Kết quả thực hiện quyền tham gia của trẻ em

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 85 - 92)

(Nguồn: Báo cáo CTHD quốc gia về trẻ em 2020)

2016 2017 2018 2019 6/2020 Tỷ lệ trẻ em tham gia

diễn đàn các cấp (%) 0 0,5 0 0,7 0,8

Tổ chức hoạt động, sự

76

Biểu đồ 2.4. Tổ chức hoạt động, sự kiện cho trẻ em

Nhìn chung tỷ lệ trẻ em tham gia các hoạt động không ổn định, cụ thể: Tỷ lệ trẻ em tham gia diễn đàn các cấp năm 2016 là 0% đến năm 2020 là 0,8% (tăng 0,8%). Tuy nhiên, việc tổ chức các sự kiện hướng tới trẻ em có xu hướng giảm, năm 2016 toàn tỉnh tổ chức 1.215 hoạt động, sự kiện đến năm 2020 chỉ còn 289 sự kiện, giảm 926 hoạt động, sự kiện (giảm 4,2%). Điều này có thể hiểu bởi năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên các hoạt động, sự kiện tập trung đông người đều không được tổ chức.

Nhằm thúc đẩy thực hiện pháp luật về quyền tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng và hoạch định các chính sách liên quan đến trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Diễn đàn “Đại biểu Quốc hội với trẻ em”. Ngoài ra, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo các cấp bộ Đồn - Đội trong toàn tỉnh phát triển, nhân rộng các mơ hình rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em như: Tập huấn kỹ năng phòng chống xâm

1215 1470 528 568 289 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2016 2017 2018 2019 2020

77

hại, đặc biệt là xâm hại tình dục; kỹ năng bơi, phịng tránh đuối nước và cứu đuối; kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; phịng chống bạo lực học đường, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, sinh hoạt dã ngoại... Trong 05 năm, phối hợp tổ chức 05 chương trình “Học kỳ trong quân đội” với sự tham gia của 600 trẻ em; 20 lớp giáo dục kỹ năng sống “Học làm người có ích”,

hơn 30 trại hè cấp huyện; 1.250 lớp tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, 350 lớp dạy bơi miễn phí thu hút gần 186.000 lượt trẻ em tham gia. Bên cạnh đó, hệ thống Nhà thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Quảng Trị các cấp tiếp tục phát huy vai trò là nơi đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ em; duy trì việc tổ chức các “Sân chơi cuối tuần”, các lớp học rèn luyện kỹ năng sống và năng khiếu, tổ chức khóa “Học làm người có

ích”… thu hút gần 13.500 lượt em trẻ em tham gia thường xuyên.

Các chương trình như: “Ước mơ Xuân”, “Chia sẻ yêu thương”, “Vui Xuân cùng thiếu nhi biên giới”, “Sẻ chia đón Xuân”, “Trung thu cho em”...

qua đó đã nhận đỡ đầu thường xuyên cho 189 em thiếu nhi có hồn cảnh khó khăn, vận động nguồn lực trao tặng 40.115 suất quà, học bổng trị giá gần 30 tỷ đồng cho trẻ em nghèo. Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có điểm sinh hoạt vui chơi an toàn, lành mạnh đã tiến hành vận động xây dựng 61 cơng trình “Sân chơi thiếu nhi” tại các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh với tổng trị giá gần 02 tỷ đồng.

Thực hiện Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; nhằm tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em toàn tỉnh trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tham mưu cho UBND Đề án thành lập Hội đồng Trẻ em tỉnh Quảng Trị giai

78

đoạn 2019 - 2020. Qua đó, ngày 02/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3294/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án thành lập Hội đồng Trẻ em tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2020. Hội đồng Trẻ em tỉnh Quảng Trị được thành lập với 40 thành viên có độ tuổi từ 9 đến dưới 16 tuổi, là các em học sinh tiêu biểu xuất sắc đại diện cho hơn 100.000 trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Hội đồng Trẻ em là một hình thức tổ chức hoạt động thiếu nhi mới do chính trẻ em trực tiếp điều hành nhằm nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật.

Trong thế giới ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Quyền trẻ em được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam như là sự đảm bảo về mặt pháp lý của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Việc ngày càng hoàn thiện các quy định về quyền trẻ em cũng như xây dựng hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay góp phần quan trọng đưa quyền trẻ em vào thực tiễn. Đây là sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về thực hiện quyền trẻ em. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ em là con đường chắc chắn đưa đất nước phát triển. Quyền trẻ em được ghi nhận một cách tối đa và được thực hiện đầy đủ ở Việt Nam chính là cách thức để nước ta chung tay với thế giới xây dựng một thế giới tốt đẹp dành cho trẻ em.

