Luật BHXH ra đời là một bước tiến quan trọng trong hồn thiện thể chế chính sách BHXH của nước ta; đã tạo điều kiện cho NLĐ trong mọi thành phần kinh tế được tiếp cận và hưởng thụ chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện cho thấy chế độ, chính sách BHXH theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần nghiên cứu để trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung một số điểm cơ bản như sau:
- Khoản 2 Điều 15: Quy định người lao động được nhận sổ BHXH khi khơng cịn làm việc chỉ phù hợp với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH. Trong trường hợp người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH 01 lần, thì sổ BHXH cần được lưu tại cơ quan BHXH cùng với hồ sơ giải quyết chế độ của người lao động.
- Điều 18, Khoản 1, Điểm e: Quy định NSDLĐ phải giới thiệu người lao động đi giám định y khoa để làm căn cứ tính hưởng trợ cấp sau khi đã điều trị thương tật, bệnh tật ổn định. Thực tế có nhiều trường hợp người lao động sau khi ổn định thương tật, bệnh tật đã đi làm một thời gian dài mới được NSDLĐ giới thiệu đi giám định y khoa nên kết quả sau khi giám định đều không phản ánh đúng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động và mức trợ cấp được hưởng cũng khơng chính xác. Đề nghị quy định cụ thể thời hạn NSDLĐ phải giới thiệu người lao động đi giám định sức khỏe làm căn cứ tính hưởng trợ cấp.
- Khoản 4 Điều 25: Quy định mức hưởng chế độ ốm đau cho thời gian vượt quá 180 ngày trong năm đối với trường hợp ốm đau dài ngày nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. Quy định này còn chưa hợp lý và chưa thống nhất với các trường hợp khác, vì theo quy định trong 180 ngày chỉ hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền cơng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, nên nhiều trường hợp đã hưởng thấp hơn mức lương tối thiểu chung nhưng không được điều chỉnh lên bằng mức lương tối thiểu chung, do đó mức trợ cấp sau 180 ngày sẽ cao hơn mức trợ cấp trong 180 ngày.
- Khoản 2 Điều 28 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản, lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Như vậy, trường hợp lao động nữ đã có thời gian đóng BHXH nhiều năm nhưng vì khó sinh con nên phải nghỉ việc hoặc điều trị trong bệnh viện,
từ đó dẫn tới khơng đảm bảo điều kiện đóng nêu trên và khơng được hưởng chế độ thai sản.
- Điều 50: quy định điều kiện hưởng lương hưu, cần xem xét lại quy định về tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ để đảm bảo tính bình đẳng và cơng bằng hơn cũng như tạo điều kiện cho lao động nữ có thể tiếp tục làm việc và nâng cao mức thu nhập; nhất là đảm bảo cân đối quỹ hưu trí và tử tuất.
- Điều 55, Khoản 1, Điểm c: Cho phép người lao động có dưới 20 năm đóng BHXH nhận trợ cấp BHXH một lần, chưa đảm bảo khuyến khích người lao động tham gia BHXH tự nguyện và chưa phù hợp với mục tiêu của BHXH là nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, đảm bảo An sinh xã hội. Đề nghị sửa theo hướng cho bảo lưu q trình đóng BHXH, tham gia tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưu trí.
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng Điều 65 và mức trợ cấp tuất 01 lần quy định tại Điều 67 của luật chưa hợp lý. Thực tế có nhiều người lao động chết cịn ít thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng hoặc thời gian hưởng trợ cấp cịn ít làm cho chênh lệch giữa tổng mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất 01 lần rất lớn. Từ đó dẫn đến tình trạng thân nhân tìm cách kê khai hồ sơ không đúng để hưởng trợ cấp tuất 01 lần. Đề nghị sửa đổi theo hướng cho phép thân nhân người chết được lựa chọn loại trợ cấp (thường xuyên hoặc một lần).
- Điều 92, Khoản 1, Điểm a: Theo quy định, người sử dụng lao động được giữ lại 2% tiền đóng BHXH để kịp thời chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản cho người lao động. Sau đó, quyết tốn với cơ quan bảo hiểm xã hội. Quy định này không bảo đảm nguyên tắc của Luật BHXH là quỹ BHXH phải được quản lý tập trung, thống nhất. Việc thực hiện tại các đơn vị sử dụng lao động cũng gặp nhiều vướng mắc. Đề nghị sửa đổi theo hướng hàng tháng người SDLĐ nộp đủ 3% tiền lương, tiền cơng đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản
và sửa đổi Điều 117 Luật BHXH theo hướng hàng tháng người sử dụng lao động tập hợp các chứng từ ốm đau, thai sản, dưỡng sức của người lao động nộp cho cơ quan BHXH. Căn cứ vào danh sách người lao động đuợc cơ quan BHXH duyệt, người sử dụng lao động sẽ chi trả trợ cấp.
- Điều 94: quy định tiền lương đóng BHXH là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động. Các doanh nghiệp lợi dụng quy định này bằng cách ghi tiền lương trong hợp đồng làm căn cứ đóng, hưởng BHXH rất thấp (trên mức tối thiểu một ít), nhưng thực tế trả lương cao hơn nhiều lần, không đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Đề nghị sửa đổi điều này theo hướng quy định về tiền lương, tiền cơng đóng BHXH bắt buộc tính trên tổng thu nhập hàng tháng của người lao động bao gồm các khoản tiền lương và phụ cấp thực lĩnh.
- Điều 95, Khoản 2: Quy định “Chi quản lý bộ máy BHXH bắt buộc bằng mức chi quản lý của cơ quan nhà nước”, nhưng Khoản 1 Điều 106 quy định “Tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp” và thực tế hoạt động quản lý thu, chi, giải quyết chính sách, tổ chức chi trả trợ cấp hàng tháng với khối lượng cơng việc phát sinh lớn, kinh phí khơng đủ hoạt động. Đề nghị sửa đổi quy định về chi phí quản lý theo đặc thù của ngành BHXH.
- Điều 114, Khoản 2: Để được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông, người lao động phải cung cấp bản sao biên bản của công an giao thông. Thực tế là rất khó thực hiện vì khơng phải tất cả các vụ tai nạn giao thơng đều có cơng an giao thơng đến lập biên bản. Do thiếu biên bản này nên có nhiều trường hợp khơng được hưởng chế độ tai nạn lao động.
- Điều 115: quy định Hồ sơ hưởng bệnh nghề nghiệp phải có biên bản đo đạc mơi trường có yếu tố độc hại. Thông tư 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế quy định rõ thêm là kết quả xác định môi trường lao động có giá trị trong 24 tháng kể từ ngày biên bản được ký là không hợp lý. Đề nghị sủa đổi theo hướng lấy kết quả đo đạc môi trường của các năm trước
nhưng trong khoảng thời gian từ lúc người lao động bắt đầu làm việc cho đến khi mắc bệnh nghề nghiệp nếu có biên bản đo đạc mơi trường hai năm liên tiếp khơng đạt thì được giải quyết bệnh nghề nghiệp.
- Bổ sung chế tài trong Bộ luật Hình sự về tội danh chiếm dụng Quỹ BHXH đối với người đứng đầu đơn vị SDLĐ có thu BHXH đối với NLĐ nhưng khơng đóng BHXH, đã bị xử lý hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
- Thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành về BHXH của cơ quan BHXH các cấp để thanh tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực BHXH nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng vi phạm tràn lan như hiện nay.