Tăng cường độ tương phản theo tuyến là quá trình biến đổi độ tương phản nhằm mở rộng khoảng độ sáng của thông tin ban đầu và sản phẩm đưa ra có dải độ sáng rộng hơn.
Với ảnh nguyên thủy thường khó phân biệt các đối tượng trên ảnh song lại dễ dàng phân tích ở ảnh đã tăng cường. Kỹ thuật tăng cường độ tương phản theo tuyến áp dụng tốt nhất trên các ảnh có histogram phân bố theo Gaussian và cận Gaussian, khi toàn bộ giá trị độ sáng nói chung nằm trong một dải tương đối hẹp của biểu đồ và chỉ thấy rõ trên biểu đồ một điểm cực đại (Jensen, 1996). Tuy nhiên, trường hợp các ảnh có biểu đồ độ xám phân bố theo Gaussian và cận Gaussian xuất hiện tương đối ít, đặc biệt đối với của các vùng có chứa các đối tượng đất và nước với diện tích rộng, ảnh của các vùng này thường có biểu đồ độ xám với hai điểm cực đại hoặc nhiều hơn. Để tăng cường độ tương phản theo
tuyến người thao tác xác định các giá trị độ sáng cực tiểu BVmin và cực đại BVmax trên ảnh nguyên thủy (hình 7).
Hình 7: Đồ thị của ảnh nguyên thủy và ảnh tăng cường theo tuyến
Giá trị độ sáng sau khi tăng cường BVra được tính tóan riêng biệt để biến đổi độ sáng nguyên thủy BVvào của từng pixel trên ảnh theo công thức:
t vào ra BV BV BV BV BV BV min max min − − = (3.5)
Trong đó: BVmin – giá trị độ sáng cực tiểu BVmax – giá trị độ sáng cực đại
BVvào – độ sáng nguyên thủy của pixel BVra – giá trị độ sáng sau khi tăng cường
BVt – khỏang giá trị độ sáng cần thể hiện trên ảnh tăng cường Trong hình 7, ta có:
BVmin = 50 BVmax = 150 BVt = 200-0 = 200
Khoảng giá trị độ xám của ảnh nguyên thủy sau khi kéo giãn theo công thức (3.5) có khoảng giá trị độ sáng mới biến thiên từ 0 – 200 (tối đa 255).