Chinh sách điều hanh ty giá của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 39)

2.1.1Chinh sách ty giá trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ 1997-1999

Trong cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực năm 1997, hầu hết đồng tiền của các nước trong khu vực bị mất giá nghiêm trọng, nạn đầu cơ ngoại tệ tăng lên. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quan hệ thương mại mới đang được mở cửa từng phần, thị trường tài chính – tiền tệ chưa được phát triển đầy đủ nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, mà trước tiên là sự tác động của nó đến tỷ giá hối đoái. Trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng, Việt Nam vẫn duy trì cơ chế quản lý ngoại hối như các năm trước đó tức duy trì chế độ tỷ giá cố định. Chế độ neo tỷ giá cứng nhắc khiến cho VND bị định giá cao trong khoảng thời gian đó.

Cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu mà còn ảnh hưởng tới lĩnh vực đầu tư. Trong khi các đồng tiền khác trong khu vực mất giá nhiều so với USD cùng với tình trạng đánh giá cao VND trong thời gian trước đã dẫn tới áp lực phá giá VND. Điều này làm tăng tính rủi ro của các đầu tư từ vốn ngoại tệ và giảm tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng giảm ngay trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Sau khủng hoảng, nhiều dự án đầu tư dở dang bị đình trệ, nhiều phương án đầu tư mới tạm hỗn vì những quốc gia bị khủng hoảng nặng nề lại là những quốc gia đang dẫn đầu danh sách đầu tư vào Việt Nam.

Mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng Chính phủ và NHNN Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ổn định chế độ tỷ giá danh nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng nên đã có những biện pháp xử lý tương đối hợp lý, ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết đối với nền kinh tế. Nếu trong giai đoạn từ cuối năm 1992 đến tháng 7-

1997 chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh biên độ giao dịch từ 1% lên 5% vào ngày 27/2/1997 thì từ tháng 7/1997 đến đầu năm 1999 có nhiều lần thay đổi với các mốc chính như sau:

- Ngày 13/10/1997 Thống đốc NHNN quyết định mở rộng biên độ giao dịch từ 5% lên 10%. Đây là hành động tạo điều kiện cho tỷ giá thị trường thay đổi theo hướng giảm giá VND.

- Ngày 14/2/1998, NHNN quyết định nâng tỷ giá chính thức từ 1USD = 11.175 VND lên mức 1USD = 11.800VND, tăng 5,6%.

- Ngày 7/8/1998, NHNN quyết định thu hẹp biên độ xuống cịn 7%, đồng thời nâng tỷ giá chính thức lên 1USD = 12.998VND và cho tới ngày 15/1/1999 thì tỷ giá chính thức chỉ cịn ở mức 1USD = 12.980VND.

Như vậy trong thời gian này, NHNN đã chủ động hơn trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đối. Giá cả trên thị trường khơng có những biến động đáng kể nào cho thấy những điều chỉnh của NHNN đã đi đúng hướng và đáp ứng được phần nào yêu cầu bức xúc của thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái. Kết hợp với những điều chỉnh về chính sách tỷ giá hối đối, ngày 14/2/1998, Thủ tướng chính Phủ đã ban hành quyết định 37/TTg đổi mới một số vấn đề về quản lý ngoại hối, tránh được tình trạng đầu cơ của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân.

Với những nỗ lực của chính phủ và NHNN trong việc điều hành chính sách kinh tế nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 1998 đạt 5.8%, đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ giảm 17,5% so với năm 1997 và thâm hụt trong cán cân thương mại không có sự gia tăng mạnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kiềm giữ được lạm phát dưới 10% (lạm phát 9.2% năm 1998).

Nhìn chung, sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái của NHNN sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra là đúng hướng và hợp lý nhưng chỉ mới là những giải pháp cấp bách mang tính chất đối phó để giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt về tỷ giá hối đối.

Giai đoạn 1997-1998, thì tỷ giá đã có sự linh hoạt hơn so với giai đoạn cố định trước đó bằng việc vừa thay đổi biên độ vừa điều chỉnh tỷ giá chính thức. Chính sách tỷ giá trong thời gian này chủ yếu nhằm điều chỉnh lại tỷ giá vì VND đã lên giá mạnh sau một thời gian duy trì đồng Việt Nam quá cứng nhắc so với USD,

nhưng những điều chỉnh này mới chỉ là tạm thời, chưa thực sự thay đổi về cơ chế tỷ giá so với giai đoạn cố định trước.

