CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
2.4.4.1. Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm đo lường khả năng sinh lời, hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững.
Phân tích hiệu quả kinh doanh là q trình xem xét mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào, bao gồm các nội dung: đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn, phân tích khả năng sinh lời, phân tích hiệu quả đầu tư và phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
Tỷ suất lợi nhuận
gộp =
Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
x 10 0
[2.33 ] Doanh thu thuần
Đây là hệ số rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi kể cả các doanh nghiệp nhỏ. Tỷ lệ này phản ánh 100 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS: Return on Sales)
Tỷ suất lợi nhuận
thuần =
Lợi nhuận sau thuế
x 10 0
[2.34 ] Doanh thu thuần
Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT- Earning Before
Interest and Taxes)
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay
x 10 0
[2.35 ] Doanh thu thuần
Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi bù đắp chi phí lãi vay.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA: Earnings Before Interest and Taxes Depreciation Assets)
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế, lãi vay và
khấu hao
=
Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay
+ chi phí khấu hao x 10 0
[2.36 ] Doanh thu thuần
Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi bù đắp chi phí lãi vay và chi phí khấu hao.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on Assets)
kinh doanh. Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp khơng mất phí, nhưng khi tài trợ bằng vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi suất, tài trợ từ các cổ đông, doanh nghiệp phải trả lợi tức. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải tối đa hóa lợi nhuận trên một đồng vốn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 10 0 [2.37 ] Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn (tài sản) thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt.
ROA là cơng cụ đo lương cơ bản tính hiệu quả của cơng việc phân phối và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp. Tỷ suất ROA cho biết một đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. ROA khác ROE ở điểm ROA cho biết tỷ suất lợi nhuận sau thuế mang lại cho cả chủ sở hữu và chủ nợ, trong khi ROE chỉ cho biết lợi nhuận sau thuế mang lại cho chủ sở hữu mà thơi.
Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra, khi phân tích tỷ suất này, nhà phân tích khơng chỉ đơn thuần là xem xét độ lớn của chỉ tiêu cao hay thấp mà còn cần xem xét các yếu tố tác động tới chỉ tiêu này, kỹ thuật phân tích chỉ tiêu thường được sử dụng là mơ hình Dupont.
ROA phản ánh sự kết hợp tác động giữa hệ số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với số vòng quay của tài sản:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA)
=
Lợi nhuận sau
thuế x Doanh thu thuần [2.38
] Doanh thu thuần Tổng tài sản bình
quân Tỷ suất sinh lời của tài
sản (ROA) =
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế x
Vòng quay tài sản (SOA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế: Tỷ suất này cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tỷ suất này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh chiến lược giá của doanh nghiệp và khả năng của doanh nghiệp trong việc kiểm sốt các chi phí hoạt động.
Vịng quay tài sản: Phản ánh doanh thu được tạo ra từ mỗi đồng tài sản, cho biết khả năng sử dụng hiệu quả đồng vốn của doanh nghiệp, số vòng quay tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất của tài sản càng nhanh, đó là nhân tố để tăng khả năng sinh lời của tài sản. Vòng quay tài sản phụ thuộc vào doanh thu thuần và tổng tài sản. Tuy nhiên, doanh thu thuần và tổng tài sản có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong thực tế hai chỉ tiêu này thường có mối quan hệ cùng chiều. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn tăng vịng quay của tài sản thì cần phân tích các yếu tố có liên quan để có các biện pháp tăng số vịng quay tài sản để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.4.4.2. Phân tích khái quát hiệu quả sử dụng tài sản
Doanh nghiệp phải đầutư mua sắm tài sản để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách tồn diện cả về thời gian, khơng gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp phân tích thích hợp. Việc phân tích phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp thường dùng các chỉ tiêu:
Tài sản ngắn hạn thể hiện phần vốn của doanh nghiệp đầu tư vào các hạng mục tài sản có tính ln chuyển nhanh với thời gian thu hồi vốn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chủ yếu giúp đánh giá tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn, từ đó đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Số vòng quay của tài sản ngắn
hạn
=
Doanh thu thuần
[2.39 ] Tổng tài sản ngắn hạn bình
qn
Thời gian một vịng quay tài
sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn bình quân x Thời
gian kỳ phân tích [2.40] Tổng tài sản ngắn hạn bình qn
Chỉ tiêu số vịng quay tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của doanh nghiệp. Bên cạnh chỉ tiêu này, tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn còn được thể hiện dưới dạng thời gian của một vòng quay, thời gian của một vòng quay ngắn hạn, tức là tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh và doanh nghiệp có thể thu hồi vốn sớm.
