bình. Nguyên nhân là do:

- Hầu hết là diện tích đất trồng lúa trồng được 2 vụ còn lại các diện tích trồng màu khác chỉ trồng được 1 vụ do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

- Đất đai không đa dạng nên khó khăn trong việc bố trí cây trồng làm giảm diện tích gieo trồng.

- Địa hình thường bị ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. - Người dân thiếu vốn để đầu tư sản xuất.

- Người dân còn thiếu kiến thức về khoa học kĩ thuật.

Trong tương lai, khi dân số ngày càng tăng lên dẫn tới nhu cầu lương thực ngày càng lớn. Do vậy vấn đề nâng cao hệ số sử dụng đất là điều rất cần thiết, trong thời gian tới cần có sự thay đổi cây trồng phù hợp để nâng số vụ gieo trồng trong năm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chọn lựa những giống cây trồng có giá trị và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nâng cao hệ số sử dụng đất.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại xã với đề tài “ Tìm hiểu thực trạng ĐK, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính tại xã Thanh Thịnh- huyện Thanh Chương– Nghệ An được sự giúp đỡ của UBND xã, Văn phòng Đăng ký QSDĐ và sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Võ Thị Thu Hà giảng viên khoa Địa Lý- quản lí Tài nguyên trường Đại Học Vinh tôi rút ra được một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quản lý đất đai trong thời kì mới (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w