79

2.3. Đánh giá chung thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị em tại tỉnh Quảng Trị

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân ưu điểm trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em quyền trẻ em

Ưu điểm

Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua cho thấy một số kết quả chủ yếu sau:

Một là, nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, tầm quan trọng và yêu cầu bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua, công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên cơ sở tự giác, qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em đã góp phần thay đổi nhận thức của các chủ thể thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Trong đó phải kể đến việc thiết lập hệ thống tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em, tư vấn thực hiện quyền trẻ em, sự tham gia tích cực của báo chí truyền thơng về quyền trẻ em, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.

Các hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cũng được các bộ phận, địa phương tích cực đẩy mạnh triển khai và thực hiện. Trong giai đoạn 2016-2020, Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, giám sát các địa phương thu thập, ghi chép thông tin trẻ em vào “Sổ theo dõi trẻ em trong gia đình” và cập nhật dữ liệu trẻ em vào phần mềm quản lý đối tượng trẻ em cho 141 xã, phường, thị trấn và 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới triển khai Hội nghị tập huấn Luật Trẻ em 2016 cho lãnh đạo và các cán bộ chuyên trách Phòng LĐTB&XH 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh tổ chức 40 lớp tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ

80

tướng Chính phủ, chương trình Vì trẻ em... với tổng số 2.382 người tham gia (phần lớn người tham gia là chính quyền thơn, bản, khu phố, cộng tác viên, tình nguyện viên, giáo viên và học sinh tại các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng trên địa bàn tồn tỉnh).

Tỉnh còn tiếp tục giám sát, kiểm tra việc củng cố mơ hình thí điểm Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại 18 xã với 43 mơ hình. Qua đó, rà sốt việc thực hiện chế độ chính sách 141 xã có trẻ em hồn cảnh đặc biệt và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt để tiếp tục xây dựng các mơ hình phịng tránh trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lao động nặng nhọc, lao động trong môi trường độc hại, trẻ em không được đăng ký giấy khai sinh đúng hạn, trẻ em không được tham gia các hoạt động theo quyền trẻ em quy định, trẻ em bị bạo lực và xâm hại. Đồng thời tăng cường truyền thông, quảng bá về Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em - Phím số diệu kỳ 18001567 và Tổng đài quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 để mọi người dân và trẻ em liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thơng tin, thơng báo tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em. Phối hợp với đường dây trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em, thiết lập đầu mối, cơ chế phối hợp, xử lý thông tin với đường dây tại địa phương.

Kiểm tra, giám sát công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế tại các huyện, thị xã, thành phố cho trẻ em dưới 6 tuổi, tạo điều kiện cho việc cấp thẻ, đổi thẻ, quản lý thẻ cho 75.439 em thuận lợi và tránh bị chồng chéo.[24] Phối hợp với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng tổ chức khám phân loại, phẫu thuật chỉnh hình cho gần 100 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh các loại.

Hai là, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em từng bước được hoàn thiện bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Việc Quốc hội thông qua Luật Trẻ em năm 2016 đã đánh dấu mốc quan trọng về những nỗ lực của Nhà nước trong việc hài hịa pháp luật quốc gia với Cơng ước Quốc tế về trẻ em. Luật

81

Trẻ em 2016 quy định chương riêng về quyền trẻ em được hưởng với 4 nhóm quyền: quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia. Hệ thống pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em liên tục được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước đáp ứng việc giải quyết các vấn đề nảy sinh thực tế. Hệ thống các văn bản pháp luật trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, lao động, hơn nhân và gia đình, xử lý vi phạm hành chính, y tế, giáo dục...đã tạo thành hành lang pháp lý khá đầy đủ và quan trọng cho việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên phạm vi tồn quốc nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Ba là, thực hiện pháp luật về trẻ em đã có những chuyển biến tích cực từ cơng tác truyền thơng, giáo dục nâng cao năng lực thực hiện và phối hợp thực hiện trong cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Trị. Số lượng thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm quyền trẻ em tăng lên so với thời gian trước đây do nhận thức của người dân đang dần được nâng cao. Việc cơ quan chức năng, cán bộ, công chức đảm nhận thực hiện quyền trẻ em tại cơ sở tiếp nhận, xử lý thông tin, vụ việc, bảo mật thông tin, cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Nguyên nhân của ưu điểm

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là chủ trương của đảng, nhà nước về quyền con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng đã được Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tại tỉnh Quảng Trị đã nhận thức đúng, triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có sự quan tâm, theo dõi và chỉ đạo sát sao của UBND, Sở LĐTB&XH, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị...

82

Trong q trình đó, tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác cụ thể.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được cá nhân, cộng đồng nhân dân trong tỉnh quan tâm, thực hiện tốt; nhận thức của người dân tại các thơn bản nói riêng, tồn tỉnh nói chung đang dần được nâng cao trong việc thông báo, tố cáo các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Công tác truyền thông, vận động xã hội về quyền trẻ em giai đoạn 2016-2020 đã tổ chức thành công các chiến dịch, sự kiện đồng thời nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phục vụ công tác truyền thông.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)