2.1.2 Chinh sách ty giá sau khủng hoảng tai chinh tiền tệ 1997-1998 va đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1999-2006)

Từ ngày 26 tháng 02 năm 1999, tỷ giá hối đối chính thức được NHNN cơng bố hàng ngày, được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Đây là một sự thay đổi về cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị trường vì tỷ giá chính thức theo cách xác định mới là mức tỷ giá bình quân thực tế của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, một thị trường chiếm đến khoảng 90% lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường. Những ưu điểm nổi bật của cách thức xác định tỷ giá mới này có thể phân tích theo một số lý do sau :

- Việc thay đổi về cơ chế quản lý điều hành tỷ giá đã tạo quyền chủ động cho các Ngân hàng thương mại trong việc tự quy định tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác (không phải là USD).

- Tỷ giá NHNN công bố hàng ngày là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng, điều này phản ánh tỷ giá của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở giao dịch trên thị trường và phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam so với ngoại tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được vai trị kiểm sốt của Nhà nước.

- Trước đây, do tỷ giá NHNN công bố cứng nhắc không thực sự phản ánh quan hệ cung cầu nên nếu thấy giá mua ngoại tệ của các ngân hàng thấp thì các doanh nghiệp mang ngoại tệ ra thị trường tự do bán, ngược lại, nếu mua ngoại tệ của Ngân hàng quá khó khăn thì mua trên thị trường tự do. Vì thế, chỉ cần có những biến động nhỏ trong nền kinh tế cũng đủ tác động để mở ra một khoảng cách rộng giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá của các Ngân hàng thương mại. Hiện nay với cơ chế điều hành tỷ giá mới xuất phát từ cung cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng, nên nó sẽ sát hơn với tỷ giá thị trường tự do và như vậy những biến động để có thể tạo ra khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá của các Ngân hàng thương mại sẽ khó có thể xảy ra. Đồng thời, bản thân tỷ giá tự nó đã được điều chỉnh theo quan

hệ cung cầu, hay nói cách khác chính nhu cầu của các doanh nghiệp là cơ sở xác định tỷ giá và tại đó cung và cầu đều được thỏa mãn.

- Khi tỷ giá không xuất phát từ quan hệ cung cầu thì mỗi lần Nhà nước điều chỉnh tỷ giá đều tạo sức ép tâm lý nặng nề, lòng tin vào đồng tiền có thể vì thế mà bị dao động, tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ sẽ có cơ hội phát triển. Nhưng với cơ chế mới, tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu, để giữ tỷ giá ổn định hoặc điều chỉnh tỷ giá theo mục tiêu nào đó, NHNN chỉ việc điều chỉnh cung hoặc cầu bằng cách bán ngoại tệ ra hoặc mua ngoại tệ vào và như vậy tất cả đều hết sức tự nhiên, giảm bớt tâm lý hoang mang dao động.

- Trong cơ chế mới, tỷ giá hối đối khơng phải được điều chỉnh mà là được hình thành trên thị trường, rõ ràng là nó mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn và vì thế nó phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hòa nhập của nền kinh tế nước ta vào cộng đồng kinh tế thế giới.

Từ những điểm nêu trên cho thấy cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN không chỉ khắc phục được những hạn chế của cơ chế cũ mà còn phù hợp với một nền kinh tế mở như điều kiện của nước ta hiện nay.

Tuy nhiên việc xác định tỷ giá chính thức là mức bình qn giữa tỷ giá mua và bán mà lại là tỷ giá bình quân của ngày giao dịch gần nhất trước đó thì trên cả bình diện lý thuyết lẫn thực tế vẫn chưa phải là một cơ sở vững chức để tỷ giá chính thức thực sự có ý nghĩa kinh tế. Khi cần thì NHNN thơng qua đó để thực hiện các giao dịch cho những hoạt động của mình và can thiệp vào thị trường. Nói cụ thể hơn thì cách xác định tỷ giá chính thức như vậy mới chỉ làm cho tỷ giá chính thức trở thành cơ sở hợp lý hơn trong việc dùng để tính thuế xuất, nhập khẩu, thực hiện các thống kê chứ chưa thể xem là một tỷ giá hối đoái có giá trị thực trên thị trường.

Hơn nữa, việc xác định tỷ giá chính thức là mức bình qn giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày giao dịch gần nhất trước đó và khống chế tỷ giá giao dịch trên thị trường chính thức so với tỷ giá chính thức. Điều này có thể gây nên một bất lợi có thể được dự đoán trước: Nếu trong một ngày giao dịch nào đó, tình hình thị trường có những đột biến về cung – cầu, thì do bị ràng buộc bởi biên độ với tỷ giá là bình quân giữa mua và bán mà lại là của ngày giao dịch gần nhất trước đó, chắc chắn sẽ làm cho giao dịch trên thị trường của ngày

hơm đó bị đình trệ, đóng băng. Từ đó sẽ có tác động tiêu cực trở lại đến các giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và lại tiếp tục tác động xấu đến các giao dịch trên thị trường chính thức của ngày kế tiếp, dẫn đến một sự khủng hoảng thị trường.