Tỷ suất sinh lời của tài
sản ngắn hạn =
Lợi nhuận sau thuế [2.41 ] Tổng tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn sẽ cho biết mỗi đồng giá trị tài sản ngắn hạn sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đặc biệt có ích đối với các nhà cung cấp tín dụng và các nhà quản trị phụ trách quản lý vốn lưu động do hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp tới tính thanh khoản và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Số vòng quay và thời gian lưu kho hàng bình quân
Thời gian lưu kho hàng bình quân: Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Dự trữ hàng tồn kho sẽ làm doanh nghiệp phát sinh chi phí bảo quản hàng tồn kho, có thể phải gánh chịu các thiệt hại hư hỏng, thất thốt hàng hóa trong
q trình dự trữ. Đặc biệt doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn, do có một lượng vốn lớn bị đọng lại trong hàng tồn kho.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp thường vẫn dự trữ một mức hàng tồn kho nhất định nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không bị bỏ lỡ các cơ hội tạo doanh thu.
Thời gian lưu
khohàng bình quân =
Giá trị hàng tồn kho bình qn x Thời gian kỳ phân tích
[2.42 ] Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để tiêu thụ số hàng tồn kho bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thường cân bằng giữa một bên là phải thoản mãn các yêu cầu của khách hàng và một bên là gánh chịu gánh nặng chi phí vốn nằm trong hàng tồn kho. Hệ số vòng quay hàng tồn kho tính bằng cơng thức sau:
Số vịng quay hàng
tồn kho =
Giá vốn hàng bán
[2.43] Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động khơng ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Số vòng quay tài sản cố định
Tài sản cố định là những trang thiết bị, cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra theo đúng quy trình và đạt được mục tiêu đã định. Các tài sản cố định được đầu tư với số vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ giúp nhà phân tích đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong mối tương quan với mức độ đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tránh lãng phái vốn.
Số vòng quay tài sản cố
định =
Doanh thu thuần [2.44 ] Tài sản cố định bình
quân
Chỉ tiêu số vòng quay tài sản cố định (sức sản xuất của tài sản cố định) nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định có nghĩa là mỗi đồng giá trị tài sản cố định sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nếu độ lớn của chỉ tiêu này càng
cao thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cao của doanh nghiệp, hay nói cách khác vốn của doanh nghiệp được quay vòng nhanh. Chỉ tiêu này cũng cho biết đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư. Vòng quay tài sản cố định ở những ngành cơng nghiệp nặng, trang bị máy móc thiết bị nhiều thường thấp hơn các công ty thương mại, dịch vụ.
Tỷ suất sinh lời của tài
sản cố định =
Lợi nhuận sau thuế [2.45 ] Tổng tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của tài sản cố định, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện khả năng sinh lời cao của tài sản cố định.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định đặc biệt cần thiết trong việc phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với phần vốn đầu tư tài sản cố định cao.
2.4.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cũng cần đầu tư vốn chủ sở hữu và các chủ sở hữu doanh nghiệp luôn mong muốn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao để làm giàu lên cho bản thân.
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế x 10 0
[2.46 ] Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao biểu hiện xu hướng tích cực.
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra, khi phân tích tỷ suất này, nhà phân tích khơng chỉ đơn thuần là xem xét độ lớn của chỉ tiêu cao hay thấp mà còn cần xem xét các yếu tố tác động tới chỉ tiêu này, kỹ thuật phân tích chỉ tiêu
thường được sử dụng là mơ hình Dupont.
ROE phản ánh sự kết hợp tác động giữa hệ số lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp với số vòng quay của tài sản và hệ số tài sản/vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân [2.47] Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (ROS) x Vòng quay tài sản (SOA) x Hệ số tài sản/vốn chủ sở hữu (AOE) [2.48]
Muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào ba nhân tố: tỷ suất lợi nhuận sau thuế, vòng quay tài sản và hệ số tài sản/vốn chủ sở hữu.
Các vấn đề của ROE:
Các nhà quản lý ln cố gắng tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông. Nếu doanh nghiệp thực hiện các bước để cải thiện ROE thì đồng nghĩa giá tị tài sản của cổ đông cũng tăng lên hay không? Mặc dù thực tế là ROE và tài sản của cổ đông cố mối tương quan cao nhưng không hẳn đã xảy ra như vậy. Điều đó có nghĩa là các nhà phân tích khơng nên sử dụng ROE làm thước đo duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động.
Thứ nhất, ROE không xét đến rủi ro trong khi cổ đông quan tâm đến cả lợi nhuận và rủi ro. Nếu doanh nghiệp có ROE kỳ vọng cao hơn nhưng rủi ro cao hơn thì khả năng đạt được ROE kỳ vọng khó khăn hơn. Do đó, địn bẩy tài chính có thể làm tăng ROE dự tính nhưng với cái giá rủi ro cao hơn nên tăng ROE bằng cách tăng địn bẩy tài chính có thể là khơng tốt.
Thứ hai, ROE khơng xét đến lượng vốn được đầu tư. Ví dụ: nhà đầu tư có ý định đầu tư vào doanh nghiệp A, có ROE là 50% với giá trị đầu tư là 1 tỷ đồng; đầu tư