Tóm lại nếu nhìn một cách tổng thể, q trình cải cách chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong suốt thời gian này là phù hợp với quá trình cải cách nền kinh tế nói chung và q trình cải cách lĩnh vực tài chính – tiền tệ nói riêng. Từ một chính sách đa tỷ giá mang nặng tính bao cấp, thốt ly hồn tồn với cơ chế thị trường đã được chuyển sang một chính sách tỷ giá vận hành dựa trên cơ sở thị trường. Chính sách tỷ giá hối đối đó đã góp phần kiềm chế được lạm phát, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, góp phần loại trừ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á. Đặc biệt, với cơ chế tỷ giá hối đối chính thức và giới hạn biên độ giao dịch đã tạo điều kiện cho NHNN điều tiết được thị trường, hạn chế được các cú sốc và các ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Mặt khác, cơ chế tỷ giá hối đối chính thức và quy định biên độ giao dịch còn giúp cho NHNN thành công trong việc hướng dẫn sự kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Tuy nhiên, dù cơ chế tỷ giá trong thời gian này là linh hoạt thả nổi có quản lý nhưng “nồng độ” thả nổi chưa cao. Tỷ giá về danh nghĩa là do cung cầu quyết định, NHNN chỉ can thiệp khi có những thay đổi mạnh về tỷ giá thế nhưng, giai đoạn 1999-2006, chính sách tỷ giá của NHNN vẫn còn cứng nhắc do sự phụ thuộc quá nhiều vào USD.

2.1.3 Chinh sách ty giá trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO 2007-2009

Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới. Gia nhập WTO đưa đến cho Việt Nam khơng những cơ hội mà cịn nhiều thách thức, đưa Việt Nam tiếp cận thị trường

thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của mình trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, khi càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới thì càng đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xem xét những chính sách kinh tế, mà trong đó phải kể đến là chính sách tỷ giá.

Khơng như những giai đoạn trước, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với những tác động của nền kinh tế thế giới, tỷ giá USD/VND có nhiều diễn biến phức tạp và bất thường. NHNN đã có những điều chỉnh đối với chính sách tỷ giá. Ngày 31/12/2006, NHNN nới rộng biên độ tỷ giá giữa VND và USD từ ±0.25% lên ±0.5%. Sau một thời gian duy trì biên độ tỷ giá ±0.25% từ năm 2002, NHNN đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá, vì với biên độ chật hẹp như vậy, tỷ giá hối đối khơng phản ánh được cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhất là khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào thị trường thế giới. Việc nới rộng biên độ tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới.

* Năm 2007:

Với ảnh hưởng của luồng ngoại tệ ồ ạt đổ vào nước ta bằng nhiều phương thức, tỉ giá USD đầu năm 2007 đã có dấu hiệu suy giảm, với chính sách giữ cho tỉ giá cân bằng cùng với mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối, NHNN đã tung tiền đồng ra để mua về 7 tỷ USD. Cùng lúc đó NHNN cũng đã thực hiện song song biện pháp hút tiền về bằng cách tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên 10%. Động thái này dường như có vẻ hợp lí và thỏa mãn được các mục tiêu quản lí tỷ giá của nhà nước tuy nhiên trên thực tế lại phát sinh nhiều vấn đề. Biện pháp hút tiền về bằng cánh tăng dự trữ bắt buộc dường như không có hiệu quả cao như mong đợi, tốc độ lạm phát tăng cao làm cho đời sống của người dân khó khăn, vả lại chính biện pháp này đã làm cho mặt bằng lãi suất của các ngân hàng tăng lên đáng kể, điều này đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng vào thời điểm đó.

Đến tháng 9/2007, lượng ngoại hối tiếp tục đổ về dồn dập do có nhiều nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài bơm vào thị trường. Các Ngân hàng thương mại cứ hạ dần giá mua vào USD vì khơng có đầu ra. Trong khi đó NHNN chưa phát tín hiệu sẽ mua tiếp USD vào. Đó chính là thế tiến thối lưỡng nan của NHNN, sau

khi tung ra 112.000 tỉ đồng trong 7 tháng đầu năm 2007 để hút 7 tỉ USD khỏi thị trường. Nếu NHNN tung tiền đồng ra mua USD, chắc chắn sẽ gây sức ép lên giá cả,